Giáo án Công nghệ 6 bài 19: Thực hành: Trộn dầu giấm rau xà lách (Tiết 1) theo CV 5512

Để giúp thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và công sức cho việc soạn giáo án điện tử lớp 6, Thư viện Giáo án - Bài giảng VnDoc.com xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 6 bài 19: Thực hành: Trộn dầu giấm rau xà lách (Tiết 1) để làm tài liệu tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô hoàn thành giáo án Công nghệ 6 hiệu quả nhất. Chúc quý thầy cô dạy tốt!

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Công nghệ 6 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS biết được các nguyên liệu, sơ chế được nguyên liệu món rau xà lách trộn dầu giấm.

2. Kĩ năng: Nắm được quy trình thực hiện sơ chế của món này và biết cách thực hiện.

3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn vệ sinh và an toàn thực phẩm.

4. Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực: Năng lực tự học; năng lực hợp tác; năng lực khái quát hóa; năng lực phân tích, tổng hợp thông tin, năng lực thực hành.

- Phẩm chất: Trung thực, tự tin, chấp hành kỉ luật.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Các nguyên liệu, dụng cụ: xà lách, cà chua….

2. Học sinh: Chuẩn bị mỗi nhóm: xà lách, cà chua, ớt, thớt, thịt bò (nếu có) dao con, bát to, nước.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, quan sát.

- Kĩ thuật dạy học giao nhiệm vụ, thảo luận cặp đôi.

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

A. Hoạt động khởi động: 5’

Hoạt động của giáo viên và học sinh

1. Mục tiêu: Huy động kiến thức,tạo hứng thú cho HS. Rèn khả năng hợp tác cho hs.

2. Phương thức thực hiện: HĐ nhóm

3. Sản phẩm: Các nguyên liệu mà các nhóm chọn được.

4. Kiểm tra, đánh giá:

- Hs đánh giá

- Gv đánh giá

5. Tiến trình

*Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên tổ chức cuộc thi «Ai đi chợ giỏi»

=> Trước tiên giáo viên bày nguyên liệu được sử dụng trong món trộn dầu giấm và 1 số nguyên liệu không liên quan trong đó có 1 số nguyên liệu bị dập nát, một số nguyên liệu tươi mới sau đó GV đậy lại.

=> GV chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm cử 2 bạn đại diện nhóm lên bảng tham gia cuộc thi .

=> Thể lệ cuộc thi: Trong vòng 1 phút nhiệm vụ của mỗi đội là phải chọn đủ và đúng những nguyên liệu cần thiết và tươi mới nhất đủ dùng cho món trộn dầu giấm rau xà lách. Đội nào chọn đủ, đúng và chọn được nguyên liệu tốt nhất, thời gian nhanh nhất thì đội đó sẽ chiến thắng. Đội chiến thắng sẽ nhận được phần quà bí mật.

- Hs : tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- HS: Các nhóm cử 2 bạn lên tham gia cuộc thi.

- GV: quan sát

- Dự kiến sản phẩm: Các nguyên liệu mà các nhóm chọn được

*Báo cáo kết quả

Đại diện nhóm báo cáo kết quả chọn được của nhóm mình.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, công bố đội chiến thắng, trao thưởng.

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học.

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…

B. Hoạt động hình thành kỹ năng mới: 10’

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên liệu.

1. Mục tiêu: Nắm được nguyên liệu, dụng cụ cần thiết.

2. Phương thức thực hiện: Đặt và giải quyết vấn đề, pp giảng giải; hoạt động nhóm

3. Sản phẩm: Đáp án trả lời của HS

4. Kiểm tra đánh giá:

- Hs đánh giá, nhận xét.

- Gv đánh giá, bổ sung và chốt lại.

5. Tiến trình

- GV nêu yêu cầu bài thực hành.

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - nhận xét

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV: yêu cầu HS đọc mục I SGK, HĐ nhóm trả lời câu hỏi sau:

+ Chuẩn bị món trộn dầu giấm rau xà lách cần những nguyên liệu, gia vị, dụng cụ?

+ Nguyên liệu nào bắt buộc phải có?

+ Nguyên liệu nào không cần thiết có thể thay đổi cho cho một loại nguyên liệu khác phù hợp với khẩu vị người ăn?

+ Hành tây chọn củ ntn thì ngon?

+ Chọn cà chua xanh có được không?

-HS tiếp nhận.

*Thực hiện nhiệm vụ

- HS: suy nghĩ trả lời. Sau đó hoạt động nhóm.

- GV: quan sát

- Dự kiến sản phẩm:

+ Nguyên liệu, gia vị: Xà lách, hành tây, cà chua, thịt bò, tỏi, giấm, đường, muối, tiêu, dầu ăn, ớt, rau thơm.

+ Dụng cụ: Dao nhỏ, mũi nhọn, sắc; kéo nhỏ.

+ Nguyên liệu bắt buộc: Xà lách, hành tây.

+ Thịt bò có thể thay đổi được thành giò, tôm, thịt lợn...

+ Hành tây chọn củ to, tròn đều, mỏng vỏ.

+ Cà chua chọn quả chín. Không chọn quả xanh.

*Báo cáo kết quả

Đại diện nhóm trả lời.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt lại và yêu cầu hs ghi vào vở.

Hoạt động 2: Thực hiện mẫu.

1. Mục tiêu: Biết được cách sơ chế nguyên liệu.

2. Phương thức thực hiện: Đặt và giải quyết vấn đề, pp giảng giải; HĐ cá nhân.

3. Sản phẩm: Đáp án trả lời của HS

4. Kiểm tra đánh giá:

- Hs đánh giá, nhận xét.

- Gv đánh giá, bổ sung và chốt lại.

5. Tiến trình

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV: Dựa vào mục giai đoạn 1. SGK - liên hệ thực tế trả lời câu hỏi:

Rau xà lách, thịt bò, hành tây, cà chua được sơ chế như thế nào?

- HS: tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- HS: suy nghĩ cá nhân trả lời.

- GV: quan sát

- Dự kiến sản phẩm:

+ Rau xà lách: Nhặt rửa sạch, ngâm nước muối nhạt khoảng 10 phút, vớt ra vẩy cho ráo nước.

+ Thịt bò: Thái lát mỏng ngang thớ, ướp tiêu, xì dầu, xào chín.

+ Hành tây: Bóc lớp vỏ khô, rửa sạch, thái mỏng, ngâm giấm, đường.

+ Cà chua: cắt lát, trộn giấm, đường.

*Báo cáo kết quả

- Đại diện nhóm trả lời.

*Đánh giá kết quả

- HS: nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, bổ sung và kết luận

C. Hoạt động luyện tập: 25’

1. Mục tiêu: Sơ chế được các nguyên liệu.

2. Phương thức thực hiện: Dạy học nhóm.

3. Sản phẩm: Sản phẩm thực hành của các nhóm.

4. Kiểm tra đánh giá:

- HS đánh giá, nhận xét.

- Gv đánh giá.

5. Tiến trình

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV: yêu cầu hs thực hành theo nhóm.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

*Thực hiện nhiệm vụ

- HS triển khai các bước thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, nhắc nhở, uốn nắn.

- Dự kiến sản phẩm: Rau xà lách, thịt bò, hành tây, cà chua đã được sơ chế.

*Báo cáo kết quả

- Đại diện nhóm báo cáo sản phẩm.

*Đánh giá kết quả

- HS: nhóm khác nhận xét, đánh giá.

- GV nhận xét, đánh giá.

D. Hoạt động vận dụng: 3’

1. Mục tiêu: Sơ chế sáng tạo theo mình.

2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân

3. Sản phẩm: Sản phẩm của HS

4. Kiểm tra đánh giá:

- Hs đánh giá, nhận xét.

- Gv đánh giá.

5. Tiến trình

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV: yêu cầu hs thực hành trình bày mẫu tự sáng tạo cá nhân.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

*Thực hiện nhiệm vụ

- HS triển khai thực hiện.

- GV quan sát, nhắc nhở, uốn nắn.

- Dự kiến sản phẩm: rau xà lách, hành tây, cà chua.

*Báo cáo kết quả

- HS báo cáo sản phẩm.

*Đánh giá kết quả

- HS: khác nhận xét, đánh giá.

- GV nhận xét, đánh giá.

I. Nguyên liệu:

II. Thực hiện mẫu

Giai đoạn 1: Chuẩn bị

+ Rau xà lách: Nhặt rửa sạch, ngâm nước muối nhạt khoảng 10 phút, vớt ra vẩy cho ráo nước.

+ Thịt bò: Thái lát mỏng ngang thớ, ướp tiêu, xì dầu, xào chín.

+ Hành tây: Bóc lớp vỏ khô, rửa sạch, thái mỏng, ngâm giấm, đường.

+ Cà chua: cắt lát, trộn giấm, đường.

Giáo án Công nghệ 6

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết được cách làm món rau xà lách trộn dầu giấm

2. Kĩ năng: Nắm vững quy trình thực hiện món này

3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm.

4. Tích hợp bảo vệ môi trường: Giữ gìn vệ sinh nơi chế biến món ăn

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên: 100 g xà lách, 15g hành tây, 50 g cà chua, rau thơm, ớt, xì dầu, nước tương, 1 thìa cà phê tỏi phi vàng, giấm, đường, muối, tiêu, dầu.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài 19

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: (1 phút)

- Kiểm tra sĩ số lớp học

Lớp 6A1………………………………………………............

Lớp 6A2 ………………………………………………………

Lớp 6A3……………………………………………….............

2. Bài mới: (37 phút)

a. Giới thiệu bài: (1 phút) Chúng ta đã tìm hiểu về các phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ đi thực hành làm một món ăn không sử dụng nhiệt đó là món: Trộn dầu giấm rau xà lách

b. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: Không

Quy trình thực hành:

Tên thực hành

Vật liệu – dụng cụ

Quy trình thực hành

Kết quả thực hành

Trộn dầu giấm rau xà lách

100 g xà lách, 15g hành tây, 50 g cà chua, rau thơm, ớt, xì dầu, nước tương, 1 thìa cà phê tỏi phi vàng, giấm, đường, muối, tiêu, dầu

- GV giới thiệu cách làm.

- HS tiến hành thực hành.

c. Các hoạt động dạy - học: (36 phút)

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Tổ chức thực hành (12 phút)

? Tác dụng của rau trong bữa ăn là gì?

+ Vậy nên tổ chức bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.

* GV nêu nội quy an toàn lao động. Nêu yêu cầu của tiết thực hành về nề nếp, nội dung, thời gian.

? Món rau xà lách trộn dầu giấm sử dụng phương pháp nào?

? Muốn chế biến một món ăn qua mấy giai đoạn?

? Đối với món rau xà lách trộn dầu giấm, giai đoạn 1 là gì? Giai đoạn 2 là gì?

? Trộn rau gồm những công việc gì?

? Cách pha chế hỗn hợp dầu giấm?

? Giai đoạn 3 là gì?

? Trộn dầu giấm phải đảm bảo yêu cầu kĩ thuật gì?

- Tăng sức đề kháng, chống lão hoá, táo bón

- HS: Chú ý lắng nghe

- HS: Chú ý lắng nghe

- P2 chế biến món ăn không sử dụng nhiệt.

- Qua 3 giai đoạn:

+ Gđ1: sơ chế

+ Gđ2: chế biến

+ Gđ3: trình bày

- Sơ chế, rửa rau sạch

- Chế biến

+ Giấm + đường + muối +dầu ăn + tiêu + tỏi phi vàng

+ Trộn hỗn hợp dầu giấm, đánh tan hỗn hợp dầu giấm.

+ Trộn rau với dầu giấm

- Trình bày sản phẩm

- Ngon, vừa ăn, rau không nát

- Trình bày sản phẩm đẹp

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành (15 phút)

- GV thao tác mẫu từng bước và hướng dẫn cho học sinh cách làm

+ Rau xà lách: Nhặt rửa sạch, ngâm nước muối nhạt khoảng 10’, vớt ra vẩy cho ráo nước.

+ Hành tây: Bóc lớp vỏ khô, rửa sạch, thái mỏng, ngâm giấm, đường (2 thìa súp giấm + 1 thìa súp đường)

+ Cà chua cắt lát trộn giấm, đường trộn hành tây.

+ Cho 3 thìa súp giấm + 1 thìa súp đường + ½ thìa cà phê muối, khuấy tan, nếm có vị chua, ngọt, hơi mặn cho tiếp vào hỗn hợp trên 1 thìa súp dầu ăn, khuấy đều cùng với tiêu và tỏi phi vàng.

* Chú ý: Cần chọn loại cải xà lách to bản, dày, giòn, lá xoăn để trộn, cà chua để trộn là loại cà chua dày cùi, ít hột.

- Có thể thay đổi nguyên liệu tùy theo yêu cầu của món

- HS chú ý lắng nghe, quan sát

Hoạt động 3: Đánh giá kết quả thực hành (10 phút)

- GV cho học sinh thưởng thức sản phẩm GV vừa làm

- Qua tiết thực hành này em hãy rút kinh nghiệm để tiết sau các em chuẩn bị và thực hành thật tốt

- HS: thử món ăn

- HS: Chú ý lắng nghe và rút kinh nghiệm

3. Dọn vệ sinh lớp – dụng cụ thực hành: (5 phút)

  • Hướng dẫn học sinh vệ sinh lớp học.

4. Nhận xét - dặn dò: (2 phút)

  • GV nhận xét tinh thần, thái độ làm việc trong giờ thực hành của học sinh
  • Chuẩn bị theo nhóm nguyên vật liệu để tiết sau thực hành

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 6 bài 19: Thực hành: Trộn dầu giấm rau xà lách (Tiết 1) theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Đánh giá bài viết
2 1.445
Sắp xếp theo

    Giáo án Công nghệ lớp 6

    Xem thêm