Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Công nghệ 6 bài 18: Các phương pháp chế biến thực phẩm (Tiết 1) theo CV 5512

Để giúp thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và công sức cho việc soạn giáo án điện tử lớp 6, Thư viện Giáo án - Bài giảng VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 6 bài 18: Các phương pháp chế biến thực phẩm (Tiết 1) để làm tài liệu tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô hoàn thành giáo án Công nghệ 6 hiệu quả nhất. Chúc quý thầy cô dạy tốt!

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Công nghệ 6 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu được tại sao cần phải chế biến thực phẩm.

- Nắm được các phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt: luộc, nấu, kho, hấp (đồ).

2. Kĩ năng: Biết cách chế biến món ăn ngon bổ dưỡng, hợp vệ sinh, sử dụng phương pháp chế biến phù hợp để đáp ứng đúng mức nhu cầu ăn uống của con người.

3. Thái độ: Có ý thức quan tâm đến công việc nội trợ và tham gia giúp đỡ cha mẹ anh chị em trong mọi công việc của gia đình.

4. Năng lực: Năng lực tự học, sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, phát hiện và giải quyết vấn đề.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH

- GV: SGK, SBT, tài liệu tham khảo, soạn giáo án. Các mẫu hình phóng to H3.20- 3.23 SGK.

- HS: Vở ghi, SGK, VBT, đọc trước nội dung bài 18

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, quan sát.

- Kĩ thuật dạy học giao nhiệm vụ, thảo luận cặp đôi.

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

A. Hoạt động khởi động 

Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ, huy động kiến thức, tạo hứng thú cho hs. Rèn khả năng hợp tác cho hs.

Phương thức: Hđ cá nhân.

Sản phẩm: Trình bày miệng.

Kiểm tra, đánh giá: Hs đánh giá, Gv đánh giá

Tiến trình

* Chuyển giao nhiệm vụ:

Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:

Nêu những điểm chú ý khi chế biến món ăn?

Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thành phần dinh dưỡng như thế nào?

Tại sao phải chế biến thực phẩm?

HS lắng nghe

*Thực hiện nhiệm vụ:

HS: Suy nghĩ nhớ lại kiến thức trả lời câu hỏi.

C1: - Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi.

- Khi nấu tránh khuấy nhiều.

- Không hâm thức ăn nhiều lần.

- Không vo gạo quá kĩ.

C2: - Chất đạm nhiệt độ quá cao giá trị dinh dưỡng giảm

- Chất béo: đun nóng nhiều, sinh tố A bị phân hủy và chất béo bị biến chất.

- Chất đường bột: sẽ chuyển màu, có vị đắng ở nhiệt độ 180oC.

- Chất khoáng: khi nấu một phần hòa tan trong nước.

- Sinh tố: dễ bị mất trong chế biến nhất là sinh tố hòa tan trong nước.

C3. Chế biến thực phẩm để thực phẩm chín mềm, dễ tiêu hóa, ăn ngon hơn…

*Báo cáo kết quả: Hs trình bày miệng

*Đánh giá kết quả:

-Hs nhận xét, bổ sung

GV đánh giá cho điểm.

GV: dẫn dắt giới thiệu bài:

+ Thực phẩm hàng ngày sử dụng được chế biến bằng nhiều phương pháp: có sử dụng nhiệt và không sử dụng nhiệt.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

HĐ 1: Tìm hiểu phương pháp luộc : 10’

1. Mục tiêu: - Biết được cách thực hiện món luộc.

2. Phương thức: Hđ cá nhân, hđn, hoạt động cả lớp

3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân, phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi

4. Kiểm tra, đánh giá:

Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau

Gv đánh giá

5. Tiến trình

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk HĐN trả lời câu hỏi:

- GV: Nêu câu hỏi

- Em hãy kể tên những món ăn thường dùng trong bữa ăn của gia đình?

? Trình bày hiểu biết của em về món luộc.

? Lượng nước trong món luộc nên lưu ý ntn.

? Em hãy kể tên một vài món luộc mà gia đình em hay dùng và cách làm. Từ đó rút ra qui trình thực hiện món luộc.

? Món luộc phải đảm bảo yêu cầu kĩ thuật gì.

-HS: Lắng nghe câu hỏi

*Thực hiện nhiệm vụ:

-HS: Làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong nhóm:

-GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực.

Dự kiến trả lời:

- Luộc là pp làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước với thời gian đủ để thực phẩm chín mềm.

- Luộc trong môi trường nhiều nước

- Yêu cầu kt: Nước luộc trong

. Thực phẩm động vật: chín mềm, không dai, không nhừ.

. Thực phẩm thực vật: rau lá chín tới có màu xanh, rau củ có bột chín bở hoặc chín dẻo.

*Báo cáo kết quả:

- Đại diện nhóm hs trình bày kết quả thảo luận nhóm.

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chốt kiến thức, ghi bảng.

I- Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt.

1. Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước

a. Luộc.

- Luộc là pp làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước với thời gian đủ để thực phẩm chín mềm.

- Quy trình thực hiện:

- Yêu cầu kỹ thuật:

. Nước luộc trong

. Thực phẩm động vật: chín mềm, không dai, không nhừ.

. Thực phẩm thực vật: rau lá chín tới có màu xanh, rau củ có bột chín bở hoặc chín dẻo.

HĐ 2: Tìm hiểu phương pháp nấu: 10’

1. Mục tiêu: - Biết được cách thực hiện món nấu.

2. Phương thức: Hđ cá nhân, hđn, hoạt động cả lớp

3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân, phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi

4. Kiểm tra, đánh giá:

Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau

Gv đánh giá

5. Tiến trình

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk HĐN trả lời câu hỏi:

- GV: Nêu câu hỏi

? Trình bày hiểu biết của em về món nấu.

? quy trình thực hiện món nấu ntn.

? Món nấu phải đảm bảo yêu cầu kĩ thuật gì.

-HS: Lắng nghe câu hỏi

*Thực hiện nhiệm vụ:

-HS: Làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong nhóm:

-GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực.

Dự kiến trả lời:

- Nấu là pp làm chín thực phẩm bằng cách phối hợp nhiều nguyên liệu Đv và Tv, có thêm gia vị trong môi trường nước.

*Quy trình thực hiện:

+ Làm sạch nguyên liệu thực phẩm, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị.

+Nấu nguyên liệu ĐV trước sau đó cho nguyên liệu Tv vào nấu tiếp, nêm vừa miệng.

+Trình bày món ăn.

*Báo cáo kết quả:

- Đại diện nhóm hs trình bày kết quả thảo luận nhóm.

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chốt kiến thức, ghi bảng.

b. Nấu.

- Nấu là pp làm chín thực phẩm bằng cách phối hợp nhiều nguyên liệu Đv và Tv, có thêm gia vị trong môi trường nước.

*Quy trình thực hiện:

+ Làm sạch nguyên liệu thực phẩm, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị.

+Nấu nguyên liệu ĐV trước sau đó cho nguyên liệu Tv vào nấu tiếp, nêm vừa miệng.

+Trình bày món ăn.

* Yêu cầu kĩ thuật.

(SGK)

HĐ3: Tìm hiểu phương pháp kho: 7’

1. Mục tiê : - Biết được cách thực hiện món kho.

2. Phương thức: Hđ cá nhân, hđn, hoạt động cả lớp

3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân, phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi

4. Kiểm tra, đánh giá:

Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau

Gv đánh giá

5. Tiến trình

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk HĐN trả lời câu hỏi:

- GV: Nêu câu hỏi

? Em hiểu thế nào là kho.

? Qua quá trình quan sát việc chế biến của gia đình, em hãy trình bày cách làm một món kho.

? Món kho phải đảm bảo yêu cầu kĩ thuật gì.

-HS: Lắng nghe câu hỏi

*Thực hiện nhiệm vụ:

-HS: Làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong nhóm:

-GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực.

Dự kiến trả lời:

- Kho là pp làm chín mềm thực phẩm trong lượng nước vừa phải với vị mặn đậm đà.

*Quy trình thực hiện:

+ Làm sạch nguyên liệu thực phẩm, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị.

+Nấu thực phẩm với lượng ít, có vị đậm

+Trình bày món ăn.

* Yêu cầu kĩ thuật.

*Báo cáo kết quả:

- Đại diện nhóm hs trình bày kết quả thảo luận nhóm.

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chốt kiến thức, ghi bảng.

c. Kho.

- Kho là pp làm chín mềm thực phẩm trong lượng nước vừa phải với vị mặn đậm đà.

*Quy trình thực hiện:

+ Làm sạch nguyên liệu thực phẩm, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị.

+Nấu thực phẩm với lượng ít, có vị đậm

+Trình bày món ăn.

* Yêu cầu kĩ thuật.

(SGK)

HĐ 4: Tìm hiểu phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước

1. Mục tiêu: - Biết được cách thực hiện phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước.

2. Phương thức: Hđ cá nhân, hđn, Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; hoạt động cả lớp

3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân, phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi

4. Kiểm tra, đánh giá:

Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau

Gv đánh giá

5. Tiến trình

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk HĐN trả lời câu hỏi:

- GV: Nêu câu hỏi

? Gia đình em thường làm món ăn gì bằng phương pháp hấp, đồ.

? Hãy mô tả cách đồ xôi ở gia đình em.

? Món hấp, đồ phải đảm bảo yêu cầu kĩ thuật gì.

-HS: Lắng nghe câu hỏi

*Thực hiện nhiệm vụ:

-HS: Làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong nhóm:

-GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực.

Dự kiến trả lời:

- Hấp (đồ) là pp làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước.

*Quy trình thực hiện:

+ Làm sạch nguyên liệu thực phẩm.

+ Sơ chế, tẩm ướp gia vị.

+Hấp chín thực phẩm. +Trình bày món ăn.

*Báo cáo kết quả:

- Đại diện nhóm hs trình bày kết quả thảo luận nhóm.

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chốt kiến thức, ghi bảng.

2. Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước.

- Hấp (đồ) là pp làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước.

*Quy trình thực hiện:

+ Làm sạch nguyên liệu thực phẩm.

+ Sơ chế, tẩm ướp gia vị.

+Hấp chín thực phẩm.

+Trình bày món ăn.

* Yêu cầu kĩ thuật.

(SGK)

C. Hoạt động luyện tập: 3’

1. Mục tiêu: nắm vững kiến thức để làm bài tập

2. Phương thức: Hđ cá nhân, hoạt động cả lớp

3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân

4. Kiểm tra, đánh giá:

Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau

Gv đánh giá

5. Tiến trình

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu cá nhân học sinh trả lời câu hỏi:

- Em hãy nêu các phương pháp chế biến thực phẩm trong môi trường nước? Kho và nấu khác nhau ở điểm nào.

Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước hấp, đồ?

-HS: hệ thống lại kiến thức

*Thực hiện nhiệm vụ:

-HS: Làm việc cá nhân hệ thống lại kiến thức:

*Báo cáo kết quả:

- Hs trình bày nhanh

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Giáo án Công nghệ 6

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Hiểu được tại sao phải chế biến thực phẩm.
  • Nắm được các phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt: Món luộc, nấu, kho, hấp

2. Kĩ năng:

  • Chế biến được một số món ăn đơn giản trong gia đình.

3. Thái độ:

  • Tích cực giữ vệ sinh môi trường và an toàn trong chế biến món ăn.

4. Tích hợp bảo vệ môi trường:

  • Đảm bảo vệ sinh khi chế biến món ăn

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên:

  • Giáo án và các món luộc, nấu, kho

2. Chuẩn bị của học sinh:

  • Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp học

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài: Chế biến là giai đoạn rất quan trọng, là công việc cuối cùng trước khi đưa thức ăn vào sử dụng. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu xem chế biến thực phẩm có tác dụng gì? Và có những phương pháp nào dùng để chế biến thực phẩm

b. Các hoạt động dạy và học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

NỘI DUNG GHI BẢNG

Hoạt động 1: Tìm hiểu phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt

(Phương pháp làm chín thực phẩm trong môi trường nước)

? Nhiệt có công dụng gì trong chế biến món ăn?

? Hãy kể những phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt?

? Em hãy kể tên những phương pháp làm chín thực phẩm trong nước?

? Em hãy kể tên một vài món luộc thường dùng?

GV: cho HS xem hình 3.20(SGK) và 1 đĩa rau luộc → Vậy luộc là làm chín thực phẩm trong môi trường thế nào?

Nêu quy trình thực hiện món luộc?

GV Y/c HS mô tả về trạng thái, màu sắc, hương vị của một số món luộc thường dùng?

- Nấu là gì?

? Trong các bữa ăn hàng ngày, món nào được gọi là món nấu?

? Cách thực hiện món nấu là gì?

? Món nấu như thế nào là đạt yêu cầu?

? Nếu ta bỏ nguyên liệu thực vật trước rồi mới tới nguyên liệu động vật sau có được không?

? Nhà em thường kho món nào?

? Quy trình thực hiện?

- Gọi HS đọc yêu cầu món kho

- HS: suy nghĩ trả lời theo sự hiểu biết của cá nhân

- Luộc nấu, kho, nướng, xào, chiên….

- Luộc, nấu , kho

- Rau luộc, thịt luộc, trứng luộc….

- HS xem hình

- Luộc là làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước.

- HS nêu

- HS dựa vào thông tin sgk và trả lời

- HS trả lời

- Món canh

- HS nêu quy trình

- HS nêu theo yêu cầu trong SGK.

- HS suy nghĩ và trả lời

- Kho cá, kho thịt

- HS nêu

- Nêu yêu cầu trong sgk

I. Các phương pháp chế biến có sử dụng nhiệt

1. Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước:

Gồm: luộc, nấu, kho

a. Luộc:

- Là làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước với thời gian đủ để thực phẩm chín mềm

- Quy trình thực hiện: sgk

- Yêu cầu kỹ thuật: sgk

b. Nấu:

- Là phương pháp làm chín thực phẩm trong môi trường nước, có thể phối hợp nguyên liệu động vật và thực vật, thêm gia vị vừa ăn

- Quy trình thực hiện: Sgk/86

- Yêu cầu thực hiện: Sgk trang 86

c. Kho:

- Là phương pháp làm chín thực phẩm trong lượng nước vừa phải với vị mặn đậm đà.

- Quy trình thực hiện:Sgk/86

- Yêu cầu: SGK trang 86

Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước

GV cho HS xem hình 3.21 (SGK) và một số VD

? Hấp là gì?

? Hãy kể tên một số món hấp?

? Hãy nêu quy trình thực hiện?

- Gọi HS đọc y/c kỹ thuật của món hấp?

? Đố em biết, cơm ăn thường ngày, ngoài cách nấu, người ta còn có thể dùng pp nào?

- HS quan sát hình

- Hấp là làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước

- Hấp bánh, cá

- HS nêu

- HS đọc yêu cầu kĩ thuật món hấp

- HS suy nghĩ và trả lời

2. Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước:

- Hấp là làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước

- Quy trình thực hiện: Sgk/ 87

-Yêu cầu kĩ thuật: SGK trang 87

4. Củng cố – đánh giá:

  • Kể tên các phương pháp làm chín hực phẩm trong môi trường nước?
  • Luộc là làm như thế nào?
  • Nêu điểm giống và khác nhau giữa món luộc và nấu?
  • Hấp là làm chín thực phẩm như thế nào? Quy trình thực hiện món hấp?

5. Nhận xét – Dặn dò: Về nhà học bài

- Đọc trước phần I.3 và I.4.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 6 bài 18: Các phương pháp chế biến thực phẩm (Tiết 1) theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
13
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Công nghệ lớp 6

    Xem thêm