Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Công nghệ 8 bài 40: Thực hành đèn ống huỳnh quang theo CV 5512

VnDoc xin giới thiệu bài Giáo án Công nghệ 8 bài 40: Thực hành: Đèn ống huỳnh quang được thiết kế rõ ràng, chi tiết, là mẫu giáo án lớp 8 hay giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc soạn giáo án điện tử môn Công nghệ 8 để dạy cũng như hướng dẫn học sinh hiểu. Chúng tôi hi vọng, bộ giáo án này sẽ giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Công nghệ 8 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1- Về kiến thức:

- Biết được cấu tạo của đèn huỳnh quang, chấn lưu, tắcte.

- Hiểu được nguyên lý làm việc và cách sử dụng đèn ống huỳnh quang.

- Quan sát đèn để hiểu chức năng và đặc điểm.

2- Về năng lực: Năng lực giao tiếp, quan sát, hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy.

3- Về phẩm chất:

- Có ý thức tuân thủ các quy định an toàn điện.

- Luôn ý thức việc bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi ra phòng thực hành cũng như môi trường xung quanh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1- Giáo viên:

- 4 bộ đèn huỳnh quang, cầu chì, áptômat, ổ điện 220V.

- Các vật liệu và dụng cụ, thiết bị SGK yêu cầu.

2- Học sinh: Chuẩn bị trước báo cáo thực hành theo mẫu mục III/SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 5’

Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh với bài học mới, rèn khả năng tư duy cá nhân cho HS.

Nội dung: Hoạt động cá nhân.

Sản phẩm: Trình bày miệng.

Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề

Tại sao hiện nay người ta lại thường sử dụng đèn compac để chiếu sáng mà ít sử dụng đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang dạng ống. Ở gia đình em sử dụng số lượng đèn như thế nào.

B. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm sự kiến

Hoạt động 1: Chuẩn bị

- GV nêu mục tiêu của bài thực hành.

- Phân chia nhóm và giao nhiệm vụ cho HS

-Cả lớp chú ý lắng nghe

-Phát dụng cụ cho mỗi nhóm HS

-Nhắc cho HS chú ý nội quy an toàn điện

-Đại diện nhóm nhận dụng cụ.

-Cả lớp chú ý lắng nghe GV nhắc nhở.

Hoạt động 2: Hướng dẫn nội dung và trình tự thực hành

1. Mục tiêu: Hiểu được nguyên lí làm việc và cách sử dụng đèn huỳnh quang.

2. Nội dung:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn

3. Sản phẩm:

- Phiếu học tập của nhóm

4. Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

*GV hướng dẫn HS thực hiện theo các bước:

-Giải thích ý nghĩa của các số liệu kĩ thuật ghi trên đèn ống huỳnh quang.

-Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của từng bộ phận chấn lưu, tắcte.

-Tìm hiểu sơ đồ mạch điện: +Mạch điện của bộ đèn ống gồm bao nhiêu phần tử.

+Chấn lưu, tắcte được mắc như thế nào với đèn ống huỳnh quang.

+ Hai đầu dây ra ngoài của bộ đèn ống huỳnh quang được nối vào đâu?

- Chú ý cho HS về ý thức bảo vệ môi trường:

+ Giữ vệ sinh môi trường nơi thực hành.

+ Bảo quản, tiết kiệm nguyên vật liệu, thiết bị.

- Cả lớp chú ý lắng nghe GV hướng dẫn

Hoạt động 3: Tổ chức thực hành

1. Mục tiêu: Biết cấu tạo và cách sử dụng đèn ống huỳnh quang.

2. Nội dung:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn

3. Sản phẩm:

- Phiếu học tập của nhóm

4. Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ

-GV cho HS thực hành theo nội dung và trình tự thực hành .

-Nhắc nhở HS giải thích các số liệu kĩ thuật ghi trên ống huỳnh quang đồng thời ghi vào mục 1 báo cáo thực hành

-HS làm việc và thảo luận theo nhóm

*Tìm hiểu đèn ống huỳnh quang

GV: Y/c học sinh quan sát tìm hiểu cấu tạo và đặt các câu hỏi để hs trả lời.

+ Chức năng của đèn ống huỳnh quang là gì?

+ Chức năng của tắcte là gì?

+ Chức năng của chấn lưu là gì?

GV: gọi đại diện nhóm trả lời

HS nhóm khác bổ xung

GV: Chốt kiến thức

HS: ghi kq vào báo cáo thực hành

*Quan sát tìm hiểu sơ đồ mạch điện của bộ đèn ống huỳnh quang.

-GV theo dõi giúp đỡ các nhóm tìm hiểu cách mắc mạch điện huỳnh quang và hướng dẫn cho từng nhóm cách nối dây.

HS làm việc và thảo luận theo nhóm

GV: (Chấn lưu mắc nối tiếp với ống huỳnh quang, tắcte mắc song với đèn ống huỳnh quang, hai đầu dây của bộ đèn nối với nguồn điện)

*Quan sát sự mồi phóng điện và đèn phát sáng.

+Phóng điện trong tắcte

+Quan sát thấy sáng đỏ trong tắcte

+ Sau khi tắcte ngừng phóng điện quan sát thấy đèn phát sáng bình thường

+ HS thực hiện theo hướng dẫn của GV và ghi kết quả tìm hiểu vào mục 3 báo cáo thực hành

Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá thực hành

1. Mục tiêu: Biết cấu tạo và cách sử dụng đèn ống huỳnh quang.

2. Nội dung:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn

3. Sản phẩm:

- Phiếu học tập của nhóm

4. Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

-GV nhận xét kết quả và thái độ học của các nhóm và từng cá nhân

-Hướng dẫn các em tự đánh giá kết quả thực hành qua phần mục tiêu bài học.

-Thu dọn làm vệ sinh nơi thực hành.

-Thu báo cáo thực hành

- Tiếp thu đánh giá của GV

- Đánh giá bài thực hành dựa vào mục tiêu

- Dọn vệ sinh nơi %thực hành

- Lớp trưởng thu bài và nộp cho GV

I/ Chuẩn bị: (SGK)

II/ Nội dung và trình tự thực hành.

1. Tìm hiểu đèn ống huỳnh quang.

2. Quan sát, tìm hiểu sơ đồ mạch điện.

3. Quan sát sự mồi phóng điện và đèn phát sáng.

III/ Thực hành.

IV/ Tổng kết

C. HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG 3’

Mục tiêu: Rèn kỹ năng lắp mạch đèn huỳnh quang

Nội dung: Hoạt động nhóm

Sản phẩm:

*Ưu điểm: Tiết kiệm điện năng

* Nhược điểm: ánh sáng không liên tục

Tổ chức thực hiện:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

Gv yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học về nhà lắp lại mạch điện huỳnh quang tại gia đình

Giáo án Công nghệ 8

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Nắm vững cấu tạo, nguyên lý làm việc, số liệu kĩ thuật của đèn ống huỳnh quang.
  • Nắm được cách lắp bộ đèn ống huỳnh quang

2. Kĩ năng: Lắp ráp được bộ đèn ống huỳnh quang.

3. Thái độ: Làm việc cẩn thận, theo qui trình.

II. Chuẩn bị:

1. GV: Bộ đèn ống huỳnh quang, dây dẫn, thiết bị điện.

2. HS: Báo cáo thực hành.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học:

1. Ổn định lớp: (1’)

8A1:…………………………………………………………….

8A2:…………………………………………………………….

2. Kiểm tra bài cũ: (7’) Nêu cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn huỳnh quang?

3. Đặt vấn đề: GV đưa ra vấn đề cho HS đề xuất và đặt vấn đề vào bài mới.

4. Tiến trình:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TRỢ GIÚP CỦA GV

Hoạt động 1: Tìm hiểu bài thực hành: (10’)

- Nêu nội dung của bài thực hành.

+ Giải thích SLKT ghi trên đèn ống huỳnh quang.

+ Tìm hiểu cấu tạo của đèn huỳnh quang.

+ Tìm hiểu sơ đồ mạch điện.

+ Quan sát sự mồi phóng điện và đèn phát sáng.

- Tìm hiểu yêu cầu và nội dung bài thực hành?

Hoạt động 2: Tiến hành thực hành: (25’)

- Tiến hành trả lời các câu hỏi.

- Nêu cấu tạo của đèn ống huỳnh quang.

- Nêu được chấn lưu và Tắc te.

- Vẽ sơ đồ mạch điện.

- Làm theo hướng dẫn của GV.

- Cho HS trả lời các câu hỏi trong bài thực hành và ghi vào báo cáo?

- Tìm hiểu đèn ống huỳnh quang của nhóm mình và ghi lại các số liệu kĩ thuật?

- Tìm hiểu các thiết bị mồi phóng điện.

- Vẽ sơ đồ mạch điện cho đèn ống huỳnh quang.

- Hướng dẫn HS lắp ráp.

- Theo dõi và chỉnh sửa kịp thời.

- Hướng dẫn quan sát sự mồi phóng điện của đèn.

Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà: (2’)

- HS hoàn thành mẫu báo cáo.

- Hướng dẫn hoàn thành bài báo cáo.

- Thu bài thực hành.

- Nhận xét buổi thực hành.

- Chuẩn bài mới bài 41 SGK.

5. Ghi bảng:

I. Chuẩn bị.

- (SGK)

II. Nội dung và trình tự thực hành.

  • Vẽ sơ đồ mạch điện: sgk

Giáo án Công nghệ 8 bài 40: Thực hành: Đèn ống huỳnh quang

  • Điện áp định mức: 220W.
  • Chiều dài ống 0.6m Pđm 20W.
  • Chiều dài ống 1.2m Pđm 40W.
  • Đèn ống huỳnh quang, chấn lưu tắc te.
  • Chấn lưu mắc nối tiếp với ống huỳnh quang, tắc te mắc song song với đèn ống huỳnh quang.
  • Hai đầu dây của bộ đèn nối với nguồn điện.
  • Phóng điện trong tắc te, quan sát thấy sáng đỏ trong tắc te, sau khi tắc te ngừng phóng điện, quan sát thấy đèn phát sáng bình thường.
  • Chấn lưu mắc nối tiếp với đèn ống huỳnh quang, tắc te mắc // với đèn ống huỳnh quang.
  • Hai đầu dây của bộ đèn nối với nguồn điện.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 8 bài 40: Thực hành đèn ống huỳnh quang theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Công nghệ lớp 8

    Xem thêm