Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Hóa học lớp 12 bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại

Giáo án môn Hóa học lớp 12

Giáo án Hóa học lớp 12 bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Biết được:

Vị trí, đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng, một số mạng tinh thể phổ biến, liên kết kim loại.

2. Kỹ năng:

  • So sánh bản chất của liên kết kim loại với liên kết ion và cộng hoá trị.
  • Quan sát mô hình cấu tạo mạng tinh thể kim loại, rút ra được nhận xét.

Trọng tâm: Đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại và cấu tạo mạng tinh thể kim loại.

3. Tư tưởng: Thông qua việc rèn luyện tư duy biện chứng trong việc xét mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của chất, làm cho HS hứng thú học tập và yêu thích môn Hoá học hơn.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên:

  • Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
  • Bảng phụ vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử (có ghi bán kính nguyên tử) của các nguyên tố thuộc chu kì 2.
  • Tranh vẽ 3 kiểu mạng tinh thể và mô hình tinh thể kim loại (mạng tinh thể lục phương, lập phương tâm diện, lập phương tâm khối).

2. Học sinh: Đọc bài trước khi đến lớp

III. PHƯƠNG PHÁP

Kết hợp khéo léo giữa đàm thoại, nêu vấn đề và hoạt động nhóm

IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố 11Na, 20Ca, 13Al. Xác định số electron ở lớp ngoài cùng và cho biết đó là nguyên tố kim loại hay phi kim?

3. Bài mới:

Hoạt động của Giáo viên và Học sinh

Nội dung ghi bảng

* Hoạt động 1:

- GV: dùng bảng tuần hoàn và yêu cầu HS xác định vị trí của các nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn.

HS: Trả lời

- GV: gợi ý để HS tự rút ra kết luận về vị trí của các nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn.

HS: Làm theo HD của GV

I – VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN

- Nhóm IA (trừ H), nhóm IIA (trừ B) và một phần của các nhóm IVA, VA, VIA.

- Các nhóm B (từ IB đến VIIIB).

- Họ lantan và actini.

* Hoạt động 2

- GV: yêu cầu HS chia làm 4 nhóm, 2 thảo luận về CHe nguyên tử của KL và 2 nhóm thảo luận về bán kính nguyên tử của KL

HS: thảo luận và lên bảng trình bày

- GV: HD và Yêu cầu HS viết CHe của các ion: Na+, Mg2+, Al3+, Fe, Fe2+, Fe3+

HS: Lên bảng viết

- GV: dùng bảng phụ vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố thuộc chu kì 2 để minh họa cho thảo luận của HS

HS: quan sát

II – CẤU TẠO CỦA KIM LOẠI

1. Cấu tạo nguyên tử

- Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng (1, 2 hoặc 3e).

Thí dụ:

Na: [Ne]3s1 Mg: [Ne]3s2 Al: [Ne]3s23p1

- Trong chu kì, nguyên tử của nguyên tố kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn và điện tích hạt nhân nhỏ hơn so với các nguyên tử của nguyên tố phi kim.

Thí dụ:

11Na

12Mg

13Al

14Si

15P

16S

17Cl

0,157

0,136

0,125

0,117

0,110

0,104

0,099

* Hoạt động 3

- GV: thông báo về cấu tạo của đơn chất kim loại.

HS: Nghe TT

- GV: dùng mô hình thông báo 3 kiểu mạng tinh thể của kim loại đê HS tham khảo vì đây là ND giảm tải:

a) Mạng tinh thể lục phương

- Các nguyên tử, ion kim loại nằm trên các đỉnh và tâm các mặt của hình lục giác đứng và ba nguyên tử, ion nằm phía trong của hình lục giác.

- Trong tinh thể, thể tích của các nguyên tử và ion kim loại chiếm 74%, còn lại 26% là không gian trống.

Ví dụ: Be, Mg, Zn.

b) Mạng tinh thể lập phương tâm diện

- Các nguyên tử, ion kim loại nằm trên các đỉnh và tâm các mặt của hình lập phương.

- Trong tinh thể, thể tích của các nguyên tử và ion kim loại chiếm 74%, còn lại 26% là không gian trống.

Ví dụ: Cu, Ag, Au, Al,…

c) Mạng tinh thể lập phương tâm khối

- Các nguyên tử,ion kim loại nằm trên các đỉnh và tâm của hình lập phương.

- Trong tinh thể, thể tích của các nguyên tử và ion kim loại chiếm 68%, còn lại 32% là không gian trống.

Ví dụ: Li, Na, K, V, Mo,…

HS: Về nhà nghiên cứu thêm

2. Cấu tạo tinh thể

- Ở nhiệt độ thường, trừ Hg ở thể lỏng, còn các kim loại khác ở thể rắn và có cấu tạo tinh thể.

- Trong tinh thể kim loại, nguyên tử và ion kim loại nằm ở những nút của mạng tinh thể. Các electron hoá trị liên kết yếu với hạt nhân nên dễ tách khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong mạng tinh thể.

a) Mạng tinh thể lục phương

(Giảm tải)

b) Mạng tinh thể lập phương tâm diện

(Giảm tải)

c) Mạng tinh thể lập phương tâm khối

(Giảm tải)

* Hoạt động 4

- GV: thông báo về liên kết kim loại và yêu cầu HS so sánh liên kết kim loại với liên kết cộng hoá trị và liên kết ion.

HS: Làm theo HD của GV

3. Liên kết kim loại

Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do có sự tham gia của các electron tự do.

4. Củng cố bài giảng:

* GV treo bảng tuàn hoàn và yêu cầu HS xác định vị trí của 22 nguyên tố phi kim. Từ đó thấy phần còn lại của bảng tuần hoàn là gồm các nguyên tố kim loại.

* Phân biệt cấu tạo của nguyên tử kim loại và cấu tạo của đơn chất kim loại để thấy trong đơn chất, kim loại có liên kết kim loại.

5. Bài tập về nhà:

* Bài tập về nhà: 1 → 9 trang 82 (SGK).

* Xem trước bài phần TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Hóa học lớp 12

    Xem thêm