Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Công nghệ 8 bài 24: Chi tiết máy và lắp ghép theo CV 5512

Giáo án Công nghệ 8 bài 24: Chi tiết máy và lắp ghép được thiết kế rõ ràng, chi tiết, là mẫu giáo án lớp 8 hay giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc soạn giáo án điện tử môn Công nghệ 8 để dạy cũng như hướng dẫn học sinh hiểu. Chúng tôi hi vọng, bộ giáo án này sẽ giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Công nghệ 8 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1- Về kiến thức:

- Hiểu được khái niệm và phân loại chi tiết máy, công dụng của từng kiểu lắp ghép.

- Biết được khái niệm mối ghép cố định.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát

2- Về năng lực: Phát triển năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, sáng tạo, óc quan sát.

3- Về phẩm chất: Giáo dục tính đam mê ngành cơ khí.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Giáo viên:

+ Nghiên cứu bài 24 sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, soạn giáo án.

+ Đồ dùng: Tranh vẽ ròng rọc, các chi tiết máy, bu lông, đai ốc, vòng đệm, lò xo, ròng rọc, mảnh vỡ của cụm trục trước xe đạp.

2. Học sinh:

+ Đọc trước bài 24 SGK, và sưu tầm một số chi tiết trên.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 5’

Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ, huy động kiến thức, tạo hứng thú cho hs, kích thích học sinh tìm hiểu về khái niệm và phân loại chi tiết máy cũng như các kiểu lắp ghép của chi tiết máy.

Nội dung: Hđ cá nhân.

Sản phẩm: trình bày miệng

Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV: ? Hãy nêu tư thế đứng và thao tác cơ bản khi cưa kim loại.

- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi

- GV lắng nghe

* Dự kiến sản phẩm:

* Báo cáo kết quả: Hs trả lời

* Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Máy hay sản phẩm cơ khí thường được tạo thành từ nhiều chi tiết lắp ghép với nhau.

? Vậy chi tiết máy là gì, gồm những loại nào, chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào?

+ HS suy nghĩ, dự đoán, trả lời câu hỏi.

=> GV dẫn dắt vào bài: Vậy bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu khái niệm và phân loại chi tiết máy cũng như các kiểu lắp ghép của chi tiết máy.

B. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV- HS

Nội dung

1. Tìm hiểu khái niệm về chi tiết máy :10’

Mục tiêu: Tìm hiểu được về khái niệm và cách phân loại chi tiết máy .

Nội dung: Hđ cá nhân , HĐ nhóm.

Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, phiếu học tập

Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS quan sát mẫu vật trục giữa xe đạp:

? Cấu tạo cụm trục giữa xe đạp gồm những phần tử nào.

? Hãy nêu công dụng của các phần tử trên?

+ HS đọc nội dung thông tin.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: quan sát hình 24.1 (SGK) và mẫu vật thật, trả lời câu hỏi theo nhóm.

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời

- Dự kiến sản phẩm:

* Báo cáo kết quả:

- Đại diện nhóm trả lời

* Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin SGK.

? Vậy theo em, Chi tiết máy là gì?

*Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh : trả lời

- GV giúp HS chốt kiến thức, kết luận.

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức cho HS tham gia 1 trò chơi: Ai nhanh hơn.

- GV treo bảng phụ cho 2 đội chơi (2 dãy lớp học), hoàn thành câu hỏi: Quan sát hình 24.2 hãy cho biết phần tử nào không phải là chi tiết máy? Tại sao?

*Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh : hoạt động nhóm.

- GV quan sát

- Dự kiến sản phẩm:

* Báo cáo kết quả:

- Đại diện nhóm trả lời

* Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: GV chữa bài, tuyên dương nhóm thắng cuộc, giúp HS khắc sâu kiến thức về chi tiết máy.

*Chuyển giao nhiệm vụ:

-GV nêu câu hỏi:

? Cho biết phạm vi sử dụng của từng chi tiết máy trong hình 24.2.

? Trong các chi tiết đó, chi tiết nào được sử dụng trong nhiều loại máy, chi tiết nào chỉ được sử dụng trong 1 loại máy.

- Lấy VD cho từng nhóm chi tiết máy?

*Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh suy nghĩ trả lời

- GV giúp HS chính xác hóa, chốt kiến thức.

I/Khái niệm về chi tiết máy

1. Chi tiết máy là gì?

- Các phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện chức năng nhất định trong máy gọi là chi tiết máy.

- Dấu hiệu để nhận biết chi tiết máy là:

Những phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và không thể tháo rời ra được nữa.

2. Phân loại chi tiết máy:

- Nhóm chi tiết có công dụng chung: Bu lông, đai ốc, vòng đệm...

- Nhóm chi tiết có công dụng riêng: Kim máy khâu, khung xe đạp...

HĐ 2. Tìm hiểu chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào?(20’)

Mục tiêu: Tìm hiểu được các chi tiết máy được lắp ghép bằng các loại mối ghép; Các loại mối ghép đó có đặc điểm gì?

Nội dung: Hđ cá nhân, HĐ nhóm.

Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, phiếu học tập

Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS thảo luận theo nhóm từng bàn trả lời các câu hỏi sau:

+ Chiếc ròng rọc được cấu tạo từ mấy chi tiết?

+ Nhiệm vụ của từng chi tiết?

+ Giá đỡ và móc treo được lắp ghép với nhau như thế nào?

+ Bánh ròng rọc được ghép với trục như thế nào?

- HS thảo luận nhóm

*Thực hiện nhiệm vụ:

- GV: treo hình vẽ 24.3

- HS thảo luận theo nhóm.

- Dự kiến sản phẩm:

* Báo cáo kết quả:

- Đại diện nhóm trả lời

* Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

*Chuyển giao nhiệm vụ:

-GV nêu câu hỏi:

? Các mối ghép trên có điểm gì giống và khác nhau

- HS trả lời

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS trả lời

-GV lắng nghe

- Dự kiến sản phẩm:

* Báo cáo kết quả:

- HS trả lời

* Đánh giá kết quả:

- Học sinh khác nhận xét, bổ sung, đánh giá

- GV giúp HS chính xác hóa, đưa ra kết luận về 2 loại mối ghép.

II/ Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào?

- Các mối ghép được chia làm hai loại chính:

- Mối ghép cố định: Là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.

+Mối ghép tháo được: mối ghép vít, ren, then, chốt,…

+Mối ghép không tháo được: hàn,đinh tán,…

- Mối ghép động: Là những mối ghép mà các chi tiết được ghép có thể xoay, trượt, lăn, ăn khớp với nhau.

C. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 5’

Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.

Nội dung: Hđ cá nhân.

Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV nêu câu hỏi:

? Chi tiết máy là gì? Gồm những loại nào?

? Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào? Nêu đặc điểm của từng loại mối ghép.

-HS trả lời.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- Hs hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi

- GV lắng nghe

-Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả:

- Hs trả lời miệng

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh khác nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

D. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 3’

1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn; Tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức.

2. Phương thức: Hđ cá nhân; trao đổi với người thân.

3. Sản phẩm: Câu trả lời của Hs vào vở

4. Kiểm tra, đánh giá:

  • Hs đánh giá lẫn nhau
  • Gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV: ? Tại sao chiếc máy được chế tạo gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau?

Em hãy lấy kể về các chi tiết máy trong một máy công cụ trong gia đình em?

- HS lắng nghe.

*Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS liên hệ, suy nghĩ trả lời:

+ GV lắng nghe

- Dự kiến sản phẩm:

+ Vì để dễ dàng và thuận lợi khi gia công, sửa chữa, sử dụng.

+ Máy có nguyên lí hoạt động rất phức tạp, 1 chi tiết không thể thực hiện chức năng của cả máy được.

*Báo cáo kết quả:

Hs trả lời nhanh

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV: ? Hãy tìm hiểu các vật dụng trong gia đình em có sử dụng 1 số loại mối ghép mà em biết.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS lắng nghe và ghi vở.

Giáo án Công nghệ 8 

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Hiểu thế nào là chi tiết máy, phân loại chi tiết máy.
  • Nắm được các kiểu ghép nối các chi tiết máy trong sản phẩm.

2. Kĩ năng: Hiểu và vận dụng kiến thức.

3. Thái độ: Làm việc nghiêm túc.

II. Chuẩn bị:

1. GV: Bộ bulông- đai ốc, bộ ròng rọc.

2. HS: Chuẩn bị trước bài ở nhà.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học:

1. Ổn định lớp: (1 phút).

8A1:…………………………………………………………….

8A2:…………………………………………………………….

2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

  • Y/c HS nêu khái niệm về bản vẽ lắp? Cho ví dụ và cho HS nhận biết chi tiết máy?

3. Đặt vấn đề: (1 phút)

  • GV giới thiệu nội dung chương và có thể đặt vấn đề cho HS đề xuất vấn đề vào bài mới.

4. Tiến trình:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TRỢ GIÚP CỦA GV

Hoạt động 1: Khái niệm chi tiết máy: (16 phút)

- Theo dõi.

- Tìm hiểu chi tiết máy, tìm hiểu các chi tiết máy trong hình.

- Phần tử hoàn chỉnh và không thể phân chia nhỏ.

- Trả lời câu hỏi.

- Sử dụng trong một máy và trong nhiều máy.

- Từ những kiến thức đã học ở bài “bản vẽ lắp” hướng dẫn HS tìm hiểu đâu là chi tiết máy trong hình 24.1

- Giới thiệu dấu hiệu nhận biết chi tiết máy.

- Cho HS tìm hiểu hình 24.2 và cho biết chi tiết nào không là chi tiết máy.

- Cho biết phạm vi sử dụng các chi tiết trên?

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách lắp ráp các chi tiết máy: (20 phút)

- Thực hiện yêu cầu tìm hiểu phần II.

- Học sinh trả lời.

- Đọc SGK, nêu khái niệm và cho VD

- HS ghi bài vào vở.

- Nói về quá trình sản xuất ra chiếc xe đạp: Giai đoạn cuối cùng là lắp ráp

- Cho các từ cần điền: Đinh tán, bulông, bằng then, chốt…

- GV nhận xét, điều chỉnh và chốt lại.

Hoạt động 3: Củng cố và hướng dẫn về nhà: (2 phút)

- HS làm theo hướng dẫn của GV.

- HS trả lời câu hỏi của GV.

- GV lấy vật mẫu và y/c HS lắp ráp các chi tiết?

- Khái niệm chi tiết máy, cách lắp ráp các chi tiết.

- Cho HS về nhà tìm hiểu các lắp ghép khác các chi tiết mà em biết?

- Học bài, học ghi nhớ SGK.

- Chuẩn bị mới.

5. Ghi bảng:

I. Khái niệm chi tiết máy:

1. Chi tiết máy:

  • Chi tiết là những phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và có chức năng nhất định trong máy.

2. Phân loại chi tiết máy:

  • Nhóm dùng trong nhiều máy.
  • Nhóm dùng trong một máy.

II. Cách lắp ráp chi tiết máy:

1. Mối ghép cố định:

  • Là mối ghép mà các chi tiết được ghép không chuyển động tương đối với nhau.
    • Mối ghép tháo được: Mối ghép bằng ren, then, chốt...
    • Mối ghép không tháo được: mối ghép đinh tán, hàn...

2. Mối ghép động:

  • Là mối ghép mà các chi tiết chuyển động tương đối với nhau.
  • VD: Mối ghép bản lề, ổ trục, trục vít...

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 8 bài 24: Chi tiết máy và lắp ghép theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Công nghệ lớp 8

    Xem thêm