Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở theo CV 5512

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn GDCD lớp 6 theo CV 5512

I. Mục tiêu cần đạt.

1 .Kiến thức:

-Nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

2. Kĩ năng:

-Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân.

-Biết đưa ra cách ứng xử trong các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm chỗ ở.

-Biết bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của mình.

3. Thái độ

- Tôn trọng chỗ ở của người khác

- Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của người khác.

4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:

-Năng lực:

+Năng lực giải quyết vấn đề;

+Năng lực tự nhận thức;

+Năng lực tự điều chỉnh hành vi phù hợp với quy định của pháp luật;

- Phẩm chất:

+Nghĩa vụ công dân: Tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

*Nội dung lồng ghép GDQP-AN: Ví dụ đơn giản về các quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

I. Chuẩn bị.

1. Giáo viên:

- Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, bảng phụ...

2. Học sinh:

- Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK;

- Dụng cụ học tập...

III. Tiến trình các hoạt động dạy và học

A. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

1. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

2. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

3. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

4. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Tổ chức các hoạt động

1. Hoạt động khởi động

Mục tiêu: kích thích hứng thú học tập đối với hs

Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân có ý nghĩa như thế nào?

-Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm?

- Gặp tình huống sau em sẽ làm gì:

Trên đường đi học về em thấy hai bạn lớp em đang đánh nhau.

* Thực hiện nhiệm vụ:

- hs: suy nghĩ

Dự kiến:

- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất của mỗi công dân vì nó gắn liền với mỗi con người, nhờ quyền đó mà mỗi công dân có thể sống tự do, bình an.

- Công dân phải biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác.

- Phải biết tự bảo vệ quyền của mình, phê phán, tố cáo những việc làm trái với quy định của pháp luật.

* Báo cáo kết quả

- Cá nhân báo cáo

* Đánh giá: gv nhận xét, giới thiệu vào bài

- GV: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Đó cũng chính là nội dung bài học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của GV và HS

Kiến thức trọng tâm

Hoạt động 1 : Tìm hiểu tình huống

1. Mục tiêu: Hiểu được tình huống và quyền nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân. Cặp đôi

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- trình bày miệng

- Phiếu học tập của nhóm cặp đôi

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu

- HS: Thảo luận theo cặp đôi.Thời gian thảo luận 3p.

Trả lời các câu hỏi:

1.Chuyện gì đã xảy ra với gia đình bà Hòa.

2. Bà Hòa có suy nghĩ và hành động như thế nào.

3. Bà Hòa hành động như vậy đúng hay sai? Tại sao?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh đọc , suy nghĩ cá nhân, cặp đôi trao đổi

- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs

- Dự kiến sản phẩm

- Bà Hòa bị mất gà, mất quạt.

- Bà Hòa nghĩ chỉ có nhà T bắt trộm, chửi đổng suốt ngày. Đòi vào khám nhà bà T, mẹ con bà T không cho bà Hòa cứ xông vào khám.

- Hành động của bà Hòa là sai vì: Chửi bới là hành động thiếu văn hoá, tự ý khám nhà, tự vào chỗ ở của người khác. là hành vi vi phạm pháp luật.

- Bà Hòa:

+ Quan sát, theo dõi.

+ Báo với chính quyền địa phương nhờ can thiệp

+ Không tự ý xông vào khám xét, lục lọi nhà người khác – vi phạm pháp luật.

*Báo cáo kết quả: cặp đôi báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung bài học

1. Mục tiêu: Hiểu được nội dung bài học

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân. Cặp đôi

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- trình bày miệng

- Phiếu học tập của nhóm cặp đôi

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu

? ND cơ bản về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?

? Trách nhiệm của công dân?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Dự kiến sản phẩm

- Là một quyền cơ bản của công dân: Công dân có quyền được các cơ quan NN và mọi người tôn trọng chỗ ở.

- Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép

- Mỗi người cần tôn trọng chỗ ở của người khác.

- Biết tự bảo vệ chỗ ở của mình

- Phê phán, tố cáo người làm trái pháp luật xâm phạm đến chỗ ở của người khác.

*Báo cáo kết quả: cặp đôi báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

- GV cho HS đọc điều 22 – HP 2013.

1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.

2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.

- GV giới thiệu Đ158 - BLHS 2015

-Về chỗ ở công dân có quyền như thế nào?

- Từ nội dung phần I, GV yêu cầu HS rút ra nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của CD.

? Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền này?

- HS: Trả lời

3. Hoạt động luyện tập

1. Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu hs:

? làm bài tập b, d trong SGK

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý và giải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém

- Dự kiến sản phẩm

Bài tập b/SGK/T45

-Những hành vi phạm về chỗ ở của công dân:

+ Tự ý vào chỗ ở của người khác mà người đó không đồng ý.

+ Vào chỗ ở của người khác khi họ không có ở nhà.

+ Tự ý khám nhà khi không có lệnh của cấp có thẩm quyền...

Bài tập đ/SGK/T45

- Em sẽ xử lí tình huống như sau:

+ Không vào nhà mà chờ khi bạn về mới vào hỏi mượn truyện.

+ Nếu là người quen thì em cho vào còn không quen thì xin lỗi để khi bố mẹ về thì mời đến kiểm tra.

+ Chờ khi họ về thì xin phép vào để nhặt.

+ Có thể vào giúp nhưng trước sự chứng kiến của nhiều người hàng xóm.

+ Gọi mọi người cùng sống chung khu dân cư của em cùng đến giúp.

*Báo cáo kết quả:

- Gv gọi mỗi bài 1 bạn học sinh làm chưa được hoàn thiện lên bảng dán kết quả làm bài tập của mình.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

I. Tình huống:

- Bà Hòa bị mất gà, mất quạt.

- Bà Hòa nghĩ chỉ có nhà T bắt trộm, chửi đổng suốt ngày. Đòi vào khám nhà bà T, mẹ con bà T không cho bà Hòa cứ xông vào khám.

- Hành động của bà Hòa là sai vì: Chửi bới là hành động thiếu văn hóa, tự ý khám nhà, tự vào chỗ ở của người khác. là hành vi vi phạm pháp luật.

- Bà Hòa:

+ Quan sát, theo dõi.

+ Báo với chính quyền địa phương nhờ can thiệp

+ Không tự ý xông vào khám xét, lục lọi nhà người khác – vi phạm pháp luật.

3. Kết luận:

-Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

-Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không đồng ý

-Trừ trường hợp pháp luật cho phép.

II. Nội dung bài học:

1. Nội dung cơ bản quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

- Là một quyền cơ bản của công dân: Công dân có quyền được các cơ quan NN và mọi người tôn trọng chỗ ở.

- Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép

2. Trách nhiệm của công dân:

- Mỗi người cần tôn trọng chỗ ở của người khác.

- Biết tự bảo vệ chỗ ở của mình

- Phê phán, tố cáo người làm trái pháp luật xâm phạm đến chỗ ở của người khác.

III. Bài tập:

Bài tập b/SGK/T45

-Những hành vi phạm về chỗ ở của công dân:

+ Tự ý vào chỗ ở của người khác mà người đó không đồng ý.

+ Vào chỗ ở của người khác khi họ không có ở nhà.

+ Tự ý khám nhà khi không có lệnh của cấp có thẩm quyền...

Bài tập đ/SGK/T45

- Em sẽ xử lí tình huống như sau:

+ Không vào nhà mà chờ khi bạn về mới vào hỏi mượn truyện.

+ Nếu là người quen thì em cho vào còn không quen thì xin lỗi để khi bố mẹ về thì mời đến kiểm tra.

+ Chờ khi họ về thì xin phép vào để nhặt.

+ Có thể vào giúp nhưng trước sự chứng kiến của nhiều người hàng xóm.

+ Gọi mọi người cùng sống chung khu dân cư của em cùng đến giúp.

4. Hoạt động vận dụng

Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn

Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, nhóm, sắm vai

Sản phẩm hoạt động: Tình huống sắm vai

Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

* Lồng ghép GDQP-AN:

-Nêu ví dụ về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs

- Dự kiến sản phẩm:

-HS trả lời:

+ Không tự tiện vào nhà người khác.

+ Chứng kiến hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác thì tìm cách ngăn chặn; báo với cơ quan chức năng …

*Báo cáo kết quả:

-Gv yêu cầu 1 nhóm lên sắm vai tình huống trên

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- Tìm ở địa phương những biểu hiện tốt, chưa tốt trong việc thực hiện các quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sk

- Làm các bài tập SGK;

- Chuẩn bị bài: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

Giáo án môn GDCD lớp 6

A. Mục tiêu bài học

1- Kiến thức: Giúp HS hiểu và nắm vững được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

2- kĩ năng: Biết phân biệt đâu là những hành vi vi phạm PL về chỗ ở của công dân. Biết bảo vệ chỗ ở của mình và không vi phạm chỗ ở của người khác. Biết phê phán, tố cáo những hành vi vi phạm PL xâm phạm đến chỗ ở của người khác.

3- Thái độ: Có ý thức tôn trọng chỗ ở của người khác, có ý thức cảnh giác trong việc bảo vệ giữ gìn chỗ ở của mình cũng như chỗ ở của người khác.

B.- Phương pháp:

  • Phân tích, xử lý tình huống.
  • Thảo luận lớp, nhóm.
  • Trò chơi, sắm vai.

C. Chuẩn bị của GV và HS

  • SGK+ SGV; HP – 1992.
  • Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam năm 1999.
  • Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988.
  • Bộ tranh bài 17.
  • SGK + vở ghi.

D. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức.

2- Kiểm tra bài cũ

? Chúng ta cần phải có trách nhiệm như thế nào đối với tính mạng, thân thể... của người khác và đối với tính mạng, thân thể… và nhân phẩm của mình?

3. Bài mới:

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được quy định trong HP nhà nước ta. Vậy để hiểu được công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở như thế nào? Tiết học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu bài 17…

Hoạt động 1:

HS đọc tình huống trong SGK.

Chuyện gì đã xảy ra với gia đình bà Hòa?

Trước những sự việc đó, bà Hòa có suy nghĩ và hành động như thế nào?

Theo em bà Hoà hành động như vậy là đúng hay sai? Vì sao?

Hành động đó của bà Hoà vi phạm điều gì?

Hoạt động 3:

HS đọc HP năm 1992- Điều 72.

Vậy em hiểu thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?

*/ Thảo luận:

Theo em bà Hòa nên làm như thế nào để xác định được nhà T lấy cắp tài sản của mình mà không vi phạm quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của người khác?

Giới thiệu điều 124- Bộ luật hình sự năm 1999.

Qua phần thảo luận, em hiểu quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có nghĩa là gì?

*/ Tình huống:

Hai anh công an đang rượt đuổi theo tội phạm trốn trại, hắn chạy vào ngõ hẻm, mất hút… Nghi chạy vào nhà bác Tá, hai anh công an đòi khám nhà ông Tá…

Hai anh công an vi phạm điều gì? Vì sao?

Theo em hai anh công an nên hành động như thế nào mới đúng?

Ông Tá cần có trách nhiệm cùng với công an truy bắt tội phạm, nên cho công an vào khám nhà.

Qua phân tích tình huống trên công dân cần có trách nhiệm gì đối với PL về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?

Hoạt động 3:

HS đọc yêu cầu BT trong SGK.

- HS làm BT -> HS nhận xét -> GV bổ xung.

HS đọc yêu cầu BT trong SGK.

- HS làm BT -> HS nhận xét -> GV bổ xung.

I- Tìm hiểu tình huống:

*/ Gia đình bà Hòa mất:

+ Gà mái.

+ Quạt bàn.

- Mất gà: Nghi bà T ăn trộm, chửi đổng… doạ sẽ vào nhà T khám.

- Mất quạt: Nghĩ ngay lại chỉ có nhà T… đòi khám nhà…cứ xông vào khám.

-> Bà Hòa hành động như vậy là sai vì không có tang trứng vật chứng nên không thể khám nhà T.

-> Hành động đó vi phạm pháp luật.

II- Bài học:

1- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền của công dân và được qui định trong hiến pháp 1992 điều 73 của nhà nước ta.

- Quan sát, theo dõi.

- Báo với chính quyền địa phương, nhờ can thiệp.

- Không tự ý xông vào nhà khám xét nhà người khác.

2- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có nghĩa là: Công dân được cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép.

-> Hai anh công an vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của ông Tá.

- Vì: Tự ý quyết định vào khám nhà ông Tá khi chưa có lệnh của cấp trên và chưa có sự đồng ý của ông Tá.

-> Giải thích cho ông Tá hiểu sự nguy hiểm của tội phạm… ông á đồng ý cho vào khám nhà. Nếu không hai anh công an cử một người vào theo dõi một người đi xin giấy cấp trên…

3- Trách nhiệm của công dân: Phải tôn trọng chỗ ở của người khác.

- Tự bảo vệ chỗ ở của mình.

- Tố cáo những người làm trái pháp luật, xâm phạm đến chỗ ở của người khác.

III- Luyện tập:

*/ Bài 1 (d)- trang 56:

- Không cho người lạ, người không có thẩm quyền tự tiện vào khám nhà.

- Mình cũng không được tự tiện vào lục lọi khám nhà người khác khi chưa có sự đồng ý của chủ nhà.

- Trong trường hợp cần thiết phải vào thì phải có sự chứng kiến của người khác và của mọi người xung quanh.

*/ Bài 2 (d)- trang 56:

- Quay về để lần sau sang mượn.

- Xem xét có đúng không, nếu đúng thì cho vào.

- Đợi hàng xóm về...

- Cần có người sang cùng.

- Gọi hàng xóm đến xem cùng.

4. Củng cố:

? Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có nghĩa là gì?

? Trách nhiệm của công dân đối với quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?

Hướng dẫn H/S học và làm bìa tập ở nhà:

  • Học thuộc nội dung bài học trong SGK.
  • Làm bài tập: Tìm những hành vi vi phạm chỗ ở của người khác, những việc làm thực hiện quyền bất khả xâm phạm chỗ ở.
  • Chuẩn bị bài 18

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
10
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 6

    Xem thêm