Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Công nghệ 7 bài 35: Thực hành nhận biết và chọn một số giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều theo CV 5512

Giáo án Công nghệ 7 bài 35: Thực hành: Nhận biết và chọn một số giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều là mẫu giáo án điện tử lớp 7 được soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô thuận tiện và dễ dàng hơn trong việc soạn giáo án Công nghệ 7 theo đúng chương trình quy định.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Công nghệ 7 theo CV 5512

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh

- Phân biệt được một số giống gà qua quan sát một số đặc điểm, ngoại hình

- Phân biệt được phương pháp chọn gà mái đẻ trứng dựa vào một vài chiều đo đơn giản.

2. Kỹ năng: Rèn luyện ý thức cẩn thận, chính xác.

3. Thái độ: Tích cực vận dụng kiến thức đã học vào sản xuất

4. Năng lực: Phát triển năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực thực hành

II. Chuẩn bị của GV - HS:

- GV: Chuẩn bị giống gà, dụng cụ nhất gà, dụng cụ vệ sinh, tranh vẽ, mô hình

- HS: Đọc SGK, tham khảo tranh vẽ.

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học.

- Phương pháp dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, quan sát.

- Kĩ thuật dạy học giao nhiệm vụ, thảo luận cặp đôi.

IV. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:

A. Hoạt động khởi động (3 phút)

1. Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ, huy động kiến thức, tạo hứng thú cho hs. Rèn khả năng hợp tác cho hs.

2. Phương thức: Hđ cá nhân.

3. Sản phẩm: Trình bày miệng.

4. Kiểm tra, đánh giá:

  • Hs đánh giá
  • Gv đánh giá

5. Tiến trình

* Chuyển giao nhiệm vụ:

Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:

? Thế nào là chọn phối? Lấy vd về chọn phối? Có những pp chọn phối nào

? Thế nào là nhân giống thuần chủng? Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả cao

*Thực hiện nhiệm vụ:

HS: Suy nghĩ nhớ lại kiến thức trả lời câu hỏi.

C1- Chọn ghép đôi giữa con đực và con cái để cho sinh sản gọi là chọn phối.

- Chọn ghép con đực và con cái trong cùng giống đó để nhân lên một giống tốt.

- Chọn ghép con đực với con cái khác giống nhau để lai tạo giống.

C2: - Là phương pháp nhân giống chọn ghép đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống

- Tạo ra nhiều cá thể của giống đã có, giữ vững và hoàn chỉnh đặc tính của giống

- Muốn nhân giống thuần chủng đạt kết quả phải xác định rõ mục đích, chọn phối tốt, không ngừng chọn lọc và nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi.

*Báo cáo kết quả: Hs trình bày miệng

*Đánh giá kết quả:

-Hs nhận xét, bổ sung

GV đánh giá cho điểm.

GV nhận xét và dẫn dắt vào bài:

Để chọn những con gà mái đẻ trứng tốt ta có những cách nào?

HS: Quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều

GV: Vậy cách tiến hành ntn chúng ta tìm hiểu bài thực hành

B. Hoạt động hình thành kiến thức (30P)

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

1. Tìm hiểu về vật liệu dụng cụ

1. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và kĩ năng cần thiết khi học tiết thực hành

2. Phương thức: Hđ cá nhân.

3. Sản phẩm: Trình bày miệng.

4. Kiểm tra, đánh giá:

- Hs đánh giá

- Gv đánh giá

5. Tiến trình

* Chuyển giao nhiệm vụ:

Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:

? Để làm được bài thực hành này ta phải chuẩn bị những vật liệu và dụng cụ gì?

HS: Lắng nghe câu hỏi

*Thực hiện nhiệm vụ:

-HS: Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi:

Dự kiến trả lời:

- Tranh ảnh,vật mẫu các giống gà Ri, gà Lơgo, gà Đông Tảo …..

-Thước đo

*Báo cáo kết quả: Hs trình bày miệng

*Đánh giá kết quả:

-Hs nhận xét, bổ sung

GV đánh giá

GV nêu nội quy và nhắc nhở học sinh đảm bảo an toàn trong khi thực hành, giữ gìn vệ sinh môi trường.

- Chia học sinh làm 2 nhóm, mỗi dãy là 1 nhóm:

Nhóm 1: Quan sát ngoại hình

Nhóm 2: Đo kích thước các chiều

2. Tổ chức thực hành.

1. Mục tiêu: Nhận biết được một số giống gà qua quan sát ngoại h́ình và đo kích thước một số chiều đo

2. Phương thức: Hđ cá nhân, hđn, Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; hoạt động cả lớp

3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân, phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi

4. Kiểm tra, đánh giá:

- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau

- Gv đánh giá

5. Tiến trình

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV: phân công cụ thể và giao nhiệm vụ cho từng nhóm.

Nhóm 1: Quan sát ngoại hình (tranh ảnh) về đặc điểm ngoại hình. HS nhận dạng 1 số giống gà vào bảng:

STT

-Tên giống gà

-Hướng sản xuất

Hình dáng toàn thân

Màu sắc lông da

Đầu gà (mào tai)

Chân (to, nhỏ, cao, thấp)

1

Gà logo (hướng trứng)

2

Gà Hồ (trứng –thịt)

3

Gà Đông Cảo (Trứng-thịt

4

Gà ri (Trứng thịt )

Nhóm 2: đo khoảng cách giữa 2 xương háng và đo khoảng cách giữa xương lưỡi hái

Giống vật nuôi

Cách đo

Kết quả đo

Nhận xét

Rộng háng

Rộng xương lưỡi hái-

a. Đo khoảng cách giữa 2 xương háng

b. Đo khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng

HS: Lắng nghe câu hỏi

*Thực hiện nhiệm vụ:

-HS: Làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong nhóm:

-GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực.

Dự kiến trả lời:

STT

-Tên giống gà

-Hướng sản xuất

Hình dáng toàn thân

Màu sắc lông da

Đầu gà (mào tai)

Chân (to, nhỏ, cao, thấp)

1

Gà logo (hướng trứng)

Thể hình dài

Toàn thân màu trắng

Nhỏ bé

2

Gà Hồ (trứng –thịt)

Thân hình to thô

Mào hạt đậu

To thấp chân có 3 hàng vảy

3

Gà Đông Cảo (Trứng-thịt)

Thân hình to

Lông màu vàng nhạt

Cao to xù xì nhiều hoa dâu

4

Gà ri (Trứng thịt)

Thân hình nhỏ bé

Da vàng hoặc vàng trắng long pha tạp

Mào đơn

Chân cao nhỏ

*Báo cáo kết quả:

- Đại diện nhóm hs trình bày kết quả thảo luận nhóm.

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết.

- Tranh ảnh,vật mẫu các giống gà Ri, gà Lơgo, gà Đông Tảo …..

-Thước đo

II. Quy trình thực hành.

Bước 1. Nhận xét ngoại hình.

- Hình dáng toàn thân.

Bước 2: Đo một số chiều đo để chọn gà mái.

C. Hoạt động luyện tập (3p)

Hình thức hoạt động:

GV: Cho học sinh thu dọn mẫu vật, vệ sinh sạch sẽ

GV đánh giá HS làm TH

+Tinh thần thái độ

+Kết quả nghiên cứu qua phiếu học tập

+Ý thức giữ gìn môi trường

D. Hoạt động vận dụng (2p)

Hình thức hoạt động:

GV YC HS về nhà thực hành vật nuôi thật

Giáo án Công nghệ 7

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Nhận biết giống gà quan quan sát ngoại hình
  • Biết đo kích thước các chiều.

2. Kĩ năng:

  • Nhận dạng được ngoại hình của gà qua quan sát ngoại hình.

3. Thái độ:

  • Có thái độ yêu thích môn học, quan tâm đến việc chăn nuôi trong gia đình.

4. Tích hợp bảo vệ môi trường:

  • Có ý thức bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

  • Hình 55,56,57,58 phóng to.
  • Mô hình gà và thước dây cho từng nhóm thực hành.
  • Phiếu thực hành cho các nhóm.

2. Chuẩn bị của học sinh:

  • Xem trước bài mới.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.

Lớp

Sĩ số

Tên học sinh vắng

7a1

……………..

…………………………………………………………..

7a2

……………..

…………………………………………………………..

7a3

……………..

…………………………………………………………..

7a4

……………..

…………………………………………………………..

7a5

……………..

…………………………………………………………..

7a6

……………..

…………………………………………………………..

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Để nhận biết được một số giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước một số chiếu đo, ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay:

b. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh:

Kiểm tra bảng tường trình HS chuẩn bị ở nhà.

c. Các hoạt động chính:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Tổ chức bài học

- GV: Chia nhóm thực hành; Ổn định chỗ ngồi cho nhóm thực hành.

- GV: Giao dụng cụ thực hành cho các nhóm.

- HS: Các nhóm thực hành về chỗ.

- HS: Nhận dụng cụ thực hành.

Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành nhận biết các loại phân bón.

- GV: Lưu ý HS cẩn thận trong khi thực hành vì mô hình lợn dễ bị vỡ.

- GV: Yêu cầu HS đọc SGK, cho biết quy trình thực hành gồm những bước nào? Công việc cụ thể của từng bước?

- GV: Treo hình 61 phóng to /SGK hướng dẫn HS quan sát về:

+ Hình dáng chung:

· Đầu: tai vểnh hay cụp xuống, mõm ngắn hay dài.

· Lưng: lưng quằn hay thẳng.

· Bụng: bụng gọn hay xệ.

+ Màu sắc lông, da: đen, trắng hay lang.

- GV: Hướng dẫn HS vị trí đo các chiều.

+ Chiều dài: đặt thước dây từ điểm giữa đường nối hai gốc tai, đi theo cột sống lưng đến khấu đuôi.

+ Vòng ngực: đo chu vi lồng ngực sau bả vai, chu vi C là vòng ngực của lợn.

- GV thông báo: Ta tính khối lượng của lợn bằng công thức:

P = (vòng ngực )2 x dài thân / 14400

- GV: Hướng dẫn HS điền các thông tin vào bản tường trình.

- GV: Lưu ý HS cẩn thận trong khi thực hành vì mô hình gà dễ bị vỡ.

- GV: Yêu cầu HS đọc SGK, cho biết quy trình thực hành gồm những bước nào? Công việc cụ thể của từng bước?

- HS: Lắng nghe.

- HS: Đọc SGK và trả lời

HS quan sát hình, thảo luận nhóm, nhận xét:

+ Hình a: thân thon nhỏ, dài là loại hình sx trứng

+ Hình b: thân to mập là loại hình sản xuất thịt

+ Gà Ri: có nhiều màu lông: Vàng, tía,…, da vàng.

+ Gà Lơ Go: Lông trắng toàn thân, da trắng.

+ Gà Ri có mào đơn….

- HS: Trả lời

- Có hai cách:

+ Đo khoảng cách 2 xương háng.

+ Đo khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng.

- HS: Lắng nghe.

- HS: Quan sát.

- HS: Thực hành.

- HS: Lắng nghe và sửa sai (nếu có)

Hoạt động 3. Đánh giá kết quả thực hành – Nhận xét – Dặn dò

- GV: Đánh giá tiết học, chấm điểm cho các nhóm.

-GV: Rút kinh nghiệm về sự chuẩn bị của HS

HS: Lắng nghe, rút kinh nghiệm cho tiết tiếp theo.

3. Dọn vệ sinh lớp – dụng cụ thực hành:

  • HS thu dọn dụng cụ, vệ sinh sạch sẽ nơi thực hành.
  • Hoàn chỉnh và nộp lại kết quả thực hành.

4. Nhận xét - Dặn dò:

  • Vận dụng nhận biết ngoại hình một số giống gà và đo kích thước các chiều trong chăn nuôi.
  • Dặn các em về nhà chuẩn bị bài: “Nhận biết và chọn một số giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều”.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 7 bài 35: Thực hành nhận biết và chọn một số giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Đánh giá bài viết
1 5.336
Sắp xếp theo

    Giáo án Công nghệ lớp 7

    Xem thêm