Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài: Thực hành các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học theo CV 5512
Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài: Thực hành các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Giáo án môn GDCD lớp 6 theo CV 5512
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Hiểu được vai trò của thiên nhiên nói chung của Hà Nam nói riêng.
- Cần có ý thức bảo vệ thiên nhiên Hà Nam
2. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn gắn với thực tế cuộc sống biết yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên.
3. Kĩ năng: Rèn kỹ năng khái quát và vận dụng thực tế.
4. Năng lực: Giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, đánh giá, tư duy
II. Chuẩn bị
GV: tham khảo tài liệu, soạn bài;
HS: Ôn học và chuẩn bị bài.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
A. Mô tả PP và kĩ thuật thực hiện chuỗi các hoạt động trong bài học
Tên hoạt động | Phương pháp thực hiện | Kĩ thuật dạy học |
A. HĐ khởi động | Nêu và giải quyết vấn đề | Nêu vấn đề |
B. HĐ hình thành KT | DH theo nhóm,nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, vấn đáp, liên hệ thực tế | Đặt câu hỏi, hợp tác |
C. HĐ luyện tập | DH theo nhóm,nêu và giải quyết vấn đề | Đặt câu hỏi, hợp tác, động não |
D. HĐ vận dụng | Nêu và giải quyết vấn đề | Đặt câu hỏi |
E. HĐ tìm tòi, mở rộng | Nêu và giải quyết vấn đề | Đặt câu hỏi |
B. Tổ chức các hoạt động
1. Hoạt động khởi động
-MT: gây hứng thú, tạo tâm thế thoải mái để dẫn vào bài.
-PT: cá nhân
-SP: trả lời miệng
-Phương án đánh giá: hs, gv
-Tiến trình HĐ
Câu hỏi KĐ
? Em có cảm nhận gì về môi trường và cảnh quan thiên nhiên Hà Nam
GV đọc câu thơ ca ngợi quê hương Kim Bảng cho học sinh nghe.
Hoạt động của gv và hs | Nội dung cần đạt | ||||
2. Hoạt động hình thành kiến thức -Mục tiêu: HS hiểu biết thêm về thiên nhiên Hà Nam. -PT: nhóm -SP: trả lời miệng -Phương án đánh giá: hs, gv -Tiến trình HĐ - GV gieo vấn đề để HS chuẩn bị trước. Gv: Cho Hs quan sát một số hình ảnh về thiên nhiên Hà Nam ? Trình bày hiểu biết của em về các địa danh ở những bức ảnh trên? ? Em có suy nghĩ gì và cảm xúc gì trước cảnh đẹp thiên nhiên của Hà Nam? ? Thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta? - Các nhóm cử đại diện trình bày. - GV nhận xét và chốt lại: Địa phương đã thực hiện tốt việc bảo vệ thiên nhiên chưa? ?/ Môi trường sống của con người gồm mấy loại? + HS trả lời. + GV cung cấp thêm: Môi trường xã hội là tất cả mqh của con người với con người trong hoạt động văn hóa, sản xuất, vui chơi.... Môi trường tự nhiên là do thiên nhiên tạo ra cho con người. ?/ Theo em thiên nhiên là gì? - HS trả lời. - GV nhận xét và chốt. - GV kẻ bảng, yêu cầu HS thảo luận theo cặp nhóm, sau đó HS lên điền vào bảng. - GV nhận xét và chốt: Thiên nhiên có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người, là tài sản vô cùng quý giá. Tuy nhiên thiên nhiên cũng gây ra nhiều tác hại, song phần lớn những tác hại đó do con người gây ra. - GV giới thiệu tranh. - GV liên hệ thêm: ?/ Theo em, con người đã có những hành vi nào gây ảnh hưởng xấu đến môi trường? - HS có thể thảo luận theo cặp nhóm để trả lời. - GV nhận xét. ?/ Em và các bạn em đã có việc làm gì thể hiện đã biết yêu thiên nhiên và hòa hợp với thiên nhiên - HS tự liên hệ bản thân và xung quanh. ?/ Từ đó, theo em, mỗi người cần có việc làm và thái độ ntn với thiên nhiên? - HS trả lời. - GV nhận xét và giải thích thêm. 3. Hoạt động luyện tập. -Mục tiêu: HS làm được các bài tập SGK và một số bài tập khác. -PT: cá nhân -SP: trả lời miệng -Phương án đánh giá: hs, gv -Tiến trình HĐ - GV lần lượt hướng dẫn HS làm bài tập SGK. - GV phát phiếu học tập theo bàn cho HS Em không đồng ý với hành vi bảo vệ môi trường nào sau đây? Đánh dấu vào ý em chọn. a. Vứt rác ra hè phố. b. Chặt cây đến tuổi thu hoạch. c. Chỉ trồng cây xanh trong vườn nhà mình. d. Trả động vật hoang dã về rừng. e. Lao động dọn vệ sinh trường lớp tích cực. g. Nhóm bếp than ở ngoài đường để tránh ô nhiễm trong nhà. | I. Ngoại khóa chủ đề "Thiên nhiên Hà Nam" 1. Thiên nhiên - Môi trường sống của con người gồm 2 loại: Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội - Thiên nhiên bao gồm: nước, không khí, sông suối, cây xanh, bầu trời, đồi núi.... 2. Thiên nhiên với con người:
* Con người đang làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiên nhiên: + Chặt phá rừng trái phép. + Vứt rác bừa bãi, nhất là khu vực thăm quan. + Đốt rừng làm nương rẫy. Sống du canh du cư. + Săn bắt động vật quý hiếm. + Lấn biển. 3. Trách nhiệm của con người. - VD: Trồng cây xanh trong trường, ven đường. Đi thăm quan cảnh đẹp thiên nhiên, tìm hiểu về thiên nhiên. Không vứt rác bừa bãi. Vẽ tranh về thiên nhiên. Khuyên các bạn bảo vệ thiên nhiên.... - Con người cần: + Yêu quý thiên nhiên, bảo vệ và giữ gìn thiên nhiên. + Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện biện pháp bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống. + Sống gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên.
III. Bài tập: 1/ Đáp án: a, c, d |
4. Hoạt động vận dụng
-Mục tiêu: HS có những HĐ, việc làm cụ thể góp phần bảo vệ MT và TN.
-PT: cá nhân
-SP: trả lời miệng
-Phương án đánh giá: hs, gv
-Tiến trình HĐ
? Bản thân em và gia đình cần có những việc làm cụ thể để góp phần bảo vệ thiên nhiên môi trường nơi mình sống, học tập và công tác.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
-Mục tiêu: HS tiếp tục tìm hiểu những cảnh quan thiên nhiên của Hà Nam và những nơi khác trên cả nước.
-PT: cá nhân
-SP: trả lời miệng
-Phương án đánh giá: hs, gv
-Tiến trình HĐ
- Tham khảo tài liệu để hiểu rõ hơn về tác dụng của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người.Từ đó cảm nhận được vai trò của thiên nhiên đối với con người.
- Học và nắm chắc các nội dung đã ôn tập
Giáo án môn GDCD lớp 6
A. Mục tiêu bài học
1- Kiến thức: Giúp HS tìm hiểu những gương người tốt,việc tốt ở địa phương qua các nội dung đã học. Nhận biết được các biểu hiện về các tệ nạn xã hội.
2- Kĩ năng: Biết áp dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, rèn luyện kĩ năng đánh giá vấn đề xã hội.
3- Thái độ: Có ý thức rèn luyện bản thân, để có đủ phẩm chất năng lực trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
B- Phương pháp:
- Thảo luận nhóm, lớp.
- Nêu và giải quyết tình huống.
- Kể các tấm gương về người tốt, việc tốt.
C. Chuẩn bị của GV và HS:
- Nghiên cứu tài liệu soạn bài.
- Nêu các tấm gương người tốt, việc tốt.
- Tìm hiểu các tấm gương người tốt, việc tốt ở địa phương.
D. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Để giúp các em vận dụng những nội dung, kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.Tiết học hôm nay cô cùng các em…
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Các gia đình nơi em cư trú có nếp sống như thế nào? (Phẩm chất đạo, quan hệ , kinh tế…). Em hãy kể một số gia đình có nếp sống văn hoá mà em biết? Đa số các gia đình có lối sống lành mạnh, êm ấm, hạnh phúc. Nhưng còn một số gia đình chưa có lối sống lành mạnh, hạnh phúc, như còn mắc phải các tệ nạn xã hội… Hoạt động 2: Nêu các tệ nạn xã hội mà em biết? Do đâu mà có những tệ nạn này? (Tập trung ở độ tuổi nào nhiều nhất?). Hoạt động 3: Trước những sự việc trên, chính quyền địa phương đã có biện pháp gì để ngăn chặn? Chính quyền địa phương đã có những biện pháp giáo dục, tạo công ăn việc làm và xử lý nghiêm minh… Hoạt động 4: */ Thảo luận: Là H/S em sẽ làm gì để góp phần vào việc xây dựng gia đình văn hoá? Là H/S cần nỗ lực học tập tu dưỡng đạo đức để có đủ phẩm chất và năng lực trở thành người công dân có ích cho gia đình và xã hội. Khi thấy các hành vi vi phạm pháp luật em sẽ làm gì? Mỗi chúng ta cần nêu cao tinh thần trách nhiệm phê phán tố cáo các hành vi làm trái pháp luật xâm hại đến tài sản nhà nước và công dân… | 1- Nếp sống văn hoá ở điạ phương: - Cha mẹ mẫu mực. - Con cháu chăm ngoan, học giỏi, lễ phép. - Con cái đều được đi học, chăm sóc chu đáo. - Gia đình chăm lo phát triển kinh tế. - Sinh đẻ có kế hoạch. - Vệ sinh đường ngõ xóm sạch đẹp. - Giữ gìn trật tự an ninh. 2- Biểu hiện của các tệ nạn xã hội: - Cờ bạc, nghiện ngập, mại dâm, trộm cắp. - Do lười lao động, ham chơi,đua đòi , không nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô. -> Thanh thiếu niên. 3- Việc làm của địa phương: - Giáo dục, nhắc nhở, phê bình. - Phạt hành chính. - Tạo công ăn, việc làm. - Đưa đi cải tạo. - Quan tâm, động viên, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh trên. 4- Liên hệ thực tế: - Chăm chỉ học tập. - Tích cực tham gia các hoạt động ở trường lớp và ngoài xã hội. - Tu dưỡng đạo đức, nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô dạy bảo. - Đoàn kết với bạn bè và mọi người xung quanh. - Yêu thương, giúp đỡ mọi người. - Phát hiện thấy các hành vi vi phạm pháp luật phải phê phán tố cáo lên những người có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn, giải quyết. |
4. Củng cố:
? Để giảm bớt được các tệ nạn xã hội mỗi chúng ta cần phải làm gì?
? Các tệ nạn xã hội ở Mai Sơn ta hiện nay như thế nào? Tập trung nhiều nhất ở đối tượng nào? Vì sao?
Hướng dẫn H/S học và làm bài tập ở nhà:
- Ôn lại các nội dung bài học từ bài 13 đến bài 18.
- Làm lại các dạng bài tập ở các bài 13 -> 18.
- Liên hệ thực tế địa phương những nội dung có liên quan như quyền và nghĩa vụ của trẻ em, của công dân.
----------------------------------------
Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài: Thực hành các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới