Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX theo CV 5512 (tiết 2)

Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (tiết 2) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Lịch sử lớp 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án môn Lịch sử lớp 8 theo CV 5512

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Giúp HS nắm được- Những nét chính về các nước đế quốc Đức ,Mĩ

+ Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế.

+ Những đặc điểm về chính trị, xã hội.

+ Chính sách bành trướng, xâm lược và tranh giành thuộc địa.

2. Thái độ:

- Nhận thức rõ bản chất chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc .

- Đề cao ý thức cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống các thế lực gây chiến, bảo vệ hòa bình

3. Kĩ năng:

- Bồi dưỡng kỹ năng phân tích sự kiện lịch sử để hiểu đặc điểm, vị trí lịch sử của chủ nghĩa đế quốc

- Sưu tầm tài liệu, lập hồ sơ học tập về các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX –đầu thế kỉ XX

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,năng lực trình bày một nội dung lịch sử, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực làm sáng tỏ đặc điểm của CNĐQ Đ-M

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word

- Lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa đầu tk XX , tranh hình 32/sgk

- Phiếu học tập.

- Chuẩn bị sẵn sản phẩm bài học

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị nội dung giáo viên giao về trong tiết trước

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Ổn định:

2. Bài cũ: (5 PHÚT)

Trình bày tình hình kinh tế và chính trị của Anh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? Em hiểu thế nào về câu nói “Mặt trời không bao giờ lặn trên nước Anh"

3. Bài mới:

3.1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG. (10 phút)

Mục tiêu: Đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài mới: Nêu những hiểu biết của em về nước Đ-M? Từ tk cuối XIX – đầu tk XX tình hình kinh tế chính trị của Đ-M có nhiều thay đổi quan trọng, cụ thể ra sao chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học.

Phương thức:

+ Giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ TG và yêu cầu:

Em hãy xác định vị trí nước Đ-M?

+ Em hãy cho biết nền kinh tế, chính trị của Đ-M vào cuối XIX? Nguyên nhân?

+Đặc điểm của CNĐQ Đ-M

+Tại sao nói Mĩ là xứ sở của các “ông vua công nghiệp”.

+Tổ chức độ quyền của MĨ khác với tổ chức độc quyền của A-P-Đ như thế nào?

Dự kiến sản phẩm

- Học sinh quan sát hình ảnh, trao đổi, thảo luận với nhau và trả lời:

+ Đức: - Công nghiệp phát triển mạnh mẽ, đứng thứ 2 TG (sau Mỹ)

- Thể chế liên bang nhưng vẫn là nước chuyên chế .

+MĨ: Từ năm 1870 trở đi Công nghiệp đứng đầu thế giới. Sản phẩm công nghiệp Mĩ luôn gấp đôi Anh và gấp ½ các nước Tây Âu gộp lại.

Nhiều công ty độc quyền ở Mĩ ra đời như “Vua dầu mỏ”Rốc-phe-lơ, vua thép Moócgan, vua ô tô Pho… đã chi phối toàn bộ nền KT-CT Mĩ

=> Nguyên nhân: HS dựa sgk

+ Đức được mệnh danh là “Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”

+ Tổ chức độc quyền ở mĩ: khổng lồ đã chi phối toàn bộ nền kinh tế Mi.

- GV: Trên cơ sở nội dung trả lời của HS thì GV vào bài:.

Cuối thế kỉ XIX –Đầu thế kỉ XX các nước tư bản Đức, Mỹ phát triển nhanh chóng và chuyển mình sang giai đoạn CNĐQ. Trong quá trình đó, sự phát triển của các nước này có điểm gì giống và khác nhau, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp qua tiết học hôm nay

3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Hoạt động 1: (10p)

*Mục tiêu: Tìm hiểu được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của các nước Đức cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

*Phương thức: Hoạt động cá nhân /nhóm nhỏ…

* Tổ chức hoạt động:

. GV: Em có nhận xét gì về nền kinh tế Đức cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?

HS: Thống kê tình hình phát triển của Đức.

GV: Vì sao công nghiệp Đức phát triển nhảy vọt?

G V: nói về các xanhđica….

GV: Nét nổi bật về tình hình chính trị Đức?

HS: Nhà nước liên bang, trong thì đàn áp công nhân, ngoài thì chạy đua vũ trang, chiến tranh xâm lược.

Gv: Giải thích thêm về từ: “quân phiệt, hiếu chiến” cho HS.

Hoạt động 2:  (15p)

Mục tiêu: Tìm hiểu được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của các nước Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

*Phương thức: Hoạt động cá nhân /nhóm nhỏ…

* Tổ chức hoạt động:

GV: Tình hình kinh tế Mĩ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX?

GV: Vì sao kinh tế Mĩ phát triển mạnh?

GV: Các công ty độc quyền được hình thành trên cơ sở nào?

HS: Kinh tế phát triển vượt bậc ->Độc quyền.

? Tại sao nói Mĩ là xứ sở của các “ông vua công nghiệp”.

HS thảo luận: Qua các ông “vua” công nghiệp: Rốcpheolơ, Moócgan ” vua thép …em thấy tổ chức độc quyền tơrớt của Mỹ có gì khác với hình thức độc quyền xanhđica của Đức?

→ Về hình thức độc quyền có khác nhau, song đều tồn tại trên cơ sở bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động

+ Xanhđica: tổ chức độc quyền dựa trên cơ sở cạnh tranh tập trung thu hút liên hiệp các công ty yếu→ ht các công ty lớn kinh doanh theo sự chỉ đạo chung .

+ Tơrớt: tổ chức độc quyền dựa trên cơ sở cạnh tranh tập trung tiêu diệt các công ty khác, buộc các công ty nhỏ phá sản, công ty lớn thì tồn tại và lớn mạnh.

GV: cho HS quan sát hình 32 nói về quyền lực của tổ chức độc quyền và tầm ảnh hưởng của nó đối với nước MĨ….

?Em có nhận xét gì về sự phát triển công nghiệp của A-P-Đ-M?

? Về lĩnh vực nông nghiệp của Mĩ phát triển như thế nào.

GV: Tình hình chính trị Mĩ có gì giống,khác Anh?

GV: Dùng bản đồ chỉ các khu vực ảnh hưởng và thuộc địa của Mĩ?

?

GV: GDMT Hậu quả cuộc xâm lược đối với nhân dân các nước trở thành thuộc địa, phụ thuộc. Lãnh thổ các nước thuộc địa đã thay đổi khi bị các nước đế quốc xâm chiếm.

I. Tình hình các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ.

3. Đức

a) Kinh tế:

- Công nghiệp phát triển mạnh mẽ, đứng thứ 2 TG (sau Mỹ)

Nhiều công ti độc quyền ra đời nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép chi phối nền kinh tế Đức

b) Chính trị:

- Đức là nước quân chủ lập hiến, theo thể liên bang.

+ Thi hành chính sách đối nội, đối ngoại hết sức phản động như: đề cao chủng tộc Đức, truyền bá bạo lực và chạy đua vũ trang-> Đức được mệnh danh là “Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”

4. MĨ

a) Kinh tế:

Từ năm 1870 trở đi Công nghiệp đứng đầu thế giới. Sản phẩm công nghiệp Mĩ luôn gấp đôi Anh và gấp ½ các nước Tây Âu gộp lại.

- Công nghiệp phát triển mạnh đã dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ.Nhiều công ty độc quyền ở Mĩ ra đời như “Vua dầu mỏ”Rốc-phe-lơ, vua thép Moócgan, vua ô tô Pho… đã chi phối toàn bộ nền KT,CT Mĩ.

-Nông nghiệp, vừa đáp ứng lương thực trong nước vừa xuất khẩu cho thị trường Châu Âu.

b) Chính trị:

- chế độ Cộng hòa liên bang với hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho g/c TS.

- Đẩy mạnh bành trướng khu vực: Thái Bình Dương, gây chiến tranh với TBN để tranh giành thuộc địa, dùng vũ lực và đồng đôla để can thiệp vào khu vực Mĩ La tinh.

3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: tình hình các nước Đ-M cuối tk XIX- đầu XX.

Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS (cụ thể hơn) và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. (5 phút)

Hãy khoanh vào ô đúng nhất:

Câu 1 * Nối tên nước và đặc điểm của mỗi đế quốc.

Tên nước

Đặc điểm

1.Anh

2.Pháp

3.Mĩ

4. Đức

A./ Chủ nghĩa đế quốc thực dân .

B./ Chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến.

C./ Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi .

D/ Xứ sở của các ông vua công nghiệp

Giáo án môn Lịch sử lớp 8

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Những nét chính về các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ.

  • Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế.
  • Những đặc điểm về chính trị, xã hội.
  • Chính sách bành trướng, xâm lược và tranh giành thuộc địa.

2. Tư tưởng:

  • Nâng cao nhận thức về chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc
  • Đề cao ý thức cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống các thế lực gây chiến, bảo vệ hòa bình

3. Kĩ năng:

  • Bồi dưỡng thêm kĩ năng phân tích các sự kiện lịch sử.
  • Sưu tầm tài liệu

II. Chuẩn bị

  • GV: Tranh ảnh về tình hình phát triển nổi bật của các nước đế quốc. Lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa của chúng đầu thế kỷ XX.
  • HS: Xem trước bài tìm hiểu tình hình các nước đế quốc, đặc điểm của các nước Đế quốc?

III. Tiến trình bài giảng

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Giáo viên cho hs làm bài kiểm tra 15 phút

Câu hỏi kiểm tra:

Trình bày tình hình kinh tế và chính trị của Anh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? Em hiểu thế nào về câu nói “Mặt trời không bao giờ lặn trên nước Anh”

3. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của các nước Đức cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

GV: Em có nhận xét gì về nền kinh tế Đức cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?

HS: Thống kê tình hình phát triển của Đức.

GV: Vì sao công nghiệp Đức phát triển nhảy vọt?

HS: Thống nhất, được bồi thường chiến phí, áp dụng thành tựu khoa học, kĩ thuật.

GV: Nét nổi bật về tình hình chính trị Đức?

HS: Nhà nước liên bang, trong thì đàn áp công nhân, ngoài thì chạy đua vũ trang, chiến tranh xâm lược.

Gv: Giải thích thêm về từ: “quân phiệt, hiếu chiến” cho HS.

Hoạt động 2: Tìm hiểu được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của các nước Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

GV: Tình hình kinh tế Mĩ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX?

HS: Phát triển mạnh

GV: Vì sao kinh tế Mĩ phát triển mạnh?

HS: Kinh tế Mĩ phát triển trong điều kiện thuận lợi: tài nguyên thiên phong phú, thị trường trong nước không ngừng mở rộng.

GV: Các công ty độc quyền được hình thành trên cơ sở nào?

HS: Kinh tế phát triển vượt bậc -> Độc quyền.

? Tại sao nói Mĩ là xứ sở của các “ông vua công nghiệp”.

? Về lĩnh vực nông nghiệp của Mĩ phát triển như thế nào.

GV: Tình hình chính trị Mĩ có gì giống Anh?

HS: 2 đảng thay nhau cầm quyền

GV: Dùng bản đồ chỉ các khu vực ảnh hưởng và thuộc địa của Mĩ?

GV: GDMT Hậu quả cuộc xâm lược đối với nhân dân các nước trở thành thuộc địa, phụ thuộc. Lãnh thổ các nước thuộc địa đã thay đổi khi bị các nước đế quốc xâm chiếm.

3. Đức

* Kinh tế:

- Trước năm 1870 công nghiệp Đức đứng 3 thế giới nhưng từ khi nước Đức thống nhất (1871) đã phát triển rất nhanh đứng thứ 2 thế giới (sau Mĩ). Nhiều công ti độc quyền ra đời nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép chi phối nền kinh tế Đức.

* Chính trị:

- Đức là nước quân chủ lập hiến, theo thể liên bang.

+ Thi hành chính sách đối nội, đối ngoại hết sức phản động như: đề cao chủng tộc Đức, truyền bá bạo lực và chạy đua vũ trang -> Đức được mệnh danh là “Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”

4. Mĩ

* Kinh tế:

- Trước năm 1870 tư bản Mĩ đứng thứ 4 thế giới nhưng từ năm 1870 trở đi công nghiệp Mĩ phát triển mạnh vươn lên đứng đầu thế giới.

+ Công nghiệp: Nhiều công ti độc quyền ở Mĩ ra đời như vua dầu mỏ Rốc-phe-lơ, vua thép Móc-gan, vua ô tô Pho…đã chi phối nền kinh tế Mĩ.

+ Nông nghiệp: đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước vừa xuất khẩu cho thị trường Châu Âu.

* Chính trị:

Mĩ theo chế độ cộng hòa, đứng đầu là tổng thống. Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản.

+ Mĩ là đế quốc trẻ, Mĩ tăng cường bành trướng thế lực bằng vũ lực và đồng đô la.

4. Củng cố

Đặc điểm của các nước đế quốc: em hãy lựa chọn cho đúng đặc điểm của từng nước

a. Pháp

b. Anh

c. Mĩ

d. Đức

1. chủ nghĩa đế quốc thực dân.

2. chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

3. chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến.

4. xứ sở các “ông vua công nghiệp”.

5. Dặn dò:

  • Học bài và làm bài tập
  • Xem bài 7: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
  • Tìm hiểu phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã thay đổi và phát triển như thế nào?

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX theo CV 5512 (tiết 2) được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
10
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Lịch sử lớp 8

    Xem thêm