Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm (tiết 2) theo CV 5512

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm (tiết 2) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn GDCD lớp 6 theo CV 5512

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:

- Nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

- Chỉ ra được ý nghĩa của quyền đó đối với mỗi công dân.

- Trình bày được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

2. Kĩ năng:

-Biết xử lí các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

-Biết bảo vệ thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của mình.

3. Thái độ

- Có thái độ tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác; phản đối những hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:

-Năng lực:

+ Năng lực giải quyết vấn đề;

+ Năng lực tự nhận thức;

+ Năng lực tự điều chỉnh hành vi phù hợp với quy định của pháp luật;

- Phẩm chất:

+Nghĩa vụ công dân: tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.

* Lồng ghép GDQP-AN: Ví dụ đơn giản về các quyền bảo hộ tính mạng,thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án...

2. Học sinh:

- Đọc và tìm hiểu bài theo câu hỏi SGK;

- Dụng cụ học tập...

III. Tiến trình các hoạt động dạy và học

A. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

1. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

2. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

3. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

4. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Tổ chức các hoạt động

1. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: kích thích hứng thú học tập đối với hs

Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Nêu nội dung cơ bản của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân?

* Thực hiện nhiệm vụ:

- hs: suy nghĩ

Dự kiến:

- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể không ai được xâm phạm tới thân thể người khác. Việc bắt giữ người khác phải theo đúng pháp luật.

- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Mọi người phải tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác. Nếu vi phạm sẽ bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc.

* Báo cáo kết quả

- cá nhân báo cáo

* Đánh giá: gv nhận xét, giới thiệu vào bài

Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, không ai được xâm phạm tới thân thể người khác. Công dân được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Vậy quyền này đối với mỗi công dân có ý nghĩa ntn? Trách nhiệm của công dân ra sao? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta cùng đi tìm hiểu nội dung tiết 2 của bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của GV và HS

Kiến thức trọng tâm

Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học

1. Mục tiêu: Hiểu được nội dung bài học

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân. Cặp đôi

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- trình bày miệng

- Phiếu học tập của nhóm cặp đôi

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu

- GV nêu tình huống:

1. Anh Hà đi xe máy không giấy phép, vượt đèn đỏ gây tai nạn chết người nhưng đã bỏ chạy.

2. Chị Nga, vợ anh Lưu rất hay ghen . Một hôm chị bắt gặp anh Lưu lai một cô gái, chị vội vàng ra chặn xe đánh đập, chửi cô gái kia ầm ĩ cả khu phố.

3. Nhà nghèo, mới 14 tuổi Na đã bị cha ép gả cho một người Đài Loan hơn Na gần 20 tuổi để lấy 50 triệu đồng.

: Qua các tình huống trên em có nhận xét gì?

- Quyền được PL bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân có ý nghĩa như thế nào?

- Trách nhiệm của công dân?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh đọc truyện, suy nghĩ cá nhân, cặp đôi trao đổi

- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs

- Dự kiến sản phẩm

- Tình huống 1 xâm phạm đến tính mạng con người.

- Tình huống 2 xâm phạm đến danh dự cô gái.

- Tình huống 3 xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, thân thể cô gái.

- Quyền được PL bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân có ý nghĩa như thế nào?

- Công dân phải biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác.

- Phải biết tự bảo vệ quyền của mình, phê phán, tố cáo những việc làm trái với quy định của pháp luật.

*Báo cáo kết quả: cặp đôi báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

- GV cho HS đọc điều 121.122.104 của Bộ luật hình sự để hiểu được trách nhiệm của Nhà nước đối với quyền được bảo vệ tính mạng sức khỏe của công dân.

- Những quy định trên cho ta thấy điều gì?

- HS: Nhà nước ta thực sự coi trọng con người, chúng ta phải biết tôn trọng sức khỏe, tính mạng ... của người khác, phải biết tự bảo vệ quyền của mình.

II. Nội dung bài học:

- Tình huống 1 xâm phạm đến tính mạng con người.

- Tình huống 2 xâm phạm đến danh dự cô gái.

- Tình huống 3 xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, thân thể cô gái.

2. Ý nghĩa:

- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất của mỗi công dân vì nó gắn liền với mỗi con người, nhờ quyền đó mà mỗi công dân có thể sống tự do, bình an.

3. Trách nhiệm của công dân

- Công dân phải biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác.

- Phải biết tự bảo vệ quyền của mình, phê phán, tố cáo những việc làm trái với quy định của pháp luật.

3. Hoạt động luyện tập

Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học

Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân

Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu hs:

? làm bài tập c,d trong SGK

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý và giải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém

- Dự kiến sản phẩm

Bài tập c/SGK/T54

+ Hành vi ứng xử đúng: 4

Hà tỏ thái độ phản đối nhóm con trai và báo cho bố mẹ, thầy cô biết

-> Đó là cách ứng xử đúng, để kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật.

Bài tập d/SGK

+ Ý kiến đúng: 1, 3.

+ Ý kiến sai: 2, 4, 5

*Báo cáo kết quả:

- Gv gọi mỗi bài 1 bạn học sinh làm chưa được hoàn thiện lên bảng dán kết quả làm bài tập của mình.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

4. Hoạt động vận dụng

Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn

Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, nhóm, sắm vai

Sản phẩm hoạt động: Tình huống sắm vai

Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

Tích hợp phòng chống BLHĐ:

- Trong lớp em, trường em có hiện tượng các bạn HS có hành vi xâm phạm đến thân thể nhân phẩm của bạn bè mình không?

? Nếu chứng kiến cảnh các bạn của mình đánh nhau, mắng chửi nhau em sẽ làm gì

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs

- Dự kiến sản phẩm:

+Gặp các bạn, phân tích để bạn thấy vậy là sai, là VPPL.

+Nếu bạn vẫn tiếp tục vi phạm báo GVCN và bố mẹ biết để kịp thời ngăn chặn những hành vi đó.

*Báo cáo kết quả:

-Gv yêu cầu 1 nhóm lên sắm vai tình huống trên

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

- GV: Các hành vi bạo lực học đường không chỉ vi phạm đạo đức, vi phạm nội quy của nhà trường mà còn là hành vi VPPL vì đã xâm phạm đến thân thể, nhân phẩm của người khác. Là HS chúng ta cần lên án các hành vi bạo lực học đường.

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- Tìm ở địa phương những biểu hiện tốt, chưa tốt trong việc thực hiện các quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sk

- Làm các bài tập SGK;

- Chuẩn bị bài: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

Giáo án môn GDCD lớp 6

A. Mục tiêu bài học

1- Kiến thức: Giúp HS hiểu Nhà nước ta thực sự coi trọng tính mạng con người.

2- Kĩ năng: Biết tôn trọng tính mạng,thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

3- Thái độ: Có thái độ phê phán, tố cáo những hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của người khác.

B. Phương pháp:

  • Xử lý tình huống.
  • Thảo luận nhóm.
  • Tổ chức trò chơi.

C. Chuẩn bị của GV và HS:

  • Hiến pháp 1992; Bộ luật hình sự 1999; Bảng phụ; Bộ tranh bài 16.
  • SGK+ vở ghi.
  • Chuẩn bị bài mới.

D- Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ:

  • Hãy nêu quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân?
  • Đáp: Là quyền cơ bản của công dân

3. Bài mới:

Để hiểu được như thế nào là biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác và tự biết bảo vệ quyền của mình như thế nào. Tiết học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu tiếp phần còn lại của bài 16 “Quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm”

Hoạt động 1:

*/ Tình huống: (BT b trong SGK)

Tuấn và Hải ngồi cạnh nhau. Do nghi ngờ Hải nói xấu mình, Tuấn đã chửi Hải và còn rủ anh trai đánh Hải.

Em hãy cho biết, ai là người vi phạm pháp luật? Vi phạm điều gì?

Anh trai Tuấn cũng vi phạm PL, không biết can ngăn em, mà còn tiếp tay cho em -> Em đã sai lại càng làm cho em sai thêm.

Theo em, Hải có thể có cách ứng xử như thế nào? cách nào là tốt nhất?

Khi thấy các hành vi như vậy chúng ta cần có cách ứng xử như thế nào?

Vậy chúng ta cần có trách nhiệm như thế nào đối với tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác?

Khi người khác xâm phạm đến quyền của mình ta cần phải làm gì?

Khi bị người khác bắt nạt em sẽ làm như thế nào?

Hoạt động 2:

HS đọc yêu cầu bài tập trong SGK – Tr 54.

- HS làm bài tập – HS nhận xét -> GV bổ xung.

HS đọc yêu cầu bài tập trong SGK – Tr 54.

- HS làm bài tập – HS nhận xét -> GV bổ xung.

Điều nào phù hợp với ý kiến của em?

*/ Tình huống: (Bảng phụ)

Chị H được điều động đi làm công tác khác, vì không đủ năng lực hoàn thành công việc được giao. Chị H đã làm đơn tố cáo lên cấp trên rằng: Lãnh đạo cơ quan đã nhận hối lộ của người khác để thay người đó vào chỗ của mình. Khi cơ quan yêu cầu bằng chứng, chị H không có. Chị đã bị phạt vi phạm hành chính và còn bị đi tù.

Chị H bị phạt vi phạm hành chính và bị đi tù vì tội gì? Vì sao?

Đưa ra tình huống -> HS lên thể hiện -> GV nhận xét.

II – Bài học:

-Tuấn vi phạm PL: Chửi và rủ anh đến đánh Hải (lôi kéo người khác cùng phạm tội) -> Xâm phạm tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của Hải.

- Hải cần báo thầy cô, bố mẹ biết.

-> Phê phán, tố cáo để có hình thức ngăn chặn và xử lý kịp thời.

-> Phải biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

-> Cần phải biết bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình theo qui định của PL.

2- Trách nhiệm của công dân:

- Biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

- Biết tự bảo vệ quyền của mình. Đồng thời phê phán, tố cáo những việc làm sai trái với những qui định của PL.

III- Luyện tập:

*/ Bài 1: (c – SGK – Tr 54 )

- Chọn cách ứng xử: Hà tỏ thái độ phản đối nhóm con trai và báo cho bố mẹ, thầy cô biết -> Đó là cách ứng xử đúng, để kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm PL.

*/ Bài 2: (d – SGK – Tr 54 )

- ý đúng: 1, 2, 3.

- ý sai: 4.5.

*/ Bài 3:

- Chị H bị phạt vi phạm hành chính và bị đi tù vì tội vu khống, vu cáo cho người khác làm ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của người khác.

*/ Sắm vai:

- HS lên thể hiện.

4./ Củng cố:

? Chúng ta cần có trách nhiệm như thế nào đối với tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác?

? Khi thấy các hành vi vi phạm đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác chúng ta cần phải làm gì?

Hướng dẫn HS học và làm bài tập ở nhà:

  • Học thuộc nội dung bài học (SGK).
  • Làm bài tập đ trang 54.
  • Chuẩn bị bài 17 (SGK).

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm (tiết 2) theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 6

    Xem thêm