Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX theo CV 5512

Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Lịch sử lớp 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án môn Lịch sử lớp 8 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu biết:

- Nắm được đôi nét về Lênin và việc thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga.

- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cách mạng Nga 1905 – 1907

2. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

- Năng lực chuyên biệt:

3. Phẩm chất

Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc ta, ý thức được vị trí của lao động và trách nhiệm lao động xây dựng quê hương đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh có liên quan.

- Phiếu học tập.

- Chuẩn bị sẵn sản phẩm bài học

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa.

- Chuẩn bị nội dung sẵn nội dung mà GV giao về nhà trong tiết trước

+ Tìm hiểu về Lê-nin và việc thành lập Đảng vô sản kiểu mới ở Nga

+ Tìm hiểu Nguyên nhân Diễn biến Kết quả ý nghĩa Cách mạng Nga (1905-1907)

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung:

Gv cho Hs quan sát tranh ảnh sau:

Đây là ai? (Lê nin)

Câu hỏi: Em hãy nêu những hiểu biết của mình về Lê nin?

c) Sản phẩm: Vơlađimia Ilich Lênin (Vladimir Ilits Lenin) sinh ngày 22 tháng Tư năm 1870 ở Simbirsk (nay là Ulianovsk).

Vơlađimia Ilich Lênin tên thật là Vơlađimia Ilich Ulianôp (Vladimir Ilits Ulianov), người tập hợp những người Mácxít cách mạng thành lập đảng.

Ông tham gia Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga,… và là người có công lớn trong cuộc cách mạng Nga. Để hiểu rõ hơn điều này chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay…

d) Tổ chức thực hiện:

cá nhân quan sát, nhận xét.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Lê-nin và việc thành lập Đảng vô sản kiểu mới ở Nga

a) Mục đích: HS nắm được nét về Lênin và việc thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.

c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)

-B1: GV giao nhiệm vụ cho cả lớp cứu sgk, trả lời câu hỏi

? Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Lênin?

? Lênin có vai trò như thế nào đối với sự ra đời của Đảng XH dân chủ ở Nga?

?Tại sao nói: Đảng CNXH dân chủ Nga là đảng kiểu mới?

B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu

B3: HS: trả lời câu hỏi

B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Lê-nin và việc thành lập Đảng vô sản kiểu mới ở Nga

- Lê nin sinh ngày 22/4/1870 trong 1 gia đình nhà giáo tiến bộ.

- Tham gia CM chống Nga hoàng từ thời SV.

- 1893 trở thành người lãnh đạo công nhân Macxit ở Pê-téc-bua.

- 1903 Đảng công nhân XH dân chủ Nga thành lập.

=> Đảng XH dân chủ Nga là đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.

Hoạt động 2: Cách mạng Nga (1905-1907)

a) Mục đích: HS nắm được Nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cách mạng Nga 1905 – 1907.

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.

c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Cả lớp chia thành 6 nhóm. GV giao nhiệm vụ Các nhóm nghiên cứu sgk, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập:

+ N1, 2: Trình bày nguyên nhân bùng nổ CM Nga

+ N3, 4: Trình bày diễn biến, kết quả CM Nga

+ N5, 6: Trình bày ý nghĩa CM Nga

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu , khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

HS: báo cáo, thảo luận

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành

2. Cách mạng Nga (1905-1907)
a. Nguyên nhân

- Đất nước khủng hoảng nghiêm trọng

- Mâu thuẫn XH gay gắt

=>CM Nga bùng nổ

b. Diễn biến SGK

c. Kết quả

- Đều bị đàn áp

d. Ý nghĩa

- Giáng 1 đòn chí tử vào GCTS và địa chủ.

- Làm suy yếu chế độ Nga Hoàng

- Là bước chuẩn bị cho cuộc CMXHCN năm 1917.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: HS hệ thống kiến thức đã học, vận dụng kiến thức để thực hành

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi

c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV

d) Tổ chức thực hiện:

GV treo bảng phụ, câu hỏi trắc nghiệm khách quan

Câu 1: Chính đảng vô sản kiểu mới lần đầu tiên trên thế giới đó là

  1. Đảng Xã hội Pháp.
  2. Đảng Xã hội dân chủ Đức.
  3. Đảng Cộng hòa Mĩ.
  4. Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga.

Câu 2: Trong Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga , phái đa số theo Lê nin gọi là gì?

  1. Bôn –sê-vích.
  2. Men-sê-vích.
  3. Lê-nin-nít.
  4. Những người Nga tích cực.

Câu 3: Lực lượng nào tham gia trong phong trào cách mạng 1905-1907 ở Nga?

  1. Công nhân, nông dân.
  2. Công nhân, nông dân, binh lính.
  3. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản
  4. Công nhân, nông dân, tư sản.

Câu 4: Nhiệm vụ trước mắt của Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga là

  1. lật đổ chính quyền Nga Hoàng.
  2. lật đổ tư sản Nga giành quyền về tay Xô viết.
  3. lật đổ chính quyền tư sản, thành lập chính quyền vô sản.
  4. chống chiến tranh đế quốc.

Câu 5: Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga có điểm gì mới?

  1. Chính đảng của người lao động Nga.
  2. Đấu tranh vì quyền lợi của vô sản Nga.
  3. Kết hợp CN Mác với phong trào công nhân.
  4. Lần đầu tiên giai cấp vô sản Nga có chính đảng.

Giáo án môn Lịch sử lớp 8

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Lê-nin có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của phong trào công nhân. Cuộc cách mạng Nga 1905-1907 và ý nghĩa của nó

2. Tư tưởng: Giáo dục tinh thần cách mạng, tinh thần quốc tế vô sản,lòng biết ơn đối với các lãnh tụ thế giới và niềm tin vào thắng lợi của cách mạng vô sản

3. Kĩ năng: Tìm hiểu khái niệm "Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới", "Đảng kiểu mới". Phân tích các sự kiện cơ bản bằng các thao tác tư duy lịch sử đúng đắn.

II. Chuẩn bị

  • GV: Ảnh Lê-nin, thuỷ thủ tàu Pô-tem-kin
  • HS: Tiểu sử Lê-nin, diễn biến cuộc cách mạng Nga 1905-1907.

III. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

  • Nêu đặc điểm tình hình kinh tế Đức và Mĩ?
  • Vì sao nước Mĩ được gọi là “ông vua công nghiệp”?

3. Bài mới:

Triển khai bài:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu về Lê-nin và sự ra đời của Đảng Bôn-sê-vích.Phong trào công nhân Nga và cuộc cách mạng 1905-1907

GV: Em có hiểu biết gì về Lê-nin?

Cho HS quan sát hình 35 (SGK), tìm hiểu về cuộc đời và hoạt động cách mạng của Lê-nin.

HS: Nêu đôi nét về Lê-nin

GV: Lê-nin có vai trò gì đối với sự ra đời của Đảng xã hội dân chủ Nga?

HS: Lê-nin đóng vai trò quyết định

GV: Tại sao nói Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là Đảng kiểu mới?

HS: Đảng kiểu mới là vì mang những đặc trưng sau:

+ Khác với Đảng quốc tế thứ 2, Đảng của Lê-nin triệt để đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân, mang tính giai cấp, tính chiến đấu triệt để.

+ Đảng của Lênin chống chủ nghĩa cơ hội và tuân theo những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác (đánh đổ CNTB thực hiện chuyên chính vô sản, xây dựng xã hội cộng sản)

+ Đảng của Lê-nin dựa vào quần chúng nhân dân và lãnh đạo nhân dân đấu tranh cách mạng.

Hoạt động 3: Tìm hiểu diễn biến chính và ý nghĩa của cuộc Cách mạng 1905-1907 ở Nga

GV: Dùng bản đồ giới thiệu đế quốc Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX -> tình hình nước Nga

GV: Nét nổi bật của nước Nga đầu thế kỷ XX là gì?

? Theo em những nguyên nhân nào làm bùng nổ cuộc cách mạng.

HS: Kinh tế, chính trị, xã hội khủng hoảng trầm trọng, nhân dân ngày càng cơ cực -> mâu thuẫn xã hội gay gắt

HS: Đọc chữ in nhỏ SGK.

GV: Cuộc cách mạng đã bùng nổ như thế nào?

HS: phong trào đấu tranh diễn ra rất quyết liệt gồm công nhân, nông dân, binh lính.

? Vì sao được gọi là ngày chủ nhật đẫm máu.

? Tiếp theo cuộc khởi nghĩa tiếp tục còn nổ ra ở đâu.

GV: Khẳng định: Cuộc đấu tranh vũ trang của gc VS Nga (công nhân, nông dân, binh lính) quyết liệt tấn công vào nền thống trị địa chủ tư sản làm suy yếu chế độ phong kiến Nga hoàng.

GV: Vì sao phong trào thất bại?

HS: Do nhiều nguyên nhân: gcvs Nga còn thiếu kinh nghiệm đấu tranh vũ trang, thiếu vũ khí, thiếu sự thống nhất toàn quốc. Sự đàn áp của kẻ thù lớn mạnh, lực lượng chênh lệch

GV: Mặc dù cuộc khởi nghĩa thất bại, em hãy rút ra ý nghĩa và bài học kinh nghiệm?

HS: Cách mạng Nga 1905-1907 tuy thất bại nhưng nó dáng 1 đòn chí tử và làm lung lay nền thống trị của địa chủ và tư sản.

GV: Nhờ ảnh hưởng của CM Nga 1905, các cuộc đấu tranh CM ở các nước Tây Âu và Châu Á đã phát triển mạnh mẽ hơn. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa bước vào 1 thời kì đấu tranh mới.

GV chốt: Sau khi công xã Pa-ri thất bại phong trào công nhân thế giới vẫn được duy trì và phát triển và phong trào công nhân Nga dưới sự lãnh đạo của Lê-nin đã đạt đến đỉnh cao: Cách mạng 1905-1907.

II. Phong trào công nhân Nga và cuộc cách mạng 1905-1907.

1. Lê-nin và việc thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga

- Lê-nin sinh 1870, sớm tham gia phong trào cách mạng chống lại chế độ chuyên chế Nga Hoàng. Năm 1893, Lê-nin trở thành người lãnh đạo của nhóm công nhân mác xít ở Pê-téc-bua, rồi bị bắt tù đày.

- 1903 Lê-nin thành lập Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga, thông qua cương lĩnh cách mạng lật đổ chính quyền tư sản, xây dựng xã hội chủ nghĩa.

2. Cách mạng Nga 1905-1907

* Nguyên nhân:

- Đầu thế kỷ XX, Nga lâm vào khủng hoảng, đời sống công nhân nói chung rất cực khổ.

- 1905-1907 Nga Hoàng đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản để giành thuộc địa, càng làm cho nhân dân cực khổ hơn -> cách mạng Nga bùng nổ.

* Diễn biến:

- Phong trào đấu tranh chống Nga Hoàng lớn nhất là cuộc cách mạng 1905-1907.

- 9-1-1905, 14 vạn công nhân Pê-téc-bua khởi nghĩa và được gọi là “ngày chủ nhật đẫm máu”.

- 5-1905 nông dân nhiều vùng cũng nổi dậy phá dinh cơ của địa chủ phong kiến.

- 6-1905 binh lính trên chiến hạm Pô-tem-kin cũng khởi nghĩa.

- Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va (12-1905) khiến Nga Hoàng lo sợ.

- Sau cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va, phong trào vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi, đến năm 1907 mới tạm dừng.

* Ý nghĩa:

- Cách mạng Nga 1905-1907 tuy thất bại nhưng nó làm lung lay nền thống trị của địa chủ và tư sản.

- Là bước chuẩn bị cần thiết cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ diễn ra 10 năm sau đó. Đồng thời cỗ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới.

4. Củng cố:

* Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga được thành lập năm

  1. Năm 1893
  2. Năm 1898
  3. Năm 1903
  4. Năm 1905

5. Dặn dò

  • Học bài và làm bài tập
  • Xem trước bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII – XIX.
  • Những thành tựu về kĩ thuật và phát minh khoa học tự nhiên và xã hội thế kỉ XVIII – XIX.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Lịch sử lớp 8

    Xem thêm