Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Lịch sử lớp 8 bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Lý thuyết Lịch sử lớp 8 bài 7 được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng nắm được những nội dung chính trong Sách giáo khoa Lịch sử 8 bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp các em học tốt hơn, đạt kết quả cao trong quá trình học tập.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết

I. Phong trào công nhân Nga và cuộc cách mạng 1905-1907

1. Lê- nin và việc thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga

Lý thuyết Lịch sử lớp 8 bài 7

V. Lê- nin sinh ngày 22-4-1870 trong một gia đình nhà giáo tiến bộ. Ngay từ thời sinh viên, Lê- nin đã tham gia phong trào cách mạng Nga hoàng. Năm 1893, Lê - nin đến thủ đô Pê- téc- bua và trở thành người lãnh đạo nhóm công nhân macxit ở đây. Sau khi bị bắt và bị đày đi Xi-bia, Lê nin sống ở nước ngoài một thời gian, đến năm 1903 thành lập Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga với Cương lĩnh cách mạng.

Cương lĩnh khẳng định nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, đánh đổ chính quyền của giai cấp tư sản, thành lập chuyên Chính vô sản. Trước một là đánh đổ chế độ Nga hoàng, thành lập nước cộng hòa, thi hành những cải cách dân chủ. giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Lê-nin và Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga dần dần trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào cách mạng ở Nga.

2. Cách mạng Nga 1905-1907

Đầu thế kỉ XX. nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng. Nhiều nhà máy bị đóng cửa, số công nhân thất nghiệp ngày càng tăng, tiền lương giảm sút, ngày lao động kéo dài từ 12 đến 14 giờ. điều kiện sống rất tồi tệ. Nhân dân ngày càng chán ghét chế độ Nga hoàng thối nát. Chế độ Nga hoàng lại còn đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản (1904 - 1905) để tranh giành thuộc địa. Từ cuối năm 1904, nhiều cuộc bãi công đã nổ ra với các khẩu hiệu "Đả đảo chuyên chế", “Đả đảo chiến tranh”, “Ngày làm 8 giờ Lớn nhất là phong trào của công nhân, nông dân và binh sĩ. diễn ra trong những năm 1905 - 1907.

Ngày chủ nhật 9-1-1905,14 vạn công nhân Pê-téc-bua và gia đình không mang theo vũ khí kéo đến trước Cung điện Mùa Đông (cung điện của Nga hoàng) để đưa bản yêu sách lên nhà vua. Nga hoàng Ni-cô-lai II ra lệnh cho quân đội và cảnh sát nổ súng vào đoàn biểu tình. Gần 1000 người chết, 2000 người bị thương. Làn sóng căm phẫn của nhân dân lan ra khắp nơi. Hưởng ứng lời kêu gọi của những người bôn-sê-vích, công nhân nổi dậy cầm vũ khí, dựng chiến lũy khởi nghĩa. Xung đột đổ máu giữa công nhân và cảnh sát Nga hoàng diễn ra trên các đường phố.

Tháng 5 - 1905, nông dân nhiều vùng nổi dãy, đánh phá dinh cơ của địa chủ phong kiến, thiêu hủy văn tự, khế ước, lấy của người giàu chia cho người nghèo. Tháng 6 - 1905, thủy thủ trên chiến hạm Pô-tem-kin khởi nghĩa. Nhiều đơn vị hải quân, lục quân khác cũng nổi dậy.

Lý thuyết Lịch sử lớp 8 bài 7

Đỉnh cao của cuộc đấu tranh là khởi nghĩa vũ trang bùng nổ ỏ Mát-xcơ-va tháng 12 - 1905. Các chiến sĩ cách mạng đã chiến đấu vô cùng anh dũng trong gần hai tuần lễ. Cuối cùng, cuộc khởi nghĩa bị thất bại vì lực lượng quá chênh lệch.
Phong trào đấu tranh trên toàn nước Nga còn kéo dài đến giữa năm 1907 mới chấm dứt.

Tuy thất bại, song Cách mạng Nga 1905 - 1907 đã giáng một đòn chí tử vào nền thống trị của địa chủ và tư sản. Nó làm suy yếu chế độ Nga hoàng và là bước chuẩn bị cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ diễn ra vào năm 1917. Cách mạng Nga 1905 - 1907 đã có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.

II. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX. Quốc tế thứ hai

1. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX

Vào 30 năm cuối thế kỉ XIX. trong các nước tư bản Âu - Mĩ, mâu thuẫn giữa tư sản và vỏ sản ngày càng trở nên sâu sắc. Giai cấp công nhân đã tiến hành các cuộc đấu tranh chống lại mọi thủ đoạn áp bức của giai cấp tư sản.

Ở Anh, nhiều cuộc bãi công lớn đã nổ ra, đặc biệt là cuộc đấu tranh của công nhân khuân vác Luân Đôn đã buộc chủ phải tăng lương (năm 1889).

Ở Pháp, năm 1893 công nhân giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội. Ở Mĩ, đầu năm 1886 nhiều cuộc bãi công lớn nổ ra trong toàn quốc. Ngày 1 - 5 - 1880, hơn 350 000 công nhân đình công, xuống đường biểu tình đòi ngày làm 8 giờ.

Cuộc đình công lan ra trên 11 000 nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ; đặc biệt là cuộc biểu tình của 40 vạn công nhân Si-ca-gô. Tuy bị đàn áp, nhưng đã có 50 000 người được quyền làm việc 8 giờ/ngày. Từ năm 1869. ngày 1 - 5 trở thành ngày Quốc tế lao động.

Lý thuyết Lịch sử lớp 8 bài 7

Sự phát triển của phong trào công nhân cùng với ảnh hưởng sâu rộng của chủ nghĩa Mác dẫn tới sự thành lập các tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ở mỗi nước.

- Năm 1875. Đảng Xã hội dân chủ Đức ra đời.

- Năm 1379, Đảng Công nhân Pháp được thành lập.

- Năm 1883, Nhóm Giải phóng lao động Nga hình thành.

2. Quốc tế thứ hai (1889-1914)

Sự ra đời của những tổ chức công nhân ở các nước đòi hỏi thành lập một tổ chức quốc tế mới thay thế cho Quốc tế thứ nhất.

Ngày 14 - 7 - 1889, kỉ niệm 100 năm ngày phá ngục Ba-xti, gần 400 đại biểu công nhân của 22 nước họp đại hội ở Pa-ri, tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai. Đại hội đã thông qua các nghị quyết quan trọng: sự cần thiết phải thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở mỗi nước; đấu tranh giành chính quyền, đòi ngày làm 8 giờ và lấy ngày 1-5 hằng năm làm ngày đoàn kết và biểu dương lực lượng của giai cấp vô sản thế giới.

Hoạt động của Quốc tế thứ hai trải qua hai giai đoạn:

- Giai đoạn một (từ năm 1889 đến năm 1895): Dưới sự lãnh đạo của Ăng-ghen, Quốc tế thứ hai đã có những đóng góp quan trọng vào việc phát triển phong trào công nhân thế giới.

- Giai đoạn hai (từ năm 1895 đến năm 1914): Sau khi Ăng-ghen tử trận (1895), các đảng trong Quốc tế thứ hai không những xa rời đường lối đấu tranh cách mạng, thỏa hiệp với tư sản. không tích cực chống chiến tranh đế quốc, mà còn đẩy quần chúng nhân dán vào những cuộc chiến tranh vì quyền lợi của bọn đế quốc gãy chiến.

Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ vào năm 1914, Quốc tế thứ hai đi đến chỗ phân hóa và tan rã. Các nghị quyết, tuyên ngôn chỉ còn là lời nói suông. Trên thực tế. các đảng của Quốc tế thứ hai, trừ Đảng Công nhân xã hội dân chủ Ngã, đều đã ủng hộ chính phủ tư sản quốc tế. Ngọn cờ đấu tranh cho sự nghiệp của giai cấp công nhân, cho sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác, từ đây đã thuộc về Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga với lãnh tụ Lê- nin.

B. Trắc nghiệm

Câu 1: Từ khi nào ngày 1/5 trở thành ngày quốc tế lao động?

A. Từ năm 1889

B. Từ năm 1890

C. Từ năm 1895

D. Từ năm 1914.

Đáp án: C

Giải thích: Trang 46, mục 1 sgk Lịch Sử 8

Câu 2: Cương lĩnh của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga khẳng định nhiệm vụ trước mắt của Đảng là gì?

A. Tiến hành cách mạng XHCN.

B. Lật đổ chế độ Nga hoàng.

C. Thành lập nhà nước vô sản.

D. Cải cách dân chủ.

Đáp án: B

Giải thích: Trang 49, mục 1 sgk Lịch Sử 8

Câu 3: Đỉnh cao của Cách mạng Nga 1905-1907 là gì?

A. Khởi nghĩa ở Mát-xcơ-va.

B. Khởi nghĩa của thủy thủ Pô-tem-kin.

C. Nổi dậy của nông dân.

D. Biểu tình ở Pê-téc-bua.

Đáp án: A

Giải thích: Trang 50, mục 2 sgk Lịch Sử 8

Câu 4: Cuộc cách mạng Nga 1905-1907 do giai cấp nào lãnh đạo?

A. Giai cấp vô sản

B. Giai cấp nông dân

C. Giai cấp tư sản

D. Giai cấp tiểu tư sản

Đáp án: B

Giải thích: Đa số các cuộc khởi nghĩa của cách mạng đều là do giai cấp nông dân đứng lên, và chính giai cấp nông dân lãnh đạo.

Câu 5: Đầu thế kỉ XX, Lê-nin đã thành lập một chính đảng do giai cấp công nhân lãnh đạo. Chính đảng này có gì mới so với các tổ chức trước đây?

A. Chính đảng của những người lao động Nga.

B. Đấu tranh vì lợi ích của giai cấp vô sản.

C. Kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân.

D. Lần đầu tiên giai cấp vô sản Nga có chính đảng.

Đáp án: C

Giải thích: So với các tổ chức trước, dù co lý luận của Mác nhưng lại không nhận ra được vị trí, vai trò sứ mệnh của giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân sẽ là lực lượng lãnh đạo, nòng cốt của cuộc cách mạng tư sản. Cho đến đầu thế kỉ XX, Lê-nin đã nhận thấy rõ được vai trò của công nhân và đã kết hợp các phong trào công nhân với chủ nghĩa Mác.

Câu 6: Mục tiêu của Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga là gì?

A. Lật đổ chính quyền Nga hoàng.

B. Lật đổ tư sản Nga, giành chính quyền về giai cấp vô sản.

C. Lật đổ Nga hoàng, tư bản, thành lập nhà nước chuyên chính vô sản.

D. Chống chiến tranh đế quốc.

Đáp án: C

Giải thích: trong cương lĩnh của Đảng đã đưa ra các mục tiêu để lật đổ Nga hoàng, tư bản, thành lập nhà nước chuyên chính vô sản

Câu 7: Cách mạng 1905 – 1907 ở Nga thất bại vì sao?

A. Sai lầm về đường lối đấu tranh.

B. Thiếu sự lãnh đạo của một đảng Mác-xít.

C. Chưa tập hợp được quần chúng rộng rãi.

D. Thiếu tổ chức chặt chẽ, lực lượng quá chênh lệch.

Đáp án: B

Giải thích: Vì không có Đảng vô sản lãnh đạo, đặc biệt là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, nên các phong trào nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, và không có đường lối đúng đắn để cùng thực hiện một mục tiêu chung đó là lật đổ Nga hoàng, và chế độ tư bản .

Câu 8: Quốc tế thứ hai tồn tại và hoạt động thông qua hình thức nào?

A. Các nghị quyết

B. Các kì đại hội

C. Sự viện trợ kinh tế.

D. Sự lãnh đạo của cá nhân.

Đáp án: B

Giải thích: Trang 47, mục 2 sgk Lịch Sử 8

Câu 9: Quốc tế thứ hai Không có đóng góp nào sau đây?

A. Xây dựng một lực lượng quân sự mạnh ở các nước.

B. Thúc đẩy việc thành lập chính phủ vô sản ở nhiều nước.

C. Đoàn kết các phong trào đấu tranh ở châu Âu và Bắc Mỹ.

D. Làm chậm quá trình chiến tranh đế quốc ở các nước.

Đáp án: B

Giải thích: Trang 47, mục 2 sgk Lịch Sử 8

Câu 10: “Linh hồn của Quốc tế thứ hai” là ai?

A. C.Mác

B. Ăng-ghen

C. Lê-nin

D. Xanh Xi-mông

Đáp án: B

Giải thích: Trang 48, mục 2 sgk Lịch Sử 8

Câu 11: Quốc tế thứ hai thành lập gồm có bao nhiêu nước?

A. 20 nước

B. 21 nước

C. 22 nước

D. 23 nước

Đáp án: C

Câu 12: Ngày “Chủ Nhật đẫm máu” là ngày

A. Nông dân nổi dậy đánh phá dinh cơ của địa chủ phong kiến, thiêu hủy văn tự, lấy của nhá giàu chia cho nhà nghèo.

B. 14 vạn công nhân Pê téc bua và gia đình không mang vũ khí kéo đến cung điện mùa đông để đưa bản yêu sách đến nhà vua, Nga Hoàng bắn vào đoàn biểu tình

C. Cuộc chiến anh dũng ở Mat-xcơ-va, nhưng thất bại vì lực lượng chênh lệch

D. Tất cả đều sai

Đáp án: B

Câu 13:  Tháng 6/1905 diễn ra sự kiện gì?

A. Thủy thủ chiến hạm Pô-tem-kin khởi nghĩa

B. Cuộc chiến anh dũng ở Mat-xcơ-va

C. Bãi công, đả đảo chuyên chế, đả đảo chiến tranh, ngày làm 8 giờ.

D. Nông dân nổi dậy đánh phá dinh cơ của địa chủ phong kiến

Đáp án: A

Câu 14: Vì sao Quốc tế thứ hai tan rã?

A. Vì Enghen mất (8/1895), khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa phát triển đã xa dần đấu tranh cách mạng.

B. Không tích cực chống chiến tranh đế quốc

C. Thỏa hiệp với tư sản

D. Tất cả đáp án trên đúng

Đáp án: D

Câu 15: Ngày “Chủ Nhật đẫm máu” là ngày:

A. 9/4/1905

B. 9/2/1904

C. 8/1/1905

D. 9/1/1905

Đáp án: D

Câu 16: Quốc tế thứ hai hoạt động từ năm nào đến năm nào?

A. 1889- 1914

B. 1889- 1915

C. 1890- 1914

D. 1890- 1915

Đáp án: A

Câu 17: Cuộc đấu tranh của nhân dân Nga trong những năm 1905-1907 đã giương cao khẩu hiệu gì?

A. Đả đảo chế độ chuyên chế, đả đảo chiến tranh

B. Đả đảo chế độ chuyên chế, chính quyền về tay vô sản

C. Hòa bình, ruộng đất, bánh mì

D. Ngày làm 8 giờ, hòa bình, ruộng đất, bánh mì

Đáp án: A

Câu 18: Điểm nào sau đây không chứng tỏ Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga là đảng kiểu mới?

A. Dựa trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác

B. Đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động.

C. Do giai cấp vô sản lãnh đạo

D. Đấu tranh để xây dựng một xã hội tư bản công bằng, tốt đẹp hơn

Đáp án: D

Câu 19: Nội dung sau đây phản ánh đúng vai trò của Lê -nin đối với Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga?

A. Đấu tranh bảo vệ học thuyết Mác

B. Lãnh đạo phong trào cách mạng Nga 1905 – 1907 thắng lợi

C. Đẩy mạnh truyền bá lí luận giải phóng dân tộc về Nga

D. Thông qua chủ trương Nga rút khỏi chiến tranh đế quốc

Đáp án: A

Với nội dung bài Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về phong trào công nhân Nga và cuộc cách mạng 1905 - 1907 và phong trào công nhân quốc tế, quốc tế thứ hai xảy ra...

Ngoài Lý thuyết Lịch sử lớp 8 bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã được VnDoc.com giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 8, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 8 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Lịch sử 8

    Xem thêm