Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Công nghệ 6 bài 4: Sử dụng và bảo quản trang phục (Tiết 1) theo CV 5512

Để giúp thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và công sức cho việc soạn giáo án điện tử lớp 6, Thư viện Giáo án - Bài giảng VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 6 bài 4: Sử dụng và bảo quản trang phục (Tiết 1) để làm tài liệu tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô hoàn thành giáo án Công nghệ 6 hiệu quả nhất. Chúc quý thầy cô dạy tốt!

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Công nghệ 6 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết cách sử dụng trang phục hợp lí phù hợp với hoạt động, môi trường và công việc

2. Kĩ năng: Biết ăn mặc phối hợp giữa áo và quần hợp lý đạt yêu cầu thẩm mỹ.

3. Thái độ:

- Biết cách sử dụng trang phục sao cho hợp lý.

- Có ý thức sử dụng bảo và quản trang phục.

4. Năng lực, phẩm chất:

4.1. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.

4.2. Phẩm chất:

- Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Tranh hình 1.9, 1.10 (SGK) và sưu tầm tranh..

- Phiếu học tập, máy chiếu, giấy A0, bút dạ…

2. Học sinh:

- Chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi, bút, thước…

- Sưu tầm tranh ảnh về sử dụng trang phục và các mẫu ghi kí hiệu bảo quản trang phục.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Khởi động: 5’

1. Mục tiêu: huy động kiến thức, tạo hứng thú cho hs. Rèn khả năng hợp tác cho hs.

2. Phương thức: Hđ cá nhân, hđn

3. Sản phẩm: Phiếu học tập

4. Kiểm tra, đánh giá:

- Hs đánh giá- Gv đánh giá

5. Tiến trình

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…

- GV sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề và kĩ thuật đặt câu hỏi.

*Chuyển giao nhiệm vụ

Hãy vận dụng kinh nghiệm, hiểu biết thực tế của bản thân để trao đổi với các bạn trong nhóm về tác dụng, cách sử dụng, bảo quản trang phục theo các câu hỏi gợi ý dưới đây:

+ Em đã sử dụng trang phục của mình như thế nào? Theo em, việc sử dụng trang phục của em như vậy có hợp lí không? Vì sao?

+ Em hãy cho biết sử dụng, bảo quản trang phục hợp lí có tác dụng gì? Em đã bảo quản trang phục của mình bằng những cách nào?

- Gv: Dựa vào kiến thức thực tế các em hãy HĐN trả lời câu hỏi

- Hs: nghe

*Thực hiện nhiệm vụ

Hs: Hđn

Gv: theo dõi

*Báo cáo kết quả

Hs: đại diện nhóm báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

- GV giao nhiệm vụ: Học sinh báo cáo kết quả đã đạt được..

B. Hoạt động hình thành kiến thức:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu: nắm được cách sử dụng trang phục

2. Phương thức: Hđ cá nhân, hđn, Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ;

hoạt động cả lớp

3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân

Phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi

4. Kiểm tra, đánh giá:

Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau, Gv đánh giá

5. Tiến trình

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc mục I.1 SGK/18

- GV: Đưa ra tình huống sử dụng trang phục chưa hợp lý, không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh..

HS: Lắng nghe để thấy được tác hại của việc sử dụng trang phục chưa đúng

VD: + Khi đi lao đông mặc áo trắng..

+ Khi đến dự một đám tang mặc áo ba lỗ hoặc váy áo lòe loẹt...

- Gv: Dựa vào kiến thức thực tế các em hãy HĐN trả lời câu hỏi

- Hs: nghe

*Thực hiện nhiệm vụ

Hs: Hđn

Gv : theo dõi

*Báo cáo kết quả

Hs: đại diện nhóm báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

- GV giao nhiệm vụ:

Học sinh báo cáo kết quả đã đạt được..

GVKL: SGK/18.

- Khi đi lao động mà mặc quần áo đẹp?

- Em hiểu thế nào là lựa chọn trang phục phù hợp với hoạt động?

- Hãy kể những hoạt động thường ngày của em ở nhà và ở trường?

- Khi đi học em thường mặc trang phục nào? Màu sắc chất liệu vải kiểu may như thế nào?

GV: Hướng HS vào hoạt động chính các em tham gia để cùng lựa chọn.

GV: Yêu cầu HS Quan sát hình 1.9 SGK + liên hệ thực tế.

- Khi đi lao động như trồng cây dọn

vệ sinh , mồ hôi ra nhiều lại dễ bị lấm bẩn, em mặc như thế nào? Tại sao?

GV: Yêu cầu thảo luận nhóm 5 phút chọn từ đã cho điền vào khoảng trống (...) cuối mỗi câu sau để nói về sự lựa chọn trang phục lao động và giải thích.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

GV bổ sung và kết luận

HS đọc SGK quan sát hình 1.10+ liên hệ thực tế trả lời.

- Em hãy mô tả các bộ trang phục lễ hội, lễ tân mà em biết (áo dài, áo tứ thân, comple)?

- Trang phục lễ tân (lễ phục) là gì?

- Khi đi dự các buổi sinh hoạt văn nghệ, dự liên hoan , em thường mặc như thế nào?

- Em hãy đọc bài “Bài học về trang phục của Bác” và rút ra nhận xét về cách sử dụng trang phục?

- Đi thăm Đền Hùng Bác Hồ mặc như thế nào?

- Tiếp khách quốc tế Bác bắt các đồng chí cùng đi mặc com lê?

- Vì sao bác nhắc nhở bác Vân khi mặc com lê đón Bác?

GV: Hướng cho học sinh tự rút ra kết luận

GV: Bổ sung và kết luận

GV: Yêu cầu HS đọc kĩ câu chuyện (Bài học về trang phục của Bác) hoạt động nhóm 5 phút sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn rút ra bài học và nêu sự cần thiết phải sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung sau đó dưới sự góp ý của giáo viên tự rút ra kết luận.

I.Sử dụng trang phục

(30 phút)

1. Cách sử dụng trang phục

a. Trang phục phù hợp với hoạt động.

- Làm việc không thoải mái...

- Không tiết kiệm, dễ bị hiểu lầm là người không hiểu biết, không có thẩm mỹ trong sử dụng trang phục......

+Trang phục đi học :

- Đồng phục của trường theo mùa .Quần xanh áo trắng, áo màu vải thoáng mát, kiểu đơn giản, màu sắc nhã nhặn, dễ hoạt động, mùa lạnh mặc thêm áo ấm.

+Trang phục lao động.

- Chọn quần áo thoải mái, tối màu, dễ thoát mồ hôi, rộng rãi, dễ làm việc.

- Chất liệu vải: vải sợi bông: dễ thoát mồ hôi

- Màu sắc : màu sẫm: dễ giặt

- Kiểu may đơn giản, rộng: dễ làm việc

- Dép thấp, giày ba ta: đi lại dễ dàng

+.Trang phục lễ hội, lễ tân.

- Áo dài Việt Nam, áo tứ thân vùng Kinh Bắc,....

-Là loại trang phục được mặc trong các buổi nghi lễ, các cuộc họp trọng thể.

- Đẹp, kiểu cách...

b. Trang phục phù hợp với môi trường và công việc

- Áo ka ki bò, dép cao su

1. Mục tiêu: nắm được cách sử dụng trang phục

2. Phương thức: Hđ cá nhân, hđn, Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ;

hoạt động cả lớp

3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân

Phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi

4. Kiểm tra, đánh giá:

Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau

Gv đánh giá

5. Tiến trình

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Đưa ra 2 tình huống sau:

TH1: Em có 5 bộ quần áo nhưng em máy móc bộ nào phải đi với bộ đó.

TH2: Em có 5 bộ quần áo nhưng mọi người vẫn thấy TP của em khá phong phú.

- GV yêu cầu Hs hoạt động nhóm 5 phút đọc lại 2 tình huống trên sau đó trả lời 1 số câu hỏi sau:

- Nhận xét về sự khác biệt?

- Tại sao TP của bạn lại phong phú?

*Thực hiện nhiệm vụ

Hs: Hđn

Gv: theo dõi

*Báo cáo kết quả

Hs: đại diện nhóm báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

- GV giao nhiệm vụ:

- GV hướng dẫn Hs tổng hợp để đưa ra câu trả lời đúng nhất.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét và hoàn thiện.

- GV: Yêu cầu HS đọc mục 2 SGK/ 20 quan sát hình 11-> Tìm thông tin.

- GV chiếu một số mẫu tranh ảnh quần áo hoặc các mẫu vải để hs làm bài tập ghép bộ. - > Nhận xét nên hay không nên ghép bộ? Tại sao?

- Phối hợp trang phục có tác dụng gì và nên phối hợp như thế nào?

- HS quan sát hình chiếu đưa ra nhận xét.

- HS hoạt động cá nhân 3 phút hoàn thành yêu cầu của giáo viên.

- Cá nhân báo cáo kết quả, HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV hướng dẫn Hs tự rút ra kết luận cái gì nên và không nên theo nội dung SGK/20.

- GV chiếu vòng màu giới thiệu cho HS nắm được.

- Có 3 màu cơ bản: Đỏ - Vàng - xanh ..

- Hãy nêu thí dụ về sự kết hợp màu sắc giữa phần áo và phần quần trong các trường hợp sau( xanh thẫm - xanh nhạt, vàng – vàng lục, cam – xanh , trắng - đen....)

- Theo em các màu sắc nên phối hợp với nhau như thế nào?

Nhận xét nên hay không nên ghép quần, áo có màu sắc như thế nào với nhau? Tại sao?

- Vậy cách phối hợp trang phục có quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta hay không? Tại sao? Rút ra kết luận.

2. Cách sử dụng trang phục:

- Do bạn biết phối hợp áo của bộ TP này với quần của bộ TP kia một cách hợp lí, có tính thẩm mỹ.

- ....quan tâm tới sự hợp lý hài hòa của màu sắc và hoa văn.

a. Phối hợp hoa văn với vải trơn

- Làm đẹp......

+ áo hoa, kẻ ô có thể mặc với quần hoặc váy trơn có màu đen hoặc màu trùng hay đậm hơn màu chính của áo

+ Không nên : Mặc quần và áo có kẻ khác nhau cả về màu sắc và dòng kẻ

VD: áo kẻ carô to, nhỏ, quần kẻ dọc sọc.

b. Phối hợp màu sắc.

+ Sự kết hợp giữa các sắc độ khác nhau trong cùng một màu.

+ Sự kết hợp giữa 2 màu cạnh nhau trên vòng màu

+ Sự kết hợp giữa 2 màu tương phản

đối nhau. Màu đen, trắng dễ kết hợp.

- Sự phối hợp màu sắc hợp lí (xanh- xanh nhạt) sẽ làm cho quần áo phong phú và đẹp.

- Không nên mặc quần áo có 2 màu tương phản nhau (xanh- đỏ, tím - vàng..)

- Không nên mặc cả quần và áo có màu quá sặc sỡ (cùng đỏ hoặc cùng vàng..)

GVKL: Việc phối hợp màu sắc trong may TP là rất quan trọng bởi màu sắc khi kết hợp hợp lý không những góp phần tôn vẻ đẹp của TP cũng như vẻ đẹp của người sử dụng mà còn thể hiện người sử dụng TP có cái nhìn thẩm mĩ, có sự hiểu biết về mĩ thuật hội hoạ....

C. Hoạt động luyện tập

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu: nắm vững kt để làm bài tập

2. Phương thức: Hđ cá nhân, hđn, Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ;

hoạt động cả lớp

3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân

phiếu học tập nhóm

4. Kiểm tra, đánh giá:

Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau- Gv đánh giá

5. Tiến trình

*Chuyển giao nhiệm vụ

Gv : yêu cầu hs hđ cá nhân tl câu hỏi, làm bài tập

- Điều quan trọng nhất các em được học hôm nay là gì? Theo em vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?

- Hãy suy nghĩ và viết ra giấy, GV gọi đại diện một số em, mỗi em sẽ có thời gian 1 phút trình bày trước lớp về những điều các em đã được học và những câu hỏi các em muốn được giải đáp.

- Vì sao sử dụng trang phục phải phù hợp với môi trường và công việc?

- GV đưa ra 1 tình huống sau:

Chuẩn bị đến ngày thương binh liệt sĩ 27 tháng 7, nhà trường tổ chức cho học sinh lao động trồng cây, quét dọn vệ sinh ở nghĩa trang liệt sĩ của xã. Các bạn lao động nên sử dụng trang phục nào trong những trang phục sau đây là phù hợp nhất?

a. Trang phục có chất liệu là vải sợi bông, màu sáng, kiểu may đơn giản, giày đế cao.

b. Trang phục có chất liệu bằng vải sợi hóa học, màu sáng, kiểu may cầu kì, bó sát người, dép thấp.

c. Trang phục có chất liệu bằng vải sợi pha, màu tối, kiểu may đơn giản, rộng rãi, dép thấp hoặc giày ba ta.

d. Trang phục có chất liệu bằng vải nilon, màu tối, kiểu may

*Thực hiện nhiệm vụ

Hs: Hđn

Gv : theo dõi

*Báo cáo kết quả

Hs: đại diện nhóm báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

- GV giao nhiệm vụ:

- GV hướng dẫn Hs tổng hợp để đưa ra câu trả lời đúng nhất.

- 2 học sinh phát biểu.

- Vì nó giúp ta có kết quả công việc tốt hơn, thiện cảm của mọi người đối với mình cũng cao hơn.

D. Hoạt động vận dụng: 3’

1. Mục tiêu: nắm vững được kt vận dụng vào thực tế

2. Phương thức: Hđ cá nhân

3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân

4. Kiểm tra, đánh giá:

Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau- Gv đánh giá

5. Tiến trình

Gv; Yêu cầu hs vận dụng kiến thức đã học, tl câu hỏi

Chia sẻ với cha mẹ và mọi người trong gia đình về cách sử dụng trang phục đã được học ở lớp.

Giáo án Công nghệ 6

I. MỤC TIÊU: Thông qua tiết học này HS phải

1. Kiến thức: Biết cách sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động, với môi trường, công việc.

2. Kĩ năng: Biết vận dụng lựa chọn phối hợp giữa áo và quần hợp lí, đạt yêu cầu thẩm mỹ.

3. Thái độ: Có ý thức sử dụng trang phục một cách hợp lí.

4.Tích hợp bảo vệ môi trường: Cần giữ gìn môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Đọc kĩ nội dung trong SGK và các tài liệu liên quan.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc kĩ nội dung bài học trước ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: (1 phút)

Kiểm tra sĩ số lớp học:

Lớp 6A1………………………………………………………………….

Lớp 6A2………………………………………………………………….

Lớp 6A3………………………………………………………………….

2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) Muốn có 1 bộ trang phục đẹp cần chú ý những yếu tố nào? Tại sao?

3. Bài mới: (37 phút)

a. Giới thiệu bài: (1 phút) Muốn có được bộ trang phục bền, đẹp chúng ta cần phải biết cách sử dụng và bảo quản đúng kĩ thuật. Vậy sử dụng và bảo quản trang phục như thế nào cho đúng kĩ thuật, có phải trang phục nào cũng có cách bảo quản giống nhau không, chúng ta cùng đi tìm hiểu trong tiết học hôm nay

b. Các hoạt động dạy và học: (36 phút)

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động (20 phút)

GV Đưa tình huống và cho học sinh xử lý tình huống.

GV: treo tình huống trên bảng phụ cho HS quan sát, cho HS thảo luận 2 phút

“Mẹ vừa mua cho Nam một chiếc áo trắng mới, và hôm nay có buổi lao động em liền diện ngay áo đó để đi tham gia lao động cùng với các bạn”

? Bạn Nam mặc trang phục như thế có thích hợp? Em khuyên bạn thế nào?

GV chốt ý: quần áo mặc không phù hợp với hoàn cảnh sẽ gây phản cảm cho người khác

GV: cho HS quan sát H1.9 SGK

? Khi đi học em thường mặc những trang phục ntn?

? Khi đi lao động em sẽ mặc ntn để gọi là phù hợp?

GV: cho HS làm bài tập trang 19 SGK

? Quê hương em thường có những lễ hội nào? Em thường mặc ntn khi đi hội?

? Kể tên các lễ phục ta thường thấy ở 3 miền đất nước?

GV: cho HS quan sát H 1.10 SGK và giới thiệu: các trang phục này được dùng trong các lễ hội, lễ nghi mang tính chất trọng thể

? Khi đi chơi các em có nên ăn mặc quá cầu kì không? vì sao?

- HS quan sát và thảo luận, trả lời:

+ Cách mặc đó chưa phù hợp. Vì mặc như vậy sẽ lãng phí, đi lao động sẽ làm bẩn chiếc áo mới

+ Nên mặc áo cũ hoặc áo tối màu

+ Nên để dành áo này mặc khi đi học ở trên lớp

- HS: Chú ý lắng nghe

- HS quan sát, nhận xét cách ăn mặc? màu sắc?

- Miêu tả và giải thích

- Miêu tả và giải thích

- HS thực hiện theo yêu cầu

+ Lễ hội múa cồng chiêng, tết noel, fastivel hoa….

+ HS kể trang phục theo bản thân

- Áo dài (Miền Nam, miền Trung). áo bà ba (Miền Nam)

- Áo ba tà (Miền Bắc)

- HS chú ý lắng nghe, quan sát

- Không nên, vì sẽ dễ gây chú ý cho người khác, làm người mặc không thoải mái

I. Sử dụng trang phục:

1. Cách sử dụng trang phục

a.Trang phục phải phù hợp với hoạt động

-Trang phục đi học may đơn giản bằng vải sợi pha, màu nhã nhặn

- Trang phục đi lao động may bằng vải sợi bông, dễ thấm mồ hôi, may đơn giản, màu sẫm tối

- Trang phục lễ hội, lễ tân: may cầu kì phù hợp từng vùng, miền, từng dân tộc, đất nước

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sử dụng trang phục phù hợp với môi trường và công việc (16 phút)

* Cho học sinh thảo luận nhóm

GV: Gọi HS đọc SGK và cho HS thảo luận 3 phút

? Em hãy đọc “Bài học về trang phục của Bác”SGK trang 26. Cho biết cảm nhận của em?

? Thế tại sao khi tiếp khách nước ngoài Bác lại yêu cầu mọi người ăn mặc thật đẹp?

? Bác khuyên bác Vân mặc “áo chỉ nâu sồng” có nghĩa là gì?

GV chốt ý: Trang phục phù hợp công việc, hoàn cảnh là trang phục đẹp nhất.

- HS thảo luận và trình bày:

+ Bác ăn mặc rất hợp thời khắc khi đất nước còn nhiều khó khăn, để lại 1 bài học không chỉ cho bác Vân mà cả em

+ HS nêu cảm nhận

- Vì như vậy mới tạo được uy tín trong mặt của nước bạn.

- Áo chỉ nâu sồng có nghĩa là áo chỉ may đơn giản, 1 màu, không lòe loẹt, bóng lộn

- HS chú ý lắng nghe ghinhớ

b. Trang phục phải phù hợp môi trường, công việc

4. Củng cố: (2 phút)

  • Trang phục được dùng trong những hoạt động nào? Làm sao để trang phục luôn phù hợp? Kể tên trang phục lễ nghi ở bất kì nước nào em biết?

5. Hướng dẫn về nhà: (1 phút)

  • Về học bài
  • Xem tiếp phần còn lại, bài: “Sử dụng và bảo quản trang phục”
  • Sưu tầm các mẫu vải đính kèm trên quần, áo hướng dẫn về việc bảo quản sản phẩm

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 6 bài 4: Sử dụng và bảo quản trang phục (Tiết 1) theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Công nghệ lớp 6

    Xem thêm