Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Công nghệ 8 bài 36: Vật liệu kĩ thuật điện theo CV 5512

Giáo án Công nghệ 8 bài 36: Vật liệu kĩ thuật điện được thiết kế rõ ràng, chi tiết, là mẫu giáo án lớp 8 hay giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc soạn giáo án điện tử môn Công nghệ 8 để dạy cũng như hướng dẫn học sinh hiểu. Chúng tôi hi vọng, bộ giáo án này sẽ giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Công nghệ 8 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1- Về kiến thức:

- Biết được vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện, vật liệu biến từ.

- Nhận biết được đặc tính, công dụng của mỗi loại vật liệu kỹ thuật điện.

- Hiểu được nguyên lý biến đổi năng lượng và chức năng của mỗi đồ dùng điện.

- Hiểu được các số liệu kỹ thuật của đồ dùng điện và ý nghĩa của chúng.

- Quan sát tìm hiểu các VLKT điện qua thực tế.

- Có ý thức sử dụng các đồ dùng điện đúng số liệu kỹ thuật.

2- Về năng lực: Năng lực giao tiếp, quan sát, hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy.

3- Về phẩm chất:

- Có ý thức nghiêm túc trong học tập.

- Có ý thức giữ vệ sinh cho lớp học và môi trường xung quanh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1- Giáo viên:

- Tranh vẽ đồ dùng điện trong gia đình, các dụng cụ bảo vệ an toàn điện.

- Các mẫu vật liệu dây dẫn, đồ dùng, thiết bị điện.

2- Học sinh: Chuẩn bị SGK và vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 3’

Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh với bài học mới, rèn khả năng tư duy cá nhân cho HS.

Nội dung: Hoạt động cá nhân.

Sản phẩm: Trình bày miệng.

Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đưa ra mẫu vật cho HS quan sát: 1 chiếc phích cắm điện.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi:

? Em hãy cho biết chốt phích cắm điện được làm bằng vật liệu gì? Vỏ phích cắm điện được làm bằng vật liệu gì. Tại sao?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS suy nghĩ tìm ra câu trả lời cho câu hỏi của GV.

- GV có thể gợi ý, hướng dẫn HS làm việc.

* Báo cáo kết quả:

+ HS trả lời câu hỏi của GV.

*Đánh giá kết quả:

- HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn, bổ sung (nếu có).

=>GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài.=>Giới thiệu bài

.B. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

HĐ1: Tìm hiểu vật liệu dẫn điện: 15’

1. Mục tiêu: Biết được các vật liệu dẫn điện, hiểu được đặc tính và công dụng của chúng.

2. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

3. Sản phẩm: Trình bày phiếu học tập.

4. Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS quan sát mẫu vật một số vật liệu dẫn điện (đồng, nhôm,...), yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi bằng phiếu học tập:

? Vật liệu dẫn điện là gì. Lấy VD?

? Hãy nêu đặc tính và công dụng của vật liệu dẫn điện.

- HS quan sát, tiếp nhận nhiệm vụ.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS làm việc cá nhân rồi thảo luận nhóm, suy nghĩ hoàn thành phiếu học tập.

- GV quan sát các nhóm làm việc.

* Báo cáo kết quả:

+ Đại diện nhóm HS trình bày kết quả thảo luận.

*Đánh giá kết quả:

- Đại diện các nhóm HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của nhóm bạn, bổ sung (nếu có).

=>GV nhận xét, đánh giá.

- GV chốt kiến thức, ghi bảng.

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS quan sát H36.1 – SGK, suy nghĩ trả lời câu hỏi:

? Quan sát H36.1 em hãy nêu tên các phần tử dẫn điện.

- HS quan sát, tiếp nhận nhiệm vụ.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS làm việc cá nhân suy nghĩ tìm ra câu trả lời.

- GV quan sát HS làm việc.

* Báo cáo kết quả:

+ HS trình bày kết quả làm việc.

*Đánh giá kết quả:

- HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn, bổ sung =>GV nhận xét, đánh giá.

2: Tìm hiểu vật liệu cách điện: 10’

1. Mục tiêu: Biết được các vật liệu cách điện, hiểu được đặc tính và công dụng của chúng.

2. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

3. Sản phẩm: Trình bày miệng.

4. Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS quan sát mẫu vật vật liệu cách điện, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi:

? Vật liệu cách điện là gì. Lấy VD?

? Hãy nêu đặc tính và công dụng của vật liệu cách điện.

- HS quan sát, tiếp nhận nhiệm vụ.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ tìm ra câu trả lời.

- GV theo dõi HS làm việc.

* Báo cáo kết quả:

+ HS trình bày kết quả làm việc cá nhân.

*Đánh giá kết quả:

- HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn, bổ sung =>GV nhận xét, đánh giá.

- GV chốt kiến thức, ghi bảng.

3: Tìm hiểu vật liệu dẫn từ: 7’

1. Mục tiêu: Biết được các vật liệu dẫn từ, hiểu được đặc tính và công dụng của chúng.

2. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

3. Sản phẩm: Trình bày phiếu học tập.

4. Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin SGK, suy nghĩ trả lời câu hỏi:

? Vật liệu dẫn từ là gì. Lấy VD?

? Nêu công dụng của vật liệu dẫn từ.

- HS quan sát, tiếp nhận nhiệm vụ.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS làm việc cá nhân suy nghĩ tìm ra câu trả lời.

- GV quan sát HS làm việc.

* Báo cáo kết quả:

+ HS trình bày kết quả làm việc.

*Đánh giá kết quả:

- HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn, bổ sung =>GV nhận xét, đánh giá.

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi bằng phiếu học tập:

? Hãy điền vào chỗ trống (...) trong bảng 36.1 đặc tính và tên các phần tử của thiết bị điện được chế tạo từ các vật liệu kĩ thuật điện.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS làm việc cá nhân rồi thảo luận nhóm, suy nghĩ hoàn thành phiếu học tập.

- GV quan sát các nhóm làm việc.

* Báo cáo kết quả:

+ Đại diện nhóm HS trình bày kết quả thảo luận.

*Đánh giá kết quả:

- Đại diện các nhóm HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của nhóm bạn, bổ sung (nếu có).

=>GV nhận xét, đánh giá.

- GV chốt kiến thức, ghi bảng.

I/ Vật liệu dẫn điện.

- Là vật liệu mà dòng điện chạy qua được.

- Vật liệu dẫn điện có điện trở suất nhỏ, có đặc tính dẫn điện tốt:

VD: đồng, nhôm, than chì,...

=>Vật liệu dẫn điện được dùng để chế tạo các phần tử (bộ phận) dẫn điện của các thiết bị điện.

II/ Vật liệu cách điện.

- Là vật liệu không cho dòng điện chạy qua.

- Vật liệu cách điện có điện trở suất rất lớn, có đặc tính cách điện tốt: giấy cách điện, thủy tinh, sứ, mica,.... gỗ khô, không khí có đặc tính cách điện.

=>Vật liệu cách điện được dùng để chế tạo các thiết bị cách điện, các phần tử cách điện của các thiết bị điện.

III/ Vật liệu dẫn từ.

- Là vật liệu mà đường sức của từ trường chạy qua được: thép kĩ thuật điện, anico, ferit, pecmaloi.

+ Thép kĩ thuật điện được dùng làm lõi dẫn từ của nam châm điện, lõi của máy biến áp, máy phát điện,.......

+ Anico dùng làm nam châm vĩnh cửu.

+ Ferit dùng làm anten, lõi các biến áp trung tần trong các thiết bị vô tuyến điện.

+ Pecmaloi dùng làm lõi các biến áp, động cơ điện chất lượng cao trong kĩ thuật vô tuyến và quốc phòng.

C. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 5’

Mục tiêu: củng cố kiến thức của HS về các vật liệu kĩ thuật điện.

Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

Sản phẩm: Trình bày miệng.

Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi:

? Thế nào là vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện? Cho VD?

? Vì sao thép kĩ thuật điện được dùng để chế tạo các lõi dẫn từ của các thiết bị điện?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thảo luận cặp đôi, suy nghĩ tìm câu trả lời.

- GV quan sát các cặp đôi làm việc.

* Báo cáo kết quả:

+ Đại diện cặp HS trình bày kết quả thảo luận.

*Đánh giá kết quả:

- Đại diện các cặp HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của nhóm bạn, bổ sung (nếu có).

=>GV nhận xét, đánh giá.

D. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 5’

Mục tiêu: nắm vững kiến thức về các vật liệu kĩ thuật điện từ đó có thể vận dụng vào thực tế; Tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức thực tế về VL kĩ thuật điện.

Nội dung: Hoạt động cá nhân

Sản phẩm: Trình bày miệng; Phiếu học tập cá nhân.

Tổ chức thực hiện:

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi:

? Phân biệt sự khác nhau giữa vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS làm việc cá nhân suy nghĩ tìm câu trả lời.

- GV quan sát HS làm việc.

* Báo cáo kết quả:

+ HS trình bày kết quả làm việc.

*Đánh giá kết quả:

- HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn, bổ sung (nếu có).

=>GV nhận xét, đánh giá.

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS tìm hiểu thực tế ở gia đình mình để hoàn thành phiếu học tập.

? Kể tên các bộ phận làm bằng vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện trong các đồ dùng điện ở gia đình em?

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS về nhà làm việc cá nhân tìm hiểu thực tế ở gia đình mình để hoàn thành phiếu học tập.

* Báo cáo kết quả: Tiết học sau HS trình bày kết quả làm việc.

*Đánh giá kết quả: (Thực hiện ở tiết học sau)

- HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn, bổ sung. GV nhận xét, đánh giá.

*Dặn dò: GV yêu cầu HS về nhà học bài và chuẩn bị trước bài cho tiết học tiếp theo

Giáo án Công nghệ 8

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Nhận biết được vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện, vật liệu dẫn từ, biết được có mấy loại đồ dùng điện trong gia đình.

2. Kĩ năng: Hiểu số đặc tính của các vật liệu kĩ thuật điện.

3. Thái độ: Sử dụng đồ dùng điện đúng số liệu kĩ thuật.

II. Chuẩn bị:

1. GV: Mô hình vật liệu kĩ thuật điện.

2. HS: Sưu tầm mẫu vật theo bài.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: lồng ghép trong bài mới.

3. Đặt vấn đề: GV nêu vấn đề cho HS dự đoán và đặt vấn đề vào bài mới.

4. Tiến trình:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TRỢ GIÚP CỦA GV

Hoạt động 1: Tìm hiểu vật liệu dẫn điện:

- HS chú ý lắng nghe, ghi chép

- HS trả lời theo gợi ý SGK

- HS quan sát hình vẽ

- HS có thể trả lời:

+ 2 lỗi dây dẫn điện.

+ 2 lỗ lấy điện.

+ 2 chốt phích cắm điện.

- HS chú ý lắng nghe

- Dựa vào tranh vẽ và mẫu vật, GV chỉ rõ các phần tử dẫn điện và khẳng định vật liệu mà dòng điện chạy qua được gọi là vật liệu dẫn điện. GV đặt câu hỏi:

- Đặc tính và công dụng của vật liệu dẫn điện là gì?

- GV nhận xét và kết luận.

- GV cho HS quan sát hình 36.1 SGK và đặt câu hỏi:

- Quan sát hình 36.1 em hãy nêu tên các phần tử dẫn điện

- GV chốt lại: Vật liệu dẫn điện thường ở 3 thể rắn (kim loại), lỏng (nước, dung dịch điện phân), khí (hơi thuỷ ngân).

Hoạt động 2: Tìm hiểu vật liệu cách điện:

- HS chú ý lắng nghe, ghi khái niệm vào vở.

- HS trả lời theo gợi ý SGK

- HS ghi các kết luận của GV vào vở.

- HS có thể trả lời: có 3 thể:

+ Thể khí: không khí, khí trơ...

+ Thể lỏng: dầu biến thế, dầu cáp điện...

+ Thể đông đặc (rắn): thuỷ tinh, sứ...

- GV đưa tranh vẽ và vật mẫu chỉ rõ các phần tử cách điện để rút ra khái niệm vật liệu cách điện.

? Đặc tính và công dụng của vật liệu cách điện là gì?

- GV nhận xét và kết luận.

- GV đưa ra ví dụ dựa vào hình vẽ 36.1

- Vỏ dây điện dùng để cách li 2 lõi dây dẫn điện với nhau và cách li với bên ngoài. Thân phích cắm điện dùng để cách li 2 chốt của phích cắm điện và cách li với bên ngoài.

- Trong thực tế vật liệu cách điện có mấy thể?

Hoạt động 3: Tìm hiểu vật liệu dẫn từ:

- HS quan sát, tiếp thu

HS có thể trả lời: nhờ có dòng điện nên lõi thép sinh ra từ trường. Vậy tác dụng của lõi thép là dùng để dẫn từ.

- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.

- Cho học sinh quan sát tranh và mẫu vật máy biến áp, chuông điện sau đó đặt câu hỏi:

? Ngoài tác dụng làm lõi để quấn dây dẫn điện, lõi thép còn có tác dụng gì?

- Giáo viên kết luận về đặc tính và công dụng của vật liệu dẫn từ.

Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà:

- Trả lời câu hỏi của GV.

- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK?

- Yêu cầu HS về nhà làm bài tập trong SGK?

- Học bài, học ghi nhớ SGK.

- Chuẩn bài mới bài 38 SGK.

5. Ghi bảng:

I. Vật liệu dẫn điện:

  • Vật liệu cho dòng điện chạy qua gọi là vật liệu dẫn điện
  • Vật liệu dẫn điện có điện trở suất nhỏ: 10-6 - 10-8
  • Kim loại
    • Vàng bạc: Làm vi mạch, linh kiện quý
    • Đồng, nhôm, hợp kim đồng nhôm làm dây điện, bộ phận dẫn điện trong các TBĐ
    • Hợp kim Pheroniken, nicrom khó nóng chảy, chế tạo dây bàn là, mỏ hàn, bàn là, bếp điện

II. Vật liệu cách điện:

  • Không cho dòng điện chạy qua
  • Có điện trở suất lớn 108—1013
  • Làm giấy, thuỷ tinh, nhựa ebonit….

III. Vật liệu dẫn từ:

  • Cho đường sức từ chạy qua
  • Thép kĩ thuật điện: Anico, Ferit..
  • Làm lõi dẫn từ của nam châm điện, lõi MBA, lõi máy phát điện

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 8 bài 36: Vật liệu kĩ thuật điện theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Công nghệ lớp 8

    Xem thêm