Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Công nghệ 7 bài 32: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi theo CV 5512

VnDoc xin giới thiệu bài Giáo án Công nghệ 7 bài 32: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi là mẫu giáo án điện tử lớp 7 được soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô thuận tiện và dễ dàng hơn trong việc soạn giáo án Công nghệ 7 theo đúng chương trình quy định.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Công nghệ 7 theo CV 5512

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh:

-Trình bày được KN về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Lấy VD.

- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục

2. Kỹ năng: Phát triển kỹ năng quan sát,phân tích,so sánh.

3. Thái độ: Tích cực vận dụng kiến thức đã học vào sản xuất

4. Năng lực: Phát triển năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề

II. Chuẩn bị của GV - HS:

- GV: Nghiên cứu SGK, thu thập tài liệu, sơ đồ SGK=>Soạn giáo án. Bảng phụ Bài tập trong sách giáo khoa T 87

- HS: Đọc SGK, xem hình vẽ

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học.

- Phương pháp dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, quan sát.

- Kĩ thuật dạy học giao nhiệm vụ, thảo luận cặp đôi.

IV. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:

A. Hoạt động khởi động (3 phút)

Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ, huy động kiến thức, tạo hứng thú cho hs. Rèn khả năng hợp tác cho hs.

Phương thức: Hđ cá nhân.

Sản phẩm: Trình bày miệng.

Kiểm tra, đánh giá:

  • Hs đánh giá
  • Gv đánh giá

Tiến trình

* Chuyển giao nhiệm vụ:

Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Thế nào là một giống vật nuôi?

Câu 2: Em hãy nêu điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi?

HS lắng nghe

*Thc hin nhim v:

HS: Suy nghĩ nhớ lại kiến thức trả lời câu hỏi.

C1: Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra. Mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng suất và chất lượng như nhau, có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định.

C2: Các vật nuôi trong cùng một giống phải có chung nguồn gốc;

  • Có đặc điểm về ngoại hình và năng suất giống nhau;
  • Có tính di truyền ổn định;
  • Đạt đến một số lượng cá thể nhất định và có địa bàn phân bố rộng.

*Báo cáo kết quả: Hs trình bày miệng

*Đánh giá kết quả:

- Hs nhận xét bổ xung

Gv đánh giá cho điểm

- Gv nhận xét dẫn dắt vào bài: Sự phát triển của vật nuôi từ lúc còn là hợp tử đến lúc thành cá thể non đến trưởng thành rồi già cỗi diễn ra rất phức tạp nhưng tuân theo những quy luật nhất định. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những kiến thức cơ bản về quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi và mối quan hệ khăng khít giữa chúng.

B. Hình thành kiến thức (25 phút)

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

I. Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.

1. Mục tiêu: Hiểu được khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi

2. Phương thức: Hđ cá nhân, hđn, Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; hoạt động cả lớp

3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân, phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi

4. Kiểm tra, đánh giá:

- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau

- Gv đánh giá

5. Tiến trình

*Chuyển giao nhiệm vụ

Gv yêu cầu Hs nghiên cứu sgk HĐN trả lời câu hỏi

- Gv nêu câu hỏi

C1: Quan sát tranh và nêu nhận xét về khối lượng, hình dạng, kích thước của 3 con ngan.

C2: Hãy nêu cụ thể sự thay đổi về hình dáng và kích thước một số bộ phận cơ thể con ngan.

C3: Vậy thế nào là sự sinh trưởng.

C4: Hãy lấy VD về sự sinh trưởng của vật nuôi mà em biết.

HS: lắng nghe câu hỏi

*Thực hiện nhiệm vụ:

-HS: làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong nhóm

GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực

Dự kiến câu trả lời:

C1: Khối lượng, hình dạng kích thước của 3 con ngan khác nhau

C2: Chân to hơn, cánh dài ra, mỏ cứng hơn.

C3: Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể.

C4: VD: Sự sinh trưởng của lợn Móng Cái:
+Lợn mới sinh: 1,2kg.

+Lợn cai sữa: 15kg.

+Lợn trưởng thành: 50=>100kg.

*Báo cáo kết quả

- Đại diện nhóm hs trình bày kết quả thảo luận nhóm

*Đánh giá kết quả:

-HS nhận xét, bổ sung, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá

GV: Chốt kiến thức, ghi bảng

*Chuyển giao nhiệm vụ

-GV yêu cầu HS quan sát thật kĩ H54 (SGK)

Gv nêu câu hỏi

?Em thấy mào của 3 con ngan này có gì khác nhau không.

Hs lắng nghe câu hỏi

*Thực hiện nhiệm vụ:

-HS: làm việc cá nhân sau đó trả lời câu hỏi

Dự kiến câu trả lời: Mào của con ngan thứ 3 to và đỏ hơn con ngan thứ nhất

-GV: Các đặc điểm đó thể hiện con ngan thứ 3 đã thành thục sinh dục (các bộ phận của cơ quan sinh dục đã hoàn thiện).

GV mở rộng

?Em hãy cho biết con gà trống thành thục sinh dục khác con gà trống còn nhỏ ở điểm nào.

Dự kiến trả lời: Mào đỏ, to, biết gáy, biết đạp mái.

-GV: Đó là sự phát dục ở con đực. Ở con cái, cùng với sự phát triển của cơ thể, buồng trứng của con cái lớn dần. Đó là sự sinh trưởng của buồng trứng. Khi đã lớn, buồng trứng bắt đầu sản sinh ra trứng, đó là sự phát dục của con cái.

?Vậy thế nào là sự phát dục.

Dự kiến trả lời: Là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể.

*Báo cáo kết quả

- Đại diện nhóm hs trình bày kết quả thảo luận nhóm

*Đánh giá kết quả:

-HS nhận xét, bổ sung, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá

GV: Chốt kiến thức, ghi bảng

-GV tổ chức cho HS hoàn thành bài tập trong SGK: Hãy đọc rồi đánh dấu (x) vào…………….

=>Gv chữa bài tập.

II. Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.

1. Mục tiêu: Biết được các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi

2. Phương thức: Hđ cá nhân, hđn, Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; hoạt động cả lớp

3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân, phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi

4. Kiểm tra, đánh giá:

- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau

- Gv đánh giá

5. Tiến trình

*Chuyển giao nhiệm vụ

Gv yêu cầu Hs nghiên cứu sgk HĐN trả lời câu hỏi

- Gv nêu câu hỏi

C1: Cùng một điều kiện chăm sóc nhưng lợn Ỉ có khối lượng tăng trọng không bằng lợn Lanđrat. Tại sao?

C2: Cùng là giống lợn Ỉ nhưng 2 con lại có sự tăng trọng khác nhau. Tại sao?

C3: Vậy để năng suất chăn nuôi cao ta phải làm gì.

*Thực hiện nhiệm vụ:

-HS: làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong nhóm

GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực

Dự kiến câu trả lời:

C1: Do giống quyết định.

C2: Do yếu tố chăm sóc,thức ăn.

C3: giống và kĩ thuật chăn nuôi tốt.

GV: Dùng sơ đồ giải thích các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của vật nuôi

*Báo cáo kết quả

- Đại diện nhóm hs trình bày kết quả thảo luận nhóm

*Đánh giá kết quả:

-HS nhận xét, bổ sung, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá

GV: Chốt kiến thức, ghi bảng

I. Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.

1. Sự sinh trưởng.

- Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể.

VD: Sự sinh trưởng của lợn Móng Cái:
+Lợn mới sinh: 1,2kg.

+Lợn cai sữa: 15kg.

+Lợn trưởng thành: 50=>100kg.

2. Sự phát dục.

-Là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể.

VD: Gà trống thành thục sinh dục: biết gáy, biết đạp mái, mào to, rõ.

II. Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.

- Thức ăn

- Chuồng trại,chăm sóc

- Khí hậu

- Các yếu tố bên ngoài (ĐK ngoại cảnh)

- Yếu tố bên trong (Đ2 di truyền).

C. Hoạt động luyện tập (12 phút)

1. Mục tiêu: nắm vững kiến thức để làm bài tập

2. Phương thức: Hđ cá nhân, Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; hoạt động cả lớp

3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân

4. Kiểm tra, đánh giá:

  • Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau
  • Gv đánh giá

5. Tiến trình

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- Gv yêu cầu cá nhân hs trả lời câu hỏi:

? Điều quan trọng nhất các em học được hôm nay là gì. Theo em vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?

- Hs: hệ thống lại kiến thức

*Thực hiện nhiệm vụ:

HS: làm việc cá nhân hệ thống lại kiến thức

*Báo cáo kết quả: Hs trình bày nhanh

*Đánh giá kết quả

- HS nhận xét, bổ sung, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá

Giáo án Công nghệ 7

I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức: Trình bày được khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích sơ đồ, bảng biểu.

3. Thái độ: Tích cực học tập để ứng dụng vào chăn nuôi tại địa phương.

4. Tích hợp bảo vệ môi trường: Có ý thức bảo vệ môi trường trong chăn nuôi sạch, không ô nhiễm môi

II. CHUẨN BỊ:

1. GV:

  • Hình 54 SGK/86.
  • Sơ đồ 8 SGK/87.

2. HS: Học bài cũ, xem trước bài mới.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.

Lớp

Sĩ số

Tên học sinh vắng

7a1

……………..

…………………………………………………………..

7a2

……………..

…………………………………………………………..

7a3

……………..

…………………………………………………………..

7a4

……………..

…………………………………………………………..

7a5

……………..

…………………………………………………………..

7a6

……………..

…………………………………………………………..

2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu vai trò, nhiệm vụ của chăn nuôi?

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Trong chăn nuôi cần có giống tốt thì năng suất chăn nuôi mới cao. Vậy, giống vật nuôi là gì? Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

b. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1. Tìm hiểu về khái niệm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.

- GV: Treo hình 54 SGK/86. Yêu cầu HS nhận xét về hình dạng và kích thước con ngan qua từng giai đoạn?

- GV: Yêu cầu HS đọc VD, nhận xét về khối lượng của con ngan qua từng độ tuổi?

- GV: Đó gọi là sự sinh trưởng. Vậy sinh trưởng là gì?

- GV: Yêu cầu HS đọc VD2/87, phân tích để thấy được dấu hiệu nhận biết sự phát dục của vật nuôi.

- GV: Qua VD trên, hãy cho biết phát dục là gì?

- GV: Yêu cầu HS làm bài tập SGK/87.

- HS: Cơ thể con ngan lớn dần lên; Kích thước các chiều thay đổi.

- HS: Khối lượng con ngan tăng lên qua từng độ tuổi.

- HS: Trả lời và ghi vở.

- HS: Đọc ví dụ và phân tích để nhận biết.

- HS: Nêu khái niệm sự phát dục và ghi vở.

- HS: Thảo luận nhóm làm bài tập theo yêu cầu của GV.

I. Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.

1. Sự sinh trưởng:

Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể.

2. Sự phát dục:

Là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể.

Hoạt động 2. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi

- GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và liên hệ thực tế, cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi.

- GV hỏi: Con người có thể điều khiển sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi không? Điều khiển như thế nào?

- HS: Đọc SGK và liên hệ thực tế để trả lời.

- HS: Suy nghĩ và trả lời.

Áp dụng các biện pháp chọn giống, chọn ghép con đực với con cái cho sinh sản.

Dùng các biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc.

II. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của vật nuôi

- Bên trong: Di truyền.

- Bên ngoài: Nuôi dưỡng, chăm sóc.

4. Củng cố - đánh giá:

  • HS đọc ghi nhớ SGK/88
  • GV yêu cầu HS nêu các nội dung chính của bài.

5. Nhận xét - Dặn dò:

  • Dặn các em về nhà học bài.
  • Xem lại các bài 20 đến 32 để tiết sau ôn tập

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 7 bài 32: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Công nghệ lớp 7

    Xem thêm