Giáo án Công nghệ 8 bài 25: Mối ghép cố định - Mối ghép không tháo được theo CV 5512

VnDoc xin giới thiệu bài Giáo án Công nghệ 8 bài 25: Mối ghép cố định - Mối ghép không tháo được được thiết kế rõ ràng, chi tiết, là mẫu giáo án lớp 8 hay giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc soạn giáo án điện tử môn Công nghệ 8 để dạy cũng như hướng dẫn học sinh hiểu. Chúng tôi hi vọng, bộ giáo án này sẽ giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Công nghệ 8 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1- Về kiến thức:

- Hiểu được thế nào là mối ghép cố định, mối ghép không tháo được.

- Biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép không tháo được thường gặp.

2- Về năng lực: Phát triển kỹ năng biết cách tháo lắp các mối ghép tháo được và không tháo được.

3- Về phẩm chất:  Liên hệ tìm hiểu thực tế.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1- Giáo viên: SGK, SGV, Các loại mối ghép: Đinh tán, bu lông đai ốc, hàn …

2- Học sinh: SGK, ôn tập kiến thức bài trước.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 5’

Mục tiêu: Tạo tâm thế, thu hút sự quan tâm chú ý của học sinh vào bài mới.

Nội dung: Trả lời câu hỏi (Hoạt động cá nhân).

Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

Hs lên bảng chỉ trên ròng rọc có những chi tiết nào và các chi tiết đó được ghép với nhau như nào?

HS:,..

* Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh thảo luận nhóm.

- Dự kiến sản phẩm: Tùy thuộc vào từng nhóm.

* Báo cáo kết quả: Đại diện nhóm báo cáo kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, ý kiến.

- G. thiệu: Gia công lắp ráp là 1 giai đoạn quan trọng để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh đảm bảo chất lượng, nó quyết định chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm, phải thuận tiện cho việc chế tạo sửa chữa và kiểm tra. Mối ghép cố định là ghép nhiều chi tiết đơn giản.

B. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV – HS

Nội dung

Hđ 1: Tìm hiểu mối ghép cố định 

1. Mục tiêu: Nắm được công dụng, cấu tạo, phân loại của mối ghép cố định

2. nội dung:

- Hoạt động cặp đôi

3. Sản phẩm: - Ghi vào vở

4. Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu: Hoạt động cặp đôi

quan sát vật thật và h25.1 mô tả cấu tạo, phân loại của các loại mối ghép cố định, ghi vào phiếu học tập.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh thảo luận cặp đôi.

- Dự kiến sản phẩm:

- Phiếu học tập.

- Mối ghép cố định là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.

- Mối ghép cố định gồm 2 loại:

- Mối ghép không tháo được (như mối ghép hàn):

- Mối ghép tháo được (như mối ghép ren).

+ Báo cáo kết quả:

- Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả.

- Ý kiến bổ sung.

- GV chốt kiến thức.

- H/s tự bổ sung ghi kiến thức vào vở ghi

Hđ 2: Tìm hiểu mối ghép không tháo được: 20’

1. Mục tiêu: Nắm được công dụng, cấu tạo, phân loại và nguyên lý làm việc của mối ghép không tháo được.

2. Nội dung:

- Hoạt động nhóm

3. Sản phẩm:

- Phiếu học tập của nhóm.

4. Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu: Hoạt động nhóm

quan sát h25.2 ghi vào phiếu học tập.

? Nêu cấu tạo, đặc điểm ứng dụng của mối ghép không tháo được.

? Nêu khái niệm, đặc điểm ứng dụng của mối ghép bằng hàn.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh thảo luận nhóm

- Dự kiến sản phẩm:

- Phiếu học tập.

+ Cấu tạo mối ghép:

- Gồm chi tiết 1, 2 và đinh tán.

- Đinh tán là chi tiết hình trụ, đầu có mũ được làm bằng kim loại dẻo.

+ Đặc điểm và ứng dụng:

Được dùng khi:

- Vật liệu tấm ghép không hàn được.

- Mối ghép chịu nhiệt độ cao, chịu lực lớn, chấn động mạnh.

2. Mối ghép bằng hàn

+ Khái niệm

+ Hàn nóng chảy: Nung nóng kim loại ở chỗ tiếp xúc sau đó để chúng liên kết với nhau

+ Hàn áp lực: Làm cho kim loại ở chỗ tiếp xúc đạt tới trạng thái dẻo sau đó dùng áp lực ép chúng dính lại với nhau

+ Hàn thiếc: Thiếc hàn được nung nóng làm dính kết kim loại với nhau

+ Đặc điểm và ứng dụng

- Hình thành trong thời gian ngắn, tiết kiệm vật liệu, giảm giá thành.

- Mối hàn dễ nứt và giòn, chịu lực kém.

- Để tạo các loại khung giàn, thùng chứa, khung xe đạp, xe máy......

+ Báo cáo kết quả:

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.

- Ý kiến bổ sung.

- GV chốt kiến thức.

- H/s tự bổ sung ghi kiến thức vào vở ghi

I. Mối ghép cố định:

- Mối ghép cố định là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.

- Mối ghép cố định gồm 2 loại:

- Mối ghép không tháo được (như mối ghép hàn):

- Mối ghép tháo được (như mối ghép ren)

II. Mối ghép không tháo được:

1. Mối ghép bằng đinh tán

a. Cấu tạo mối ghép:

- Gồm chi tiết 1, 2 và đinh tán.

- Đinh tán là chi tiết hình trụ, đầu có mũ được làm bằng kim loại dẻo.

b. Đặc điểm và ứng dụng:

Được dùng khi:

- Vật liệu tấm ghép không hàn được.

- Mối ghép chịu nhiệt độ cao, chịu lực lớn, chấn động mạnh.

2. Mối ghép bằng hàn

a. Khái niệm

+ Hàn nóng chảy: Nung nóng kim loại ở chỗ tiếp xúc sau đó để chúng liên kết với nhau

+ Hàn áp lực: Làm cho kim loại ở chỗ tiếp xúc đạt tới trạng thái dẻo sau đó dùng áp lực ép chúng dính lại với nhau

+ Hàn thiếc: Thiếc hàn được nung nóng làm dính kết kim loại với nhau

b. Đặc điểm và ứng dụng

- Hình thành trong thời gian ngắn, tiết kiệm vật liệu, giảm giá thành.

- Mối hàn dễ nứt và giòn, chịu lực kém.

- Để tạo các loại khung giàn, thùng chứa, khung xe đạp, xe máy......

C. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 3’

Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức vừa học để làm bài tập.

Nội dung: HS làm bài tập mà Gv giao cho (HĐ cá nhân).

Sản phẩm: Nội dung trả lời cá nhân của HS vào vở

Tổ chức thực hiện:

Cho học sinh làm bài. Hãy chọn câu trả lời đúng:

Mối ghép nào sau đây không phải là mối ghép không tháo được?

  1. Mối ghép bằng đinh tán
  2. Mối ghép bằng then
  3. Mối ghép bằng chốt
  4. Mối ghép bằng ren

Đáp án: A

D. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 4’

Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi; Nhận biết được các loại mối ghép không tháo được.

Nội dung: Thực hiện yêu cầu các câu hỏi GV giao cho (HĐ cá nhân); Học sinh tìm các sản phẩm cơ khí trong nhà mình có sử dụng mối ghép không tháo được(HĐ cá nhân).

Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

Tổ chức thực hiện:

- Tại sao người ta không dùng hàn thiếc quai vào nồi nhôm mà phải đinh tán?

Hướng dẫn trả lời

Bởi vì không thể hàn nhôm được bởi vì chất nhôm sẽ bị chảy ra rất mau khi gặp độ nóng hơn nữa rất tốn kém khi phải sử dụng hợp chất hóa học rất nguy hiểm tới sức khỏe. Tại các nước văn minh người ta dùng keo dán kim loại để dán nhôm, tại Việt Nam vì kinh tế còn khó khăn và giá thành các thành phẩm này quá cao nên phải dùng đinh nhôm để tán quai và nồi nhôm ...

- Học sinh tìm các sản phẩm cơ khí trong nhà mình có sử dụng mối ghép không tháo được

Giáo án Công nghệ 8

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hiểu được khái niệm và phân loại mối ghép cố định.

- Biết đặc điểm, cấu tạo, công dụng mối ghép không tháo được.

2. Kĩ năng: Quan sát và rút ra kết luận.

3. Thái độ: Làm việc nghiêm túc.

II. Chuẩn bị:

1. GV: Mối ghép bulông - đai ốc, mối hàn.

2. HS: Ốc vít, chuẩn bị trước bài ở nhà.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học:

1. Ổn định lớp: (1 phút).

8A1:…………………………………………………………….

8A2:…………………………………………………………….

2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

  • Y/c HS nêu khái niệm về chi tiết máy? Phân loại?
  • Y/c HS nêu các lắp chi tiết máy?

3. Đặt vấn đề: (2 phút) - GV cho HS quan sát một số mối ghép cho HS dự đoán từ đó GV đề xuất vấn đề vào bài mới.

4. Tiến trình:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TRỢ GIÚP CỦA GV

Hoạt động 1: Tìm hiểu mối ghép cố định: (10 phút)

- Giống nhau: Đều lắp ghép các chi tiết với nhau.

- Khác nhau:

+ a. Không tháo rời được.

+ b. Có thể tháo rời được.

- Cho HS quan sát hình vẽ 25.1 và cho biết, sự giống nhau và khác nhau của hai mối ghép trên.

Hoạt động 2: Tìm hiểu mối ghép không tháo được: (25 phút)

- Quan sát và trả lời câu hỏi:

- Dạng tấm, trên có lỗ.

- Dạng hình trụ có mũ.

-Mối ghép chịu nhiệt độ cao, chịu lực lớn và chấn động mạnh.

- Theo dõi qui trình tiến hành mối ghép bằng đinh tán.

- Dùng trong kết cấu cầu, giàn cần trục, các dụng cụ gia đình.

- HS ghi bài vào vở.

- HS theo dõi.

- Kim loại nóng chảy tại nơi tiếp xúc.

- Kim loại được đung dẻo và ép lại bằng áp lực.

- Chi tiết hàn không nóng chảy mà thiết nóng chảy làm dính vật cần hàn.

- Thời gian hình thành gắn, tiết kiệm nhiên liệu, giảm giá thành, dễ nứt, chịu lực kém.

- Học sinh tìm hiểu và nêu các ứng dụng trong thực tế

- Cho HS quan sát mối ghép bằng đinh tán?

+ Hình dạng của chi tiết ghép?

+ Hình dạng chi tiết được ghép?

- Đặc điểm đinh tán?

- Giới thiệu cách ghép bằng đinh tán.

- GV cho hs nêu ứng dụng của mối ghép bằng đinh tán?

- GV chốt lại và cho HS ghi bài vào vở.

- Giáo viên giới thiệu khái niệm hàn kim loại?

- Cho HS nêu lên các cách hàn.

+ Hàn nóng chảy?

+ Hàn áp lực?

+ Hàn thiết?

- Cho học sinh cho biết với các cách hàn trên thì ưu điểm thể hiện ở đâu? Nhược thể hiện chỗ nào

- Cho học sinh tìm hiểu các ứng dụng?

Hoạt động 3: Củng cố và hướng dẫn về nhà: (2 phút)

- HS làm theo hướng dẫn của GV.

- HS đọc ghi nhớ SGK?

- HS chú ý lắng nghe.

- Cho HS trả lời câu hỏi của SGK?

- Cho HS đọc ghi nhớ SGK?

- Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu các lắp ghép khác các chi tiết mà em biết?

- Học bài, học ghi nhớ SGK.

- Chuẩn bị mới bài 26 sgk.

5. Ghi bảng:

I. Mối ghép cố định:

  • Gồm các mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được.
    • Mối ghép không tháo được: Khi tháo mối ghép làm ảnh hưởng đến hình dạng chi tiết.
    • Mối ghép tháo được: Khi tháo không làm ảnh hưởng đến hình dạng các chi tiết.

II. Mối ghép không tháo được:

1. Ghép bằng đinh tán:

a. Cấu tạo:

  • Chi tiết thường có dạng hình tấm, phía trên có lỗ.
  • Đinh tán có dạng hình trụ, có mũ làm bằng vật liệu mềm.
  • Luồn đinh tán qua lỗ và dùng búa tán đầu còn lại của đinh tán.

b. Đặc điểm-ứng dụng:

  • Đặc điểm: Vật liệu ghép khó hàn hay không hàn được.
  • Mối ghép chịu nhiệt độ cao, chịu lực lớn và chấn động mạnh.
  • Ứng dụng: Dùng trong kết cấu cầu, giàn cần trục, các dụng cụ gia đình

2. Mối ghép bằng hàn:

a. Khái niệm:

  • Khi hàn hàn nóng chảy cục bộ kim loại tại nơi tiếp xúc hay dính kết nhau bằng vật liệu nóng chảy khác.
    • Hàn nóng chảy: Kim loại tại nơi tiếp xúc được nung nóng chảy bằng hồ quang hay khí cháy.
    • Hàn áp lực: Kim loại tại nơi tiếp xúc được nung dẻo và ép lại bằng áp lực.
    • Hàn thiếc: Chi tiết hàn ở thể rắn, thiếc được nung nóng chảy làm dính kết kim loại với nhau.

b. Đặc điểm - ứng dụng:

  • Đặc điểm: Thời gian hình thành ngắn, tiết kiệm nhiên liệu, giảm giá thành, dễ nứt, chịu lực kém.
  • Ứng dụng: Tạo khung hàn, thùng chứa...

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 8 bài 25: Mối ghép cố định - Mối ghép không tháo được theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Đánh giá bài viết
2 2.809
Sắp xếp theo

    Giáo án Công nghệ lớp 8

    Xem thêm