Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 2: Siêng năng, kiên trì (tiết 2) theo CV 5512

Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 2: Siêng năng, kiên trì (tiết 2) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn GDCD lớp 6 theo CV 5512

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Giúp HS hiểu ý nghĩa và biểu hiện của siêng năng, kiên trì.

2. Thái độ:

- Hình thành ở HS thái độ thường xuyên rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập và lao động.

3. Kĩ năng:

- HS biết tự rèn luyện tính siêng năng.

- Phác thảo được kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động...để trở thành người tốt.

Năng lực hướng tới: NL giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác...........

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học: phiếu học tập,

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà.

- Tư liệu SGK, SGV, tranh ảnh minh hoạ, câu chuyện, tình huống, thơ, tục ngữ, ca dao về siêng năng, kiên trì

III. Tiến trình các hoạt động dạy và học

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

A. Hoạt động khởi động

1. Mục tiêu: Kích thích và huy động vốn hiểu biết của HS về siêng năng kiên trì

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

Cho hs sử dụng dự án phần tìm tòi, mở rộng

GV đưa câu hỏi trao đổi:Hãy nêu biểu hiện siêng năng, kiên trì của bản thân

- Sưu tầm ca dao, tục ngữ về trái với tính siêng năng, kiên trì

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Kể những biểu hiện

- Giáo viên quan sát, động viên giúp đỡ khi hs gặp khó khăn

- Dự kiến sản phẩm: dọn dẹp, lau chùi nhà cửa thường xuyên cho mẹ, học bài, làm bài đầy đủ khi đến lớp...

Câu trái siêng năng, kiên trì: Há miệng chờ sung; Ôm cây đợi thỏ..

*Báo cáo kết quả: Hs báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

GV: Vậy các em đã thấy biểu hiện của siêng năng và không siêng năng từ câu ca dao, tục ngữ trên nó đem lại điều gì trong cuộc sống. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài học hôm nay nhé.

B. Hình thành kiến thức (tiếp)

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

1. Mục tiêu: HS tìm những biểu hiện về siêng năng, kiên trì và những biểu hiện chưa siêng năng, kiên trì.tầm quan trọng tính siêng năng, kiên trì

- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi, việc làm thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, nhóm

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- trình bày miệng

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia HS thành 4 nhóm, thảo luận theo câu hỏi.

N1,2: Tìm những biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động, các hoạt động xã hội

N3,4: Tìm biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động, các hoạt động xã hội và hậu quả? Từ đó hiểu siêng năng, kiên trì có ý nghĩa ntn trong cuộc sống?

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân, nhóm

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý và giải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém

- Dự kiến sản phẩm:

N1,2: - Trong học tập:

+ Đi học chuyên cần.

+ Chăm chỉ làm bài tập...

- Trong lao động:

+ Chăm làm việc nhà

+ Tiết kiệm

+ Tìm tòi, sáng tạo...

- Trong hoạt động khác:

+ Chăm chỉ, kiên trì tập thể dục

+ Kiên trì đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội...

N3,4: Trái siêng năng: Lười học, thường xuyên không làm bài, trốn lao động, ỷ lại..; không tham gia HĐXH..

+ Hậu quả: Học sa sút, mọi người xa lánh, không tin tưởng..

*Báo cáo kết quả: - HS thảo luận, cử thư ký ghi ra phiếu học tập, cử đại diện lên trình bày.

*Đánh giá kết quả

- HS các nhóm nhận xét chéo.

- GV nhận xét kết quả của mỗi nhóm và chốt.

- GVKL: Siêng năng, kiên trì biểu hiện ở mọi lĩnh vực hoạt động.

- HS liên hệ trong lịch sử hoặc trong thực tế.

- GV khuyến khích HS liên hệ

GV đặt câu hỏi chung:

? Từ biểu hiện trên em cách rèn luyện tính siêng năng, kiên trì?

- GVKL: Theo nội dung bài học SGK

GVKL chung: Siêng năng kiên trì không phải tự nhiên mà có được. Mỗi người cần rèn cho mình đức tính này để học tập, làm việc hiệu quả.

Hoạt động 3: Luyện tập.

1. Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

HS làm bài tập a/6 vào phiếu học tập còn bài tập b, c, d đã làm trong quá trình học.

GV đưa thêm bài tập bổ sung:

? Trong những câu tục ngữ thành ngữ sau câu nào nói về sự siêng năng, kiên trì đưa bằng bảng phụ

- Năng nhặt, chặt bị.

- Đổ mồ hôi, sôi nước mắt.

- Liệu cơm gắp mắm.

- Khen nết hay làm, ai khen nết hay ăn

- Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.

- Siêng làm thì có, siêng học thì hay.

- Há miệng chờ sung

- Nhận xét, giải thích câu đúng, sai.

- Làm phiếu điều tra nhanh. Ghi vào phiếu tự đánh giá mình đã siêng năng, kiên trì chưa?

Ghi vào phiếu đánh giá.

Biểu hiện

Siêng năng, kiên trì

Chưa

- Học bài cũ

- Làm bài mới

- Chuyên cần

- Giúp mẹ

- Chăm sóc em

- Tập TDTT...

-Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm

- Dự kiến sản phẩm: Chọn ý 1,2,

*Báo cáo kết quả:

-Gv yêu cầu hs trình bày

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

b. Biểu hiện:

- Trong học tập:

+ Đi học chuyên cần.

+ Chăm chỉ làm bài tập

+ Có kế hoạch học tập.

+ Gặp bài khó không nản,

+ Tự giác học bài

+ Không chơi la cà

- Trong lao động:

+ Chăm làm việc nhà

+ Không bỏ dở công việc

+ Không ngại khó

+ Tiết kiệm

+ Tìm tòi, sáng tạo

- Trong hoạt động khác:

+ Chăm chỉ, kiên trì tập thể dục

+ Kiên trì đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội

+ Bảo vệ môi trường, trồng cây xanh

+ Tham gia lao động công ích.

c. Ý nghĩa.

- Siêng năng, kiên trì giúp mỗi người thành công trong các lĩnh vực của cuộc sống.

d. Cách rèn luyện

- Tự giác, chủ động, kiên trì,tích cực học hỏi, tham gia..; luôn vui vẻ, hòa đồng ..

3. Bài tập:

BTa (SGK)

- Đáp án ý 1,2

BTb (SGK)

BTc( SGK)

VD: Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký; Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi; HS Thuỳ Dương - HS trường THCS Kim Anh (1996-2000)....

BT bổ sung:

1.

- Năng nhặt, chặt bị.

- Đổ mồ hôi, sôi nước mắt.

- Liệu cơm gắp mắm.

- Khen nết hay làm, ai khen nết hay ăn

- Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.

- Siêng làm thì có, siêng học thì hay.

2. Ghi vào phiếu đánh giá.

Biểu hiện

Siêng năng, kiên trì

Chưa

- Học bài cũ

- Làm bài mới

- Chuyên cần

- Giúp mẹ

- Chăm sóc em

- Tập TDTT...

C. Hoạt động vận dụng

1. Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn

2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân,

3. Sản phẩm hoạt động: Tình huống xử lí

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- GV nêu tình huống, yêu cầu HS đưa ra cách ứng xử:

1/ Trong lớp có bạn học yếu môn toán, em sẽ làm gì để giúp bạn học tốt hơn?

2/ Nếu gia đình em gặp khó khăn, bố mẹ muốn em nghỉ học, em sẽ làm gì để có thể tiếp tục đi học?

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân đưa ra cách ứng xử hợp lý

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý và giải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém

- Dự kiến sản phẩm:

1/ Nói cho bạn hiểu cần phải siêng năng, kiên trì trong học tập hơn. Có kế hoạch cụ thể giúp bạn: giảng bài trên lớp, ở nhà... và giúp bạn bằng lòng kiên trì, nhiệt tình.

2/ Em sẽ phân tích cho cha mẹ hiểu cần phải kiên trì vượt khó mới mong có tương lai xán lạn. Bản thân phấn đấu học thật giỏi để cha mẹ tin tưởng..

*Báo cáo kết quả:

-Gv yêu cầu hs trình bày= phiếu học tập

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

D. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

2. Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ tấm gương siêng năng, kiên trì trường, lớp hoặc địa phương em. Em học được điều gì ở họ. Lập bảng cá nhân

3. Phương thức hoạt động: cá nhân

4. Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

5. Cách tiến hành:

* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

?Em hãy tìm những tấm gương trong lớp, trường hoặc địa phương em có đức tính siêng năng, kiên trì? Em thấy mình cần học tập được điều gì từ những tấm gương đó? Hãy sưu tầm để giờ sau chia sẻ với GV và cả lớp, Gv sẽ cho điểm

- Lập bảng tự đánh giá về siêng năng, kiên trì (1 tuần)

Thứ/ ngày

Biểu hiện

Siêng năng

Kiên trì

Đã siêng năng

Chưa siêng năng

Đã kiên trì

Chưa kiên trì

Thứ 2 (20/9)

VD: Học bài cũ

Thứ 3 (21/9)

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

- HS thảo luận và trả lời vào phiếu học tập

- HS dựa vào SGK, dựa vào thực tế bản thân để trả lời.

*Báo cáo kết quả:

-Gv yêu cầu hs trình bày giờ học sau trong phiếu học tập

*Đánh giá kết quả

- GV thu phiếu học tập để KT, đánh giá

Giáo án môn GDCD lớp 6

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

a.Thế nào là siêng năng?Trái với siêng năng là gì? Cho ví dụ?

b. Thế nào là kiên trì?Trái với kiên trì là gì? Cho ví dụ?

3. Giới thiệu bài mới:

GV sơ lược phần học trước, dẫn dắt HS vào phần tiếp theo của bài học.

4. Dạy và học bài mới:

Hoạt động dạy và học

Kiến thức cơ bản cần đạt

Hoạt động 1

Tìm biểu hiện của siêng năng, kiên trì.

Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận theo 3 nội dung sau:

1. Tìm biểu hiện siêng năng, kiên trì trong học tập?

2.Tìm biểu hiện siêng năng trong lao động?

3. Tìm những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về siêng năng, kiên trì?

HS: Thảo luận, nhận xét, bổ sung, GV chốt lại.

GV bổ sung những câu tục ngữ , ca dao , danh ngôn nói về siêng năng, kiên trì:

“Sắt không dùng sẽ bị gỉ”

“Nước không chảy không trong”

“Mưa dầm thấm lâu”

“Luyện mới thành tài, miệt mài tất giỏi”

“Có công mài sắt, có ngày nên kim”

Hoạt động 2

Tìm hiểu ý nghĩa và cách rèn luyện siêng năng, kiên trì

Gv yêu cầu Hs nhắc lại quan niệm về siêng năng của Bác Hồ. Rồi đặt câu hỏi:

1. Siêng năng, kiên trì có ý nghĩa như thế nào?

2. Em hãy nêu cách rèn luyện của bản thân trong học tập, lao động và các hoạt động khác?

Hoạt động 3

Luyện tập

Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập b, c SGK/7.

Làm bài tập sách bài tập.

GV hướng dẫn HS lập ra phương hướng, kế hoạch rèn luyện siêng năng, kiên trì:

Thứ /Ngày

Biểu hiện hàng ngày

Siêng Năng

Kiên trì

Đã SN

Chưa SN

Đã KT

Chưa KT

Thứ 2

- Học tập

- Giúp bố, mẹ

+

+

+

+

….

….

2. Ý nghĩa:

- Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

3. Cách rèn luyện:

- Phải cần cù tự giác làm việc không ngại khó ngại khổ, cụ thể:

+ Trong học tập: đi học chuyên cần, chăm chỉ học, làm bài, có kế hoạch học tập..

+ Trong lao động: Chăm làm việc nhà, không ngại khó miệt mài với công việc.

+ Trong các hoạt động khác: (kiên trì luyện tập TDTT, đấu tranh phòng chống TNXH, bảo vệ môi trường...)

III. Bài tập:

- Bài tập b, c

5. Cng cố - Dặn dò:

  • Vì sao phải siêng năng kiên trì? Cho ví dụ?
  • Những biểu hiện cụ thể của siêng năng kiên trì là gì?
  • Siêng năng kiên trì giúp chúng ta những gì?
  • Cách rèn luyện siêng năng, kiên trì?
  • Chuẩn bị bài học Tiết kiệm
  • Tìm hiểu truyện đọc “Thảo và Hà”

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 2: Siêng năng, kiên trì (tiết 2) theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 6

    Xem thêm