Giáo án Công nghệ 9 bài 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng
Giáo án Công nghệ 9 bài 1
Giáo án Công nghệ 9 bài 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng là tài liệu giáo án điện tử lớp 9 hay dành cho quý thầy cô tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô hoàn thành giáo án Công nghệ 9 hiệu quả nhất. Chúc quý thầy cô dạy tốt!
Bài 1: GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng đối với đời sống và sản xuất.
2. Kỹ năng: Biết cách tìm thông tin về nghề điện dân dụng.
3. Thái độ: Biết một số biện pháp an toàn lao động trong nghề điện dân dụng, có định hướng nghề nghiệp sau này.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Một số thông tin về nghề điện dân dụng.
2. HS: Nội dung bài học.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: (1 phút).
9A1: ……………………………………………………………………
9A2: ……………………………………………………………………
9A3: ……………………………………………………………………
2. Đặt vấn đề: Giới thiệu chương trình của môn công nghệ 9, giới thiệu nghề điện dân dụng (4 phút)
3. Tiến trình:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS | TRỢ GIÚP CỦA GV |
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò vị trí của nghề điện dân dụng: (10 phút) | |
- Nêu một số nghành nghề liên quan đến điện năng - Ảnh hưởng rất lớn: năng suất lao động thấp, thậm chí không hoạt động được. | - Hãy nêu một số nghành nghề có sử dụng năng lượng điện? - Ví như không có điện năng thì các nghành nghề đó bị ảnh hưởng như thế nào? - Vậy chúng ta cần có những hiểu biết về điện là vấn đề cấp thiết. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm yêu cầu của nghề: (25 phút) | |
- Dụng cụ điện, thiết bị điện... - Trong nhà cũng như ngoài trời, cố định cũng như lưu động - Hoàn thành bài tập - HS trả lời cá nhân câu hỏi của GV - Hoàn thành phần bài tập - Có kiến thức về điện năng, yêu nghề... - Theo dõi - Lấy thêm ví dụ - Theo dõi và ghi vở | - Người thợ điện làm việc với dụng cụ gì? - Hoàn cảnh làm việc của nghề? - HS hoàn thành bảng 6 - Người làm nghề điện dân dụng làm việc trong những điều kiện như thế nào? - HS hoàn thành phần 3 - Để làm được nghề điện dân dụng cần những điều kiện tối thiểu như thế nào? - Dự đoán tốc độ phát triển của nghề - Lấy ví dụ cụ thể - Giới thiệu những nơi đào tạo nghề. |
Hoạt động 3: Củng cố và hướng dẫn về nhà: (5 phút) | |
- HS làm theo hướng dẫn của GV. - HS trả lời theo cá nhân. - Chú ý lắng nghe. | - Cho HS củng cố lại nội dung bài học bằng một số bài tập. - Cho HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK. - Chuẩn bị bài mới bài 2 SGK. |
4. Ghi bảng:
I. Vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng:
- Nghề điện góp phần đẩy mạnh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Nghề điện dân dụng có vị trí rất quan trọng trong sản xuất và đời sống.
II. Đặc điểm, yêu cầu:
1. Đối tượng lao động của nghề:
- Thiết bị bảo vệ, đóng cắt, lấy điện.
- Nguồn điện, thiết bị đo lường, vật liệu, dụng cụ làm việc của nghề, các loại đồ dùng điện.
2. Nội dung lao động của nghề:
- Lắp đặt mạng điện chiếu sáng trong nhà lắp đặc các loại thiết bị điện.
- Lắp đường dây cao áp, hạ áp sửa chữa, bảo dưỡng một số đồ dùng điện.
3. Điều kịên làm việc của nghề:
- Làm việc ngoài trời thừơng hay lưu động.
- Làm việc trong nhà.
- Nguy hiểm vì thường xuyên tiếp xúc với điện, làm việc trên cao.
4. Yêu cầu của nghề:
- Kiến thức: Tối thiểu TNTHCS.
- Kỹ năng: Đo lường, sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt thiết bị điện.
- Thái độ: Yêu nghề, bảo vệ môi trường, an toàn lao động, làm việc khoa học, kiên trì, thận trọng, chính xác.
- Sức khỏe: Đủ điều kiện sức khoẻ.
5. Triển vọng của nghề:
- Cần thiết cho sự nghịêp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước
- Gắn liền với sự phát triển của điện năng, đồ dùng điện, xây dựng
- Phát triển không chỉ thành phố mà còn ở nông thôn.
- Người thợ phải luôn cập nhật kiến thức
6. Những nơi đào tạo nghề:
7. Những nơi hành nghề:
IV: Rút kinh nghiệm: