Giáo án Công nghệ 7 bài 29: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng theo CV 5512
VnDoc xin giới thiệu bài Giáo án Công nghệ 7 bài 29: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng là mẫu giáo án điện tử lớp 7 được soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô thuận tiện và dễ dàng hơn trong việc soạn giáo án Công nghệ 7 theo đúng chương trình quy định.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Giáo án Công nghệ 7 bài 28: Khai thác rừng
Giáo án Công nghệ 7 bài 30: Vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi
Giáo án Công nghệ 7 theo CV 5512
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh.
- Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng.
- Hiểu được mục đích, biện pháp bảo vệ và khoanh nuôi rừng
2. Kĩ năng: Tích cực vận dụng kiến thức đã học vào sản xuất, biết cách bảo vệ và nuôi dưỡng rừng.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ rừng không khai thác bừa bãi.
4. Năng lực: Phát triển năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề
II. Chuẩn bị của GV - HS:
-GV: +Đọc SGK, tham khảo tài liệu, hình vẽ SGK và nghiên cứu nội dung bài 29, soạn giáo án.
+Bảng phụ
+Sưu tầm một số tranh ảnh về động vật rừng quý hiếm ở VN và rừng bị tàn phá.
- HS: Học bài và đọc trước bài, liên hệ thực tế gia đình và địa phương.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
1. Phương pháp và kĩ thuật dạy học.
- Phương pháp dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, quan sát.
2. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
A. Hoạt động khởi động (5 phút)
Mục tiêu: Cho HS hiểu được giá trị của việc có rừng
Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm
Sản phẩm hoạt động: Trình bày phiếu học tập
Phương án kiểm tra, đánh giá: Học sinh đánh giá.
Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu: ? Em hãy giải thích tại sao người ta nói rừng vàng, biển bạc?
- Học sinh tiếp nhận…
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi
- Giáo viên quan sát các nhóm tl
- Dự kiến sản phẩm
+ Rừng là tài nguyên quý giá của con người cung cấp cho con người nguồn tài nguyên để phục vụ cho sản suất và xuất khẩu
*Báo cáo kết quả đại diện một nhóm trả lời
*Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …
Gv nhận xét: Nếu rừng bị khai thác đến kiệt quệ, xơ xác thì ta phải làm gì và làm ntn để rừng có thể phục hồi, tiếp tục mang lại lợi ích cho con người. Bài học hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu về vấn đề. Bảo vệ và khoanh nuôi rừng.
B. Hoạt động hình thành kiến thức (30 phút)
Hoạt động của GV và HS | Nội dung | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1. Tìm hiểu ý nghĩa của nhiệm vụ bảo vệ khoanh nuôi rừng. 1. Mục tiêu: Biết được ý nghĩa của nhiệm vụ bảo vệ khoanh nuôi rừng 2. Phương thức: Hđ cá nhân, hđn. 3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân, phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi 4. Kiểm tra, đánh giá: - Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau - Gv đánh giá 5. Tiến trình *Chuyển giao nhiệm vụ GV giới thiệu: Rừng là tài nguyên quý của đất nước, là một bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với đời sống và sản xuất xã hội. - GV: Nêu câu hỏi C1: Theo em bảo vệ rừng là thế nào C2: GV đưa bài tập trên bảng phụ y/c HS thảo luận theo nhóm Em hãy ghi những suy nghĩ của mình về diễn biến sau
C3: Từ kết quả trên em rút ra được kết luận gì về ý nghĩa của của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng -HS: Lắng nghe câu hỏi *Thực hiện nhiệm vụ: -HS: Làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong nhóm: -GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực. Dự kiến trả lời: C1: Chống lại mọi sự gây hại ,giữ gìn tài nguyên và đất rừng C2:
C3: Giữ gìn và tạo điều kiện để rừng phát triển rừng được phục hồi và phát triển *Báo cáo kết quả: - Đại diện nhóm hs trình bày kết quả thảo luận nhóm. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá GV: chốt kiến thức, ghi bảng. GV mở rộng ?Hãy cho biết tình hình rừng hiện nay của nước ta HS trả lời GV nhận xét 2. Tìm hiểu về hoạt động bảo vệ rừng 1. Mục tiêu: Biết được mục đích và các biện pháp bảo vệ rừng 2. Phương thức: Hđ cá nhân, hđn. 3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân, phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi 4. Kiểm tra, đánh giá: - Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau - Gv đánh giá 5. Tiến trình *Chuyển giao nhiệm vụ GV nêu câu hỏi ? Tài nguyên rừng có các thành phần nào? GV treo bảng phụ yc HS HĐN hoàn thành bài tập sau ?Những ND nào sau đây được coi là mục đích của bảo vệ rừng? vì sao? a. Cấm hành động phá rừng. b. Tổ chức định canh định cư. c. Giữ gìn tài nguyên thực vật. d. Giữ gìn tài nguyên động vật. e. Giữ đất rừng hiện có. g. Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển. C3: Mục đích của bảo vệ rừng là gì? -HS: Lắng nghe câu hỏi *Thực hiện nhiệm vụ: -HS: Làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong nhóm: -GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực. Dự kiến trả lời: C1: đất rừng, thực vật, Khí hậu C2: c, d, e, g C3: Giữ gìn tài nguyên rừng gồm có các loài thực vật, động vật rừng, đất. - Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển cho sản phẩm cao và tốt nhất. *Báo cáo kết quả: - Đại diện nhóm hs trình bày kết quả thảo luận nhóm. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá GV: chốt kiến thức, ghi bảng. 3. Tìm hiểu về khoanh nuôi phục hồi rừng. 1. Mục tiêu: Biết được mục đích, đối tượng và biện pháp khoanh nuôi rừng 2. Phương thức: Hđ cá nhân, nhóm. 3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân, phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi 4. Kiểm tra, đánh giá: - Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau - Gv đánh giá 5. Tiến trình *Chuyển giao nhiệm vụ GV yc HS nc nội dung phần III SGK. Thảo luận tìm ý phù hợp hoàn thành phiếu học tập sau
HS lắng nghe câu hỏi *Thực hiện nhiệm vụ: -HS: Làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong nhóm: -GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực. Dự kiến trả lời:
*Báo cáo kết quả: - Đại diện nhóm hs trình bày kết quả thảo luận nhóm. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá GV: chốt kiến thức, ghi bảng. GV mở rộng ?Theo em vùng đồi trọc lâu năm có khoanh nuôi phục hồi rừng được k? Vì sao HS trả lời GV nhận xét | I. Ý nghĩa: - Rừng là tài nguyên quý giá của đất nước là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái. Do đó bảo vệ và khoanh nuôi rừng là một việc làm hết sức cần thiết nhằm giữ gìn và tạo điều kiện cho rừng phục hồi và phát triển.
II. Bảo vệ rừng. 1. Mục đích bảo vệ rừng. Giữ gìn tài nguyên rừng gồm có các loài thực vật, động vật rừng, đất. - Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển cho sản phẩm cao và tốt nhất. 2. Biện pháp bảo vệ rừng. -Tuyên truyền và xử lí những vi phạm luật bảo vệ rừng. -Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vùng núi phát triển kinh tế và tham gia tích cực vào bảo vệ rừng. -Xây dựng lực lượng bảo vệ,cứu chữa rừng.
III. Khoanh nuôi khôi phục rừng. 1. Mục đích: - Tạo hoàn cảnh thuận lợi để các nơi đã mất rừng phục hồi và phát triển thành rừng có sản lượng cao. 2. Đối tượng khoanh nuôi phục hồi rừng. - Đất đã mất rừng và nương rẫy bỏ hoang còn tính chất đất rừng. 3. Biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng. - Bảo vệ: Cấm chăn thả gia súc, chống chặt phá, tổ chức phòng cháy. - Phát dọn dây leo, bụi rậm, cuốc xới xung quanh gốc, dặm bổ xung. |
C. Hoạt động luyện tập (3 phút)
1. Mục tiêu: nắm vững kiến thức để làm bài tập
2. Phương thức: Hđ cá nhân, hoạt động cả lớp
3. Sản phẩm: Trình bày miệng
4. Kiểm tra, đánh giá:
- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau
- Gv đánh giá
5. Tiến trình
*Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu cá nhân học sinh trả lời câu hỏi:
C1: Hãy nêu mục đích của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng ở nước ta
C2: Dùng các biện pháp nào để bảo vệ tài nguyên rừng và đất rừng?
- Học sinh tiếp nhận suy nghĩ trả lời
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh suy nghĩ trả lời
- Giáo viên quan sát và hướng dẫn
- Dự kiến sản phẩm
C1: Giữ gìn tài nguyên rừng gồm có các loài thực vật, động vật rừng, đất.
- Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển cho sản phẩm cao và tốt nhất.
C2: -Tuyên truyền và xử lí những vi phạm luật bảo vệ rừng.
-Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vùng núi phát triển kinh tế và tham gia tích cực vào bảo vệ rừng.
-Xây dựng lực lượng bảo vệ,cứu chữa rừng.
*Báo cáo kết quả:
- Hs trình bày nhanh
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-GV hệ thống nội dung bài học, mục tiêu cần đạt được.
- GV: Hệ thống lại bài, tổng kết đánh giá
Giáo án Công nghệ 7
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: Biết được ý nghĩa, mục đích và biện pháp khoanh nuôi rừng.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng liên hệ thực tế, quan sát, làm việc với SGK.
3. Thái độ: Tích cực trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và môi trường.
4. Tích hợp bảo vệ môi trường: Có ý thức trong việc bảo vệ và chăm sóc rừng, không đốt phá rừng và săn bắt thú rừng bừa bãi.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Hình 48, 49 SGK/ 75 – 76.
- Tài liệu liên quan đến việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Học bài cũ, xem trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.
Lớp | Sĩ số | Tên học sinh vắng |
7a1 | …………….. | ………………………………………………………….. |
7a2 | …………….. | ………………………………………………………….. |
7a3 | …………….. | ………………………………………………………….. |
7a4 | …………….. | ………………………………………………………….. |
7a5 | …………….. | ………………………………………………………….. |
7a6 | …………….. | ………………………………………………………….. |
2. Kiểm tra bài cũ
HS1: Nêu các loại khai thác rừng và đặc điểm từng loại khai thác.
HS2: Nêu các điều kiện khai thác rừng và cách phục hồi rừng sau khai thác.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Đồng thời với khai thác rừng chúng ta cần phải bảo vệ và khoanh nuôi, phát triển rừng. Vậy, cách bảo vệ, khoanh nuôi và phục hồi rừng ra sao?
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung ghi bảng |
Hoạt động 1. Tìm hiểu về ý nghĩa của việc bảo vệ rừng. | ||
- GV hỏi: Những tác hại của việc phá rừng gây ra? Làm thế nào để khắc phục được tác hại do việc phá rừng gây nên? - GV: Yêu cầu HS nêu ý nghĩa của việc bảo vệ, nuôi dưỡng rừng? | - HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV. - HS: Suy nghĩ, tìm hiểu thông tin SGK, trả lời câu hỏi và ghi vở. | I. Ý nghĩa: Rừng là bộ phận của hệ sinh thái, có vai trò to lớn với đời sống và sản xuất. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về các biện pháp bảo vệ rừng. | ||
- GV hỏi: Mục đích của việc bảo vệ rừng là gì? - GV hỏi: Làm thế nào để thực hiện được mục đích bảo vệ rừng? Các biện pháp bảo vệ rừng? - GV: Phân tích thêm về các biện pháp bảo vệ rừng. - GV: Yêu cầu HS liên hệ thực tế nêu dẫn chứng về tác hại của phá rừng, cháy rừng. Liên hệ thực tế và nêu những biện pháp bảo vệ rừng tại địa phương. | - HS: Suy nghĩ và trả lời: + Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật. + Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển. - HS: Tìm hiểu thông tin SGK và nêu các biện pháp bảo vệ rừng. - HS: Lắng nghe và ghi nhớ. - HS: Liên hệ thực tế tại địa phương và trả lời yêu cầu của GV. | II. Bảo vệ rừng: 1. Mục đích: - Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật. - Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển. 2. Biện pháp: - Xử lý những vi phạm luật bảo vệ rừng. - Có kế hoạch định canh, định cư và chăn nuôi. - Khai thác rừng phải kết hợp bảo vệ và phát triển rừng. |
Hoạt động 3. Tìm hiểu về khoanh nuôi phục hồi rừng. | ||
- GV hỏi: Mục đích của việc khoanh nuôi rừng là gi? - GV: Đối tượng nào được đưa vào diện khoanh nuôi phục hồi rừng? - GV: Vậy, biện pháp nào để khoanh nuôi và phục hồi rừng? | - HS: Tìm hiểu thông tin SGK và trả lời yêu cầu của GV. - HS: Trả lời và ghi vở theo các nội dung như SGK đã đề cập. - HS: + Bảo vệ: cấm thả gia súc, chống chặt phá cây. + Dọn cây dây leo, bụi rậm, cây hoang dại. + Trồng cây vào nơi có khoảng đất trống lớn. | III. Khoanh nuôi phục hồi rừng. 1. Mục đích: phục hồi và phát triển rừng có sản lượng cao. 2. Đối tượng: (SGK) 3. Biện pháp: + Bảo vệ: cấm thả gia súc, chống chặt phá cây. + Dọn cây dây leo, bụi rậm, cây hoang dại. + Trồng cây vào nơi có khoảng đất trống lớn. |
4. Củng cố - đánh giá:
- Yêu cầu HS đọc phần “Có thể em chưa biết”.
- Đọc phần ghi nhớ SGK.
- Trả lời câu hỏi cuối bài.
5. Nhận xét - dặn dò:
- Học bài cũ.
- Xem trước bài mới: “Vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi”.
----------------------------------------
Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 7 bài 29: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới