Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 3: Tiết kiệm theo CV 5512
Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 3: Tiết kiệm được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 2: Siêng năng, kiên trì (tiết 1)
Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 2: Siêng năng, kiên trì (tiết 2)
Giáo án môn GDCD lớp 6 theo CV 5512
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- HS hiểu thế nào là tiết kiệm
- Ý nghĩa của tiết kiệm trong cuộc sống.
2. Kĩ năng:
- HS biết nhận xét, đánh giá việc sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền của, thời gian của bản thân và người khác.
- Biết đưa ra cách xử lí phù hợp, thể hiện tiết kiệm đồ dùng, tiền bạc, thời gian, công sức trong các tình huống .
- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi, việc làm thể hiện tiết kiệm và những hành vi phung phí của cải vật chất, sức lực thời gian và những hành vi keo kiệt, bủn xỉn.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về thực hành tiết kiệm.
3. Thái độ:
- Ưa thích lối sống tiết kiệm, không thích lối sống xa hoa, lãng phí.
- Năng lực hướng tới: NL giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác...........
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch bài học
Học liệu: Đồ dùng dạy học: tranh ảnh, phiếu học tập,
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà.
- Tư liệu SGK, SGV,SGK, SGV, tấm gương về thực hành tiết kiệm, tục ngữ ca dao về tiết kiệm..
III. Tiến trình các hoạt động dạy và học
1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học
Tên hoạt động | Phương pháp thực hiện | Kĩ thuật dạy học |
A. Hoạt động khởi động | - Dạy học nghiên cứu tình huống. - Dạy học hợp tác | - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác |
B. Hoạt động hình thành kiến thức | - Dạy học dự án - Dạy học theo nhóm - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, vấn đáp. | - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác |
C. Hoạt động luyện tập | - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Dạy học theo nhóm - Đóng vai | - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác |
D. Hoạt động vận dụng | - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. | - Kĩ thuật đặt câu hỏi |
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng | - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề | - Kĩ thuật đặt câu hỏi |
1. Tổ chức các hoạt động
Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu: Kích thích và huy động vốn hiểu biết của HS về siêng năng kiên trì
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cá nhân
3. Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ
-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề
GV đưa câu hỏi trao đổi: Chia sẻ với các bạn trong lớp xem em sử dụng tiền mừng tuổi đầu năm mới như thế nào?
? Nhận xét xem việc chi tiêu của các bạn đã hợp lí chưa
- Học sinh tiếp nhận
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Chia sẻ với các bạn trong lớp xem em sử dụng tiền mừng tuổi đầu năm mới
- Giáo viên quan sát, động viên giúp đỡ khi hs gặp khó khăn
- Dự kiến sản phẩm: Để tiền nộp học, mua đồ dùng cần thiết, mua giày dép mới, mua điện thoại..
*Báo cáo kết quả: Hs báo cáo
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …
GV: Vậy các em thấy có bạn sử dụng tiền chưa hợp lí, có bạn sử dụng rất hiệu quả. Cho nên chúng ta biết sử dụng tiền ngoài ra còn thời gian, sức lao động như thế nào là hợp lí ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay nhé.
2. Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
Hoạt động: Tìm hiểu truyện đọc. 1. Mục tiêu: HS hiểu được việc làm biết tiết kiệm 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân. Cặp đôi - Hoạt động chung cả lớp 3. Sản phẩm hoạt động - trình bày miệng - Phiếu học tập của nhóm cặp đôi 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ - GV cho HS phân vai đọc diễn cảm truyện "Thảo và Hà" - HS thảo luận và trả lời câu hỏi. ?/ Thảo và Hà có xứng đáng được thưởng không, vì sao? ?/ Hành động của Hà là gì? ?/ Thảo đã có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền? ?/ Hà đã suy nghĩ ntn trước và sau khi đến nhà Thảo? ?/ Qua truyện trên, em thấy đôi lúc mình giống Thảo hay Hà? Em rút ra bài học gì? - Học sinh tiếp nhận… *Thực hiện nhiệm vụ Dự kiến: - Thảo và Hà đều xứng đáng được thưởng vì cả 2 bạn đều học giỏi và đỗ vào lớp 10. - Hà đã xin tiền mẹ để liên hoan. - Thảo đã suy nghĩ: để tiền mua gạo chứ không đi chơi. - Trước khi đến nhà Thảo: Hà chỉ nghĩ xin tiền mẹ để liên hoan với bạn bè. Sau khi đến nhà Thảo: Hà thấy ân hận về việc làm của mình "mắt nhòe đi, nghĩ đến hoàn cảnh nhà mình, nghĩ đến nét bối rối trong mắt mẹ, hứa sẽ tiết kiệm" - Bài học: Cần biết tiết kiệm, chi tiêu phù hợp hoàn cảnh gia đình lứa tuổi. *Báo cáo kết quả: - HS trình bày. *Đánh giá kết quả - HS khác nhận xét - GV nhận xét kết quả và chốt. - GVKL: Tiết kiệm là một đức tính tốt. Mỗi HS cần biết tiết kiệm, điều chỉnh hành vi, suy nghĩ phù hợp với gia đình lứa tuổi. Hoạt động : Tìm hiểu nội dung bài học. 1. Mục tiêu: HS nắm được khái niệm siêng năng, kiên trì, biểu hiện và ý nghĩa 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, nhóm - Hoạt động chung cả lớp 3. Sản phẩm hoạt động - trình bày miệng - Phiếu học tập của nhóm 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ ?/ Từ việc làm của bạn Thảo và suy nghĩ của Hà khi ân hận em hiểu thế nào là tiết kiệm? GV chia đôi bảng, cho HS chơi trò chơi tiếp sức để tìm biểu hiện của tiết kiệm. ? Phân biệt được những biểu hiện trái với tính tiết kiệm? ?/ Nếu biết tiết kiệm sẽ đem lại lợi ích gì (về đạo đức, văn hóa, kinh tế)? - Học sinh tiếp nhận… *Thực hiện nhiệm vụ Dự kiến: - Sử dụng hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác. -Nêu biểu hiện: TK: sử dụng điện, nước SH hợp lý; sắp xếp tg học, lao động, vui chơi hợp lý, không lãng phí đồ ăn, đồ dùng học tập... Trái với TK: keo kiệt, hà tiện, hoang phí, lãng phí.. * Làm ra nhiều mà phung phí không bằng nghèo mà tiết kiệm. - quý trọng kết quả lao động của mình và của người khác. - Tiết kiệm sẽ làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. - Sống hoang phí dễ dẫn con người đến chỗ hư hỏng, sa ngã. -Tiết kiệm thể hiện lối sống có văn hóa. *Báo cáo kết quả: - HS trình bày. *Đánh giá kết quả - HS khác nhận xét - GV nhận xét kết quả, bổ sung và chốt * Tích hợp giáo dục pháp luật: - Lãng phí: Là việc quản lý, sử dụng tài sản, thời gian lao động và TNTN không hiệu quả…Đây là những nội dung được quy định trong Điều 3 – Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sửa đổi, bổ sung năm 2005. ? Em có thể lấy ví dụ phê phán cách dùng hoang phí? * Tích hợp với đạo đức: Liên hệ với tấm gương tiết kiệm của Bác GV: Lãng phí làm ảnh hưởng đến công sức, tiền của của nhân dân. Chính vì thế, Đảng và Nhà nước ta kêu gọi: “Tiết kiệm là quốc sách”. - Người Việt Nam vốn quí trọng đức tính tiết kiệm. Bác Hồ của chúng ta luôn coi lãng phí, tham ô là kẻ thù của nhân dân. Hoạt động: Cách rèn luyện 1. Mục tiêu: HS biết vận dụng thực hành tiết kiệm trong cuộc sống 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, nhóm - Hoạt động chung cả lớp 3. Sản phẩm hoạt động - trình bày miệng - Phiếu học tập của nhóm 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ - Tổ chức cho HS thảo luận với chủ đề: Em đã tiết kiệm như thế nào? Rèn luyện tiết kiệm trong gia đình. Rèn luyện tiết kiệm ở lớp, trường. Rèn luyện tiết kiệm ở ngoài xã hội - Học sinh tiếp nhận… *Thực hiện nhiệm vụ Dự kiến: + Tiết kiệm trong gia đình: ăn mặc giản dị; tiêu dùng đúng mức;không lãng phí, phô trương; không lãng phí thời gian để chơi; không làm hỏng đồ dùng do cẩu thả; tận dụng đồ cũ; không lãng phí điện nước; thu gom giấy vụn... + Tiết kiệm ở lớp, trường: giữ gìn bàn ghế; tắt điện, quạt khi ra về; dùng nước xong khoá lại; không vẽ lên bàn ghế, làm bẩn tường; không làm hỏng tài sản chung; ra vào lớp đúng giờ; không ăn quà vặt trong giờ, không lãng phí. + Tiết kiệm ngoài xã hội: giữ gìn tài nguyên thiên nhiên; thu gom giấy vụn đồng nát; tiết kiệm điện nước; không hái hoa, hái lộc; không làm thất thoát tài sản xã hội; không la cà nghiện ngập... - Tiết kiệm tiền ăn sáng để ủng hộ đồng bào bị bão lụt; giữ gìn sách vở, quần áo; sắp xếp thời gian để vừa học tốt vừa giúp đỡ được bố mẹ... *Báo cáo kết quả: -Gv yêu cầu hs trình bày theo nhóm *Đánh giá kết quả - Học sinh các nhóm nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá chốt ý * Tích hợp giáo dục pháp luật: Tiết kiệm là việc làm giảm bớt hao phí trong sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và TNTN nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định. Đây là những nội dung được quy định trong Điều 3 – Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sửa đổi, bổ sung năm 2005. như vậy tiết kiệm không chỉ là chuẩn mực đạo đức mà còn là quy định của pháp luật về thực hành chống lãng phí * Lưu ý: Phân biệt tiết kiệm với keo kiệt, hà tiện là sử dụng của cải, tiền bạc một cách hạn chế quá đáng, dưới mức cần thiết... VD: Một HS không mua SGK, đồ dùng học tập mà cứ đến lớp là mượn của người khác thì đó không phải là tiết kiệm. - HS trả lời. - GV bổ sung và chốt. * Lưu ý: Khi đón khách nước ngoài, cán bộ cấp cao của ta trải thảm, tổ chức long trọng... thì đó là vì danh dự quốc gia Hoạt động 3: Luyện tập. 1. Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học 2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân 3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá 5. Tiến trình hoạt động *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ Làm BT a/8; BT b làm phần hình thành kiến thức BT thêm: Đánh dấu x vào các thành ngữ tương ứng nói về tiết kiệm (bảng phụ) ? Giải thích câu thành ngữ sau: Buôn tàu bán bè không bằng hà tiện. - Học sinh tiếp nhận… *Thực hiện nhiệm vụ Dự kiến: BT a/8 chọn ý: 1, 3, 4, BT thêm: - Ăn phải dành, có phải kiệm. X - Tích tiểu thành đại x - Năng nhặt chặt bị x - Ăn chắc mặc bền x * Làm ra nhiều mà phung phí không bằng nghèo mà tiết kiệm. *Báo cáo kết quả: -Gv yêu cầu hs trình bày= phiếu học tập và đánh dấu vào bảng phụ *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá | 1. Truyện đọc: “Thảo và Hà”
2. Nội dung bài học
a. Khái niệm. - Tiết kiệm là sử dụng hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
b. Biểu hiện: - Không đòi hỏi quá mức kinh tế gia đình. - Sắp xếp thời gian hợp lý. - Sử dụng tiền của nhà nước đúng mục đích và tiết kiệm. - Không tham ô tài sản công cộng.
c. Ý nghĩa: - Về đạo đức: Đây là một phẩm chất tốt đẹp, thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của mình và của xã hội, quý trọng mồ hôi công sức, trí tuệ của con người. Sống hoang phí dễ dẫn con người đến chỗ hư hỏng, sa ngã. - Về kinh tế: Tiết kiệm giúp ta tích lũy vốn để phát triển kinh tế gia đình, kinh tế đất nước. - Về văn hóa: Tiết kiệm thể hiện lối sống có văn hóa d. Cách rèn luyện 3. Bài tập: BT a/8 chọn ý: 1,3,4, BT thêm: - Ăn phải dành, có phải kiệm. X - Tích tiểu thành đại x - Năng nhặt chặt bị x - Ăn chắc mặc bền x - Bóc ngắn cắn dài |
Hoạt động 4: Vận dụng:
1. Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn
2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân,
3. Sản phẩm hoạt động: Tình huống xử lí
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá
5. Tiến trình hoạt động
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
GVKL chung: Sau ngày 2.9.1945 nước ta đã gặp khó khăn rất lớn; đó là nạn đói... Bác Hồ đã kêu gọi mọi người tiết kiệm với khẩu hiệu "Hũ gạo cứu đói". Bản thân Bác cũng đã rất tiết kiệm. Nước ta đã qua được giai đoạn khó khăn đó.
Ngày nay Đảng ta có khẩu hiệu "Tiết kiệm là quốc sách". Vậy mỗi HS chúng ta cần thực hành tiết kiệm như thế nào trong cuộc sống?
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Đọc yêu cầu.
+ Về nhà suy nghĩ trả lời vào phiếu học tập
- HS dựa vào SGK, dựa vào thực tế bản thân để trả lời.
*Báo cáo kết quả:
-Gv yêu cầu hs trình bày= phiếu học tập
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học
* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ tấm gương sống tiết kiệm trường, lớp hoặc địa phương em và VD về cách tiêu xài lãng phí hiện nay. Em học được điều gì ở họ. Lập bảng cá nhân về tiết kiệm ở trường, ở nhà.
* Phương thức hoạt động: cá nhân
* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.
* Cách tiến hành:
* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:? Kể những tấm gương sống tiết kiệm mà em biết? Em học hỏi được điều gì từ những tấm gương đó
?/ Em hãy lấy VD về cách tiêu xài lãng phí hiện nay.
?/ GV cho HS thảo luận chủ đề "Em đã tiết kiệm ntn?"
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Đọc yêu cầu.
+ Về nhà suy nghĩ trả lời vào phiếu học tập
- HS dựa vào SGK, dựa vào thực tế bản thân để trả lời
Dự kiến:
- HS liên hệ thực tế.
- VD: Cán bộ tiêu tiền của nhà nước không tiết kiệm.
Chủ thầu xây dựng "rút ruột công trình".
Tổ chức đám cưới, đám ma thật linh đình...
Thực hành TK của bản thân
Ở trường | Ở nhà |
- Giữ gìn sách vở, quần áo, giầy dép. - Sắp xếp thời gian biểu hợp lý. - Giữ gìn bàn ghế. - Tắt quạt, điện giờ ra chơi.... | - Ăn mặc giản dị. - Mua sắm hợp lý. - Tận dụng đồ cũ. - Không lãng phí điện nước. - Không hút thuốc..... |
.*Báo cáo kết quả:
-Gv yêu cầu hs trình bày giờ học sau trong phiếu học tập
*Đánh giá kết quả
- GV thu phiếu học tập để KT, đánh giá
Giáo án môn GDCD lớp 6
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp hs hiểu thế nào là tiết kiệm, cách tiết kiệm và ý nghĩa của nó.
2. Kỹ năng: Học sinh biết sống tiết kiệm, không xa hoa lãng phí.
3. Thái độ: Học sinh thường xuyên có ý thức tiết kiệm về mọi mặt (thời gian, tiền của, đồ dùng, dụng cụ học tập, lao động..).
II. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm
- Phân tich, xử lí tình huống.
III. Tư liệu, phương tiện
- Những mẩu chuyện về gương tiết kiệm.
- Tục ngữ, ca dao, danh ngôn liên quan.
- HS xem trước nội dung bài học.
IV. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Vì sao phải siêng năng, kiên trì?
Hãy tìm 5 câu ca dao,tục ngữ,danh ngôn nói về siêng năng, kiên trì và giải thích một câu trong năm câu đó?
3. Giới thiệu bài mới
GV nêu vấn đề: Theo em hiểu như thế nào là tiết kiệm? HS trả lời theo suy nghĩ – GV dẫn dắt vào bài.
4. Dạy và học bài mới:
Hoạt động dạy và học | Kiến thức cơ bản cần đạt |
Hoạt động 1 Tìm hiểu truyện đọc GV. Gọi Hs đọc truyện “Thảo và Hà” và quan sát tranh Chia lớp 5 nhóm thảo luận những nội dung sau: 1. Thảo và Hà có xứng đáng để được mẹ thưởng tiền không? Vì sao? 2.Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền?. 3. Hà có những suy nghĩ gì trước và sau khi đến nhà Thảo? 4. Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì? Hoạt động 2 Tìm hiểu nội dung bài học. GV nêu câu hỏi: 1.Thế nào là tiết kiệm? Chúng ta cần phải tiết kiệm những gì? Cho ví dụ? 2. Trái với tiết kiệm là gì? Cho ví dụ? 3. Hãy phân tích tác hại của sự keo kiệt, hà tiện?. 4. Vì sao cần phải tiết kiệm? Hoạt động 3 Rèn luyện cách thực hành tiết kiệm Gv: Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận theo 4 nd sau: - Nhóm 1: Tiết kiệm trong gia đình. - Nhóm 2: Tiết kiệm ở lớp. - Nhóm 3: Tiết kiệm ở trường. - Nhóm 4: Tiết kiệm ở ngoài xã hội HS thảo luận, trình bày, bổ sung sau đó gv nhận xét, chốt lại và nêu câu hỏi: ? Mỗi HS cần thực hành tiết kiệm như thế nào? Vì sao phải xa lánh lối sống đua đòi? Hoạt động 4 Luyện tập - Củng cố GV hướng dẫn HS làm bài tập a SGK/10 Đọc truyện "chú heo rô bốt" (sách bài tập) | I. Truyện đọc - Nhóm 1: Không xứng đáng. Vì đạt thành tích trong học tập là nhiệm vụ của người con trong gia đình và người HS. Ngoài việc học, còn phải có trách nhiệm lao động để phát triển kinh tế gia đình. - Nhóm 2: Thảo không đòi hỏi, ngược lại Thảo còn phải lo cho gia đình vì điều kiện khó khăn… - Nhóm 3 Hà ân hận vì việc làm của mình, Hà thương mẹ và hứa sẽ tiết kiệm. Nhóm 4 Thảo có đức tính tiết kiệm … II. Nội dung bài học: 1. Thế nào là tiết kiệm? - Tiết kiệm là biết sử dụng đúng mức, hợp lí của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác. - Trái với tiết kiệm là: xa hoa, lãng phí, keo kiệt, hà tiện... 2. Ý nghĩa: - Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng sức lao động của mình và của người khác. - Làm giàu cho bản thân gia đình và đất nước. 3. Học sinh phải rèn luyện và thực hành tiết kiệm ntn? - Biết kiềm chế những ham muốn thấp hèn. - Xa lánh lối sống đua đòi, ăn chơi hoang phí. - Sắp xếp việc làm khoa học tránh lãng phí thời gian. - Tận dụng, bảo quản những dụng cụ học tập, lao động. - Sử dụng điện nước hợp lí. III. Bài tập: - Bài a – SGK - Sách bài tập |
5. Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu Hs khái quát nội dung toàn bài.
- Làm các bài tập b, c, SGK/10
- Chuẩn bị cho tiết 5 Bài 4 LỄ ĐỘ
- Đọc và tìm hiểu truyện “Em Thuỷ”
----------------------------------------
Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 bài 3: Tiết kiệm theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới