Giáo án Hóa học 8 bài 11: Bài luyện tập 2

Giáo án Hóa học 8: Bài luyện tập 2

Giáo án Hóa học 8 bài 11: Bài luyện tập 2 được soạn chi tiết, dễ hiểu sẽ giúp các em nhanh chóng ôn tập các kiến thức về công thức của đơn chất, hợp chất; củng cố được cách ghi, cách lập công thức hóa học, cách tính phân tử khối của chất. Đồng thời, hiểu được ý nghĩa công thức hóa học, khái niệm về hoá trị và quy tắc hoá trị. Chúc quý thầy cô giáo giảng dạy tốt.

Giáo án Hóa học 8 bài 10: Hóa trị (Tiết 2)

Giáo án Hóa học 8 bài 12: Sự biến đổi chất

GIÁO ÁN HÓA HỌC LỚP 8

Bài 11: BÀI LUYỆN TẬP 2

I - Mục tiêu

1. Kiến thức

  • HS được ôn tập về công thức của đơn chất và hợp chất.
  • HS được củng cố về cách lập CTHH, cách tính PTK
  • Củng cố bài tập xác định hóa trị của 1 ntố

2. Kỹ năng

  • Rèn luyện khả năng làm bài tập XĐ NTHH.

3. Thái độ

  • Ham học hỏi, Tích cực, tìm tòi. yêu thích môn học.
  • Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.

II - Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của thầy

  • Giáo án.
  • Bảng phụ
  • Phiếu học tập

2. Chuẩn bị của trò

  • HS: ôn các kiến thức: CTHH, ý nghĩa của CTHH, hóa trị, qui tắc hóa trị.

III - Tiến trình dạy học

1 - Ổn định tổ chức: (1 phút)

Kiểm tra sĩ số

2 - Kiểm tra bài cũ:

Không (Kết hợp trong qua trình học tập)

3 - Bài mới

a) Mở bài: (1 phút)

Giúp các em củng có những kiến thức đã học về CTHH, ý nghĩa của CTHH, hóa trị, qui tắc hóa trị. Thầy và các em cùng ôn lại trong tiết hôm nay.

b) Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Hoạt động 1: Các kiến thức cần nhớ:

? Nhắc lại công thức chung của đơn chất, hợp chất?

? Nhắc lại định nghĩa hóa trị?

? Nêu qui tắc hóa trị, Ghi biểu thức qui tắc hóa trị?

? Qui tắc hóa trị được áp dụng để làm những bài tập nào?

HS: Trả lời

Công thức chung:

- Đơn chất: An

- Hợp chất : AxBy

- Qui tắc hóa trị:

a. x = b. y

- HS:

- Tính hoá trị của một nguyên tố.

- Lập công thức hoá học của hợp chất khi biết hoá trị.

Hoạt dộng 2: Bài tập.

- GV: Treo bài tập lên bảng

Bài tập 1:

1. Lập công thức hoá học của các hợp chất gồm:

a. Silic IV và oxi

b. Cu (II) và nhóm SO4 (II)

c. Nhôm III và clo I

d. Canxi II và nhóm OH I.

2. Tính phân tử khối của các chất trên.

- GV: Gọi 2 học sinh lên bảng làm.

- GV: Gọi học nhận xét.

- GV: Nhận xét và cho điểm.

- GV: Treo nội dung bài tập 2 lên bảng.

Bài tập 2:

Một học sinh viết các công thức hoá học như sau:

AlCl4 ; Al(NO3)

Al2O3 ; Al3(SO4)

Al(OH)2

Em hãy cho biết công thức nào đúng công thức nào sai? Sửa lại công thức sai cho đúng.

- GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại hoá trị của Al nhóm (NO3), (Cl), (PO4), (OH)...

- GV: Gọi một số học sinh lên bảng làm.

- GV: Gọi học sinh khác nhận xét

- GV: Nhận xét.

- HS: Tiến hành thảo luận làm bài tập ra nháp.

- HS: Lên bảng làm

1. Lập công thức hoá học của hợp chất:

a. SiO2

b. CuSO4

c. AlCl3

d. Ca(OH)2

2. Phân tử khối của hợp chất

a. SiO2 = 28 x 1 + 16 x 2

= 60 (đ.v.c)

b. CuSO4 = 64 + 32 + 64

= 160 (đ.v.c)

c. AlCl3 = 27 x 1 + 35,5 x 3

133,5 (đ.v.c)

d.Ca(OH)2 = 40x1+(16+1)x2

74 (đ.v.c)

- HS: Nhận xét.

- HS: Làm bài tập vào nháp.

- HS: Nhắc lại hoá trị.

- HS: Lên bảng làm:

a. Công thức viết đúng là:

Al2O3

b. Công thức viết sai sửa lại:

- AlCl4 sửa lại: AlCl3

- Al(NO3) sửa lại: Al(NO3)3

- Al3(SO4)2 sửa lại: Al2(SO4)3

- Al(OH)2 sửa lại: Al(OH)3

- HS: Nhận xét.

4. Dặn dò

  • Làm các bài tập trong SGK/41
  • Ôn lại các kiến thức đã để tiết sau kiểm tra 1 tiết.
Đánh giá bài viết
3 1.281
Sắp xếp theo

    Giáo án Hóa học lớp 8

    Xem thêm