Giáo án Công nghệ 9 bài 2: Vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà (Tiết 1)
Giáo án Công nghệ 9 bài 2
Giáo án Công nghệ 9 bài 2: Vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà (Tiết 1) là tài liệu giáo án điện tử lớp 9 hay dành cho quý thầy cô tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô hoàn thành giáo án Công nghệ 9 hiệu quả nhất. Chúc quý thầy cô dạy tốt!
Giáo án Công nghệ 9 bài 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng
Giáo án Công nghệ 9 bài 2: Vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà (Tiết 2)
Bài 2: VẬT LIỆU ĐIỆN DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ (T1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết một số vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà.
- Biết cách dùng một số vật liệu điện.
- Biết công dụng tính năng và tác dụng của dây điện.
2. Kỹ năng: Quan sát, sử dụng vật liệu điện hợp lý.
3. Thái độ: Yêu thích môn học, lựa chọn đúng vật liệu.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Dây dẫn điện.
2. HS: Nội dung bài học.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: (1 phút).
9A1: ……………………………………………………………………
9A2: ……………………………………………………………………
9A3: ……………………………………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Câu 1: Nêu vai trò và vị trí của nghề điện dân dụng?
Câu 2: Nêu đặc điểm và yêu cầu của nghề điện dân dụng?
3. Đặt vấn đề: (2 phút)
Để truyền tải điện năng từ nơi phân phối tới nơi tiêu thụ người ta phải dùng cái gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết được điều này.
4. Tiến trình:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS | TRỢ GIÚP CỦA GV |
Hoạt động 1: Tìm hiểu dây dẫn điện: (32 phút) | |
- Tìm hiểu bảng dây dẫn. - HS trả lời: Cách điện ….. nhiều………….có nhiều. - Dây có vỏ bọc cách điện. - Theo dõi và trả lời câu hỏi. 1 HS lên bảng giới thiệu dây dẫn có bọc cách điện và trình bày cấu tạo của dây - HS trả lời theo chỉ định của GV - Làm bằng đồng hay nhôm. - Cao su, nhựa, PVC (Polyvinylchloride). - Rất đa dạng, phong phú. - Là để phân biệt dây pha và dây trung hoà - Đai diện các nhóm trình bày. - Cho phù hợp với từng loại đồ dùng. + Thường xuyên kiểm tra vỏ cách điện của dây + Đảm bảo an toàn khi dùng dây nối dài | - Cho HS quan sát mẫu dây dẫn điện và ghi phân loại vào vở. - Nêu kết luận về dây dẫn điện? - Mạng điện trong nhà thường dùng loại dây dẫn nào? - Cho HS phân biệt hai loại dây dẫn lõi một sợi và nhiều sợi. - GV giới thiệu sơ qua loại dây dẫn trần và nói ngày nay ngưới ta ít dùng dây dẫn trần trong lắp đặt vì không an toàn cho người sử dụng nhưng có hiệu quả trong mạng điện cao thế vì giá thành rẽ à hiệu quả kinh tế cao . Vì mạng cao thế nên trong quá trình truyền tải dưới tác dụng nhiệt của dòng điện nên làm dây dần nóng lên toả nhiệt cao. - GV yêu cầu HS lên bảng giới thiệu dây dẫn có bọc cách điện và trình bày cấu tạo của dây? - GV yêu cầu học sinh suy nghĩ cá nhân trả lới dây dẫn có bọc thường dùng ở đâu ? Vì sao? - Lõi có cấu tạo như thế nào? - Vỏ được cấu tạo như thế nào? - Dây bọc có nhiều loại không? - Giới thiệu kí hiệu M(n.F) - Tại sao dây dẫn có màu sắc khác nhau? - Giới thiệu cho HS một số dây dẫn nối với các thiết bị tiêu thụ điện như: Bóng đèn dây tóc , ấm điện , bàn là - Cho HS thảo luận nhóm 3 phút: - Tại sao khi lắp ráp các thiết bị tiêu thụ điện điện người ta thường sử dụng các loại dây dẫn khác nhau? - Khi sử dụng dây dẫn điện ta cần chú ý những điểm gì? |
Hoạt động 2: Củng cố và hướng dẫn về nhà: (5 phút) | |
- HS trả lời theo chỉ định của GV - Chuẩn bị phần II, III theo yêu cầu. - Trả câu hỏi sgk | - Phân loại dây dẫn điện? - Khi sử dụng dây dẫn điện cần chú ý những điểm gì? - Chuẩn bị phần II, III. - Trả câu hỏi SGK |
5. Ghi bảng:
I. Dây dẫn điện:
1. Phân loại:
- Dựa vào lớp vỏ cách điện chia thành dây trần và dây bọc.
- Dựa vào số lõi và số sợi của dây một lõi chia thành dây nhiều lõi, dây lõi một sợi, dây lõi nhiều sợi.
2. Cấu tạo dây dẫn bọc cách điện:
- Lõi thường làm bằng đồng, nhôm, được chế tạo thành sợi hay nhiều sợi bệnh lên nhau.
- Vỏ cách điện gồm một hay nhiều lớp làm bằng chất cách điện thường là nhựa, cao su, PVC.
- Ngoài ra còn có vỏ bọc bảo vệ cơ học.
3. Sử dụng dây dẫn điện:
- Chọn dây dẫn thích hợp khi xây dựng mạng điện trong nhà đúng theo thiết kế.
- Chú ý:
- Thường xuyên kiểm tra vỏ cách điện của dây.
- Đảm bảo an toàn khi dùng dây nối dài.
IV. Rút kinh nghiệm: