Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 8 bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX

Lý thuyết Lịch sử lớp 8 bài 27 được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng nắm được những nội dung chính trong Sách giáo khoa Lịch sử 8 bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp các em học tốt hơn, đạt kết quả cao trong quá trình học tập.

A. Giải bài tập Lịch sử 8 bài 27

B. Lý thuyết Lịch sử 8 bài 27

I. Khởi nghĩa Yên Thế (1884- 1913)

Lý thuyết Lịch sử lớp 8 bài 27

(Lược đồ phong trào nông dân Yên Thế)

  • Yên Thế ở Tây Bắc tỉnh Bắc Giang là vùng đất đồi, cây cối, rậm rạp, địa hình hiểm trở, thông sang Tam Đảo, Thái Nguyên, Phúc Yên, Vĩnh Yên
  • Thích hợp với lối đánh du kích, dựa vào địa thế hiểm trở và công sự dã chiến, đánh nhanh và rút nhanh lại rất thuận tiện khi bị truy đuổi.
  • Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Yên Thế:
    • Pháp cướp đất làm đồn điền, khai mỏ, làm đường giao thông...
    • Để bảo vệ cuộc sống, nông dân Yên Thế đứng lên đấu tranh.
    • Kết hợp với truyền thống yêu nước vốn có.

♦ Diễn biến, gồm ba giai đoạn

1. Giai đoạn I

  • 1884- 1892: do Đề Nắm chỉ huy, nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất.
  • Tháng 4- 1892 do Đề Thám chỉ huy.

2. Giai đoạn II: 1893-1908:

  • Do Đề Thám chỉ huy, vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
  • Nghĩa quân đã chiến đấu quyết liệt, buộc kẻ thù hai lần phải giảng hòa và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta.
  • Đặc biệt trong thời kì giảng hòa lần thứ hai (12-1897), Đề Thám cho sản xuất ở Phồn Xương, xây dựng quân đội, sẵn sàng chiến đấu.
  • Nhiều nhà yêu nước đã tìm đến như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh

3. Giai đoạn III: 1909-1913

  • Phát hiện thấy Đề Thám có dính líu đến vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội.
  • Pháp tập trung lực lượng tấn công quy mô lên Yên Thế.
  • Lực lượng nghĩa quân hao mòn.
  • Ngày 10-2-1913 Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã.

Những khác biệt

Khởi nghĩa Yên Thế

Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương: Ba Đình , Bãi Sậy, Hương Khê

Thời gian tồn tại

Gần 30 năm từ 1884-1913

Lâu nhất là Hương Khê từ 1885-1895

Thành phần lãnh đạo

Do thủ lĩnh địa phương lãnh đạo như Đề Nắm, Đề Thám – họ là những nông dân.

Do văn thân sĩ phu phát động, chịu ảnh hưởng phong kiến.

Mục tiêu đấu tranh

Mong cuộc sống bình yên.

Vì vua, giành lại chủ quyền đất nước.

  • Ý nghĩa: là trang sử vẻ vang của dân tộc, chứng minh khả năng hùng hậu của nông dân trong lịch sử chống Pháp xâm lược.

II. Phong trào chống pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỷ XIX

1. Phong trào bùng nổ sau đồng bằng nhưng tồn tại bền bỉ và kéo dài

  • Tại Nam Kỳ: người Thượng, Khơ-me, X- tiêng, cùng người Kinh sát cánh đánh Pháp.
  • Tại miền Trung do Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước lãnh đạo.
  • Tại Tây Nguyên: các tù trưởng kêu gọi nhân dân rào làng chiến đấu.
  • Vùng Tây Bắc dân tộc Thái, Mường, Mông tập hợp dưới ngọn cờ của Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp chống Pháp.
  • Tại Sơn La, Yên Bái do Đèo Chính Lục, Đặng Phúc Thành cầm đầu phục kích quân Pháp ở nhiều nơi.
  • Đồng bào Mông ở Hà Giang do Hà Quốc Thượng lãnh đạo nổi dậy chống Pháp.
  • Tại vùng Đông Bắc bùng nổ phong trào của người Dao, người Hoa, tiêu biểu là đội quân của Lưu Kỳ.

2. Nhận xét

  • Muộn hơn, phát triển mạnh mẽ, diễn ra bề bỉ và lâu dài.
  • Diễn ra ở khắp các vùng miền núi
  • Có sự tham gia của các dân tộc thiểu số như Thái, Mường, Mông, Dao, Hoa, Khơ-me và các dân tộc Tây Nguyên.
  • Hỗ trợ cho các cuộc đấu tranh của đồng bào ở vùng đồng bằng
  • Góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của Pháp.
  • Nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi :
  • Bó hẹp trong 1 địa phương, bị cô lập, so sánh lực lượng chênh lệch.
  • Bị Pháp và phong kiến đàn áp.
  • Do chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến.

3. Ý nghĩa lịch sử

  • Chứng tỏ sức mạnh to lớn tiềm tàng của nông dân.
  • Làm chậm quá trình xâm lược và bình định của của Pháp.
  • Xứng đáng nối tiếp truyền thống yêu nước của tổ tiên.

C. Trắc nghiệm Lịch sử 8 bài 27

Câu 1: Nông dân Yên Thế đứng lên nhằm mục đích gì?

A. Giúp vua cứu nước

B. Bảo vệ cuộc sống

C. Giành lại độc lập.

D. Cứu nước, cứu nhà.

Chọn đáp án: B. Bảo vệ cuộc sống

Giải thích: trang 131, mục I

Câu 2: Đề Thám trở thành chỉ huy tối cao của phong trào nông dân Yên Thế từ khi nào?

A. 1884

B. 4/1892

C. 1893

D. 1897

Chọn đáp án: B. 4/1892

Giải thích: Trang 132, mục I

Câu 3: Giai đoạn 1893 – 1908 là thời kì nghĩa quân Yên Thế làm gì?

A. Xây dựng phòng tuyến

B. Tìm cách giải hoà với quân Pháp.

C. Vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở.

D. Tích lũy lương thực, xây dựng quân tinh nhuệ.

Chọn đáp án: C. Vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở.

Giải thích: (Trang 132, mục I)

Câu 4: Giai đoạn 1893 – 1908, khi nhận thấy tương quan lực lượng của ta và địch quá chênh lệch, Đề Thám đã có một quyết định sáng suốt đó là gì?

A. Tìm cách giảng hòa với thực dân Pháp.

B. Lo tích lũy lương thực.

C. Xây dựng đội quân tinh nhuệ, sẵn sàng chiến đấu.

D. Liên lạc với một số nhà yêu nước: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.

Chọn đáp án: A. Tìm cách giảng hòa với thực dân Pháp.

Giải thích: Trang 132, mục I

Câu 5: Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân?

A. Cuộc khởi nghĩa có nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của văn thân sĩ phu.

B. Cuộc khởi nghĩa mà mục tiêu chủ yếu là đòi ruộng đất cho nông dân.

C. Cuộc khởi nghĩa mà lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.

D. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân.

Chọn đáp án: D. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân.

Giải thích: Khởi nghĩa Yên Thế kéo dài từ năm 1884 đến năm 1913, cuộc khởi nghĩa do Đề Nắm và Đề Thám lãnh đạo. Hai người đều xuất thân từ nông dân, muốn đánh đuổi đế quốc bảo vệ quyền lợi và cuộc sống ở Yên Thế. Lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa chủ yếu là nông dân tại Yên Thế.

Câu 6: Vì sao phong trào kháng chiến miền núi nổ ra muộn hơn ở miền xuôi?

A. Thực dân Pháp bình định ở đây muộn hơn

B. Ý thức giác ngộ của đồng bào miền núi chậm hơn.

C. Địa hình không thuận lợi để xây dựng căn cứ.

D. Địa hình rừng núi nên việc xây dựng lực lượng có nhiều khó khăn.

Chọn đáp án: A. Thực dân Pháp bình định ở đây muộn hơn

Giải thích: Nửa sau thế kỉ XIX, thực dân Pháp mới bắt đầu mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kỳ, và khu vực miền núi. Cuộc sống của người dân bị đe dọa, bóc lột, cùng với những chính sách thuế khóa nặng nề đã làm nông dân Yên Thế bùng nổ chiến tranh.

Câu 7: Ở Nam Kỳ, sát cánh cùng người Kinh đánh Pháp có đồng bào dân tộc nào?

A. Mường, Thái

B. Khơ-me, Mông

C. Thượng, Khơ-me, X-tiêng.

D. Thượng, X-tiêng, Thái.

Chọn đáp án: C. Thượng, Khơ-me, X-tiêng.

Giải thích: Trang 133, mục II

Câu 8: Nội dung nào không phải là nguyên nhân nào dẫn tới thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?

A. Bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập

B. So sánh lực lượng quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp

C. Chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến

D. Cuộc khởi nghĩa thu hút quá nhiều các nhà yêu nước

Chọn đáp án: D. Cuộc khởi nghĩa thu hút quá nhiều các nhà yêu nước

Giải thích: Trên thực tế, cuộc khởi nghĩa thu hút đông đảo nông dân quần chúng nhân dân tham gia, nhưng lực lượng lãnh đạo do Đề Thám và Đề Nắm đều là những nông dân đứng lên bảo vệ cuộc sống của mình.

Câu 9: Vùng Tây Bắc, đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mông,… đã tập hợp dưới ngọn cờ khởi nghĩa của ai?

A. Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước.

B. Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp.

C. Nguyễn Quang Bích, Hà Văn Mao.

D. Nguyễn Văn Giáp, Cầm Bá Thước.

Chọn đáp án: B. Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp.

Giải thích: Trang 133, mục II

Câu 10: Tại vùng Đông Bắc Bắc Kỳ có phong trào kháng chiến của đồng bào các dân tộc nào?

A. Người Dao, người Hoa.

B. Người Thượng, người Khơ-me.

C. Người Thái, người Mường.

D. Người Thượng, người Thái.

Chọn đáp án: A. Người Dao, người Hoa.

Giải thích: Trang 133, mục II

Câu 11: Ở Nam Kỳ, sát cánh cùng người Kinh đánh Pháp có đồng bào dân tộc nào?

A. Mường, Thái

B. Khơ-me, Mông

C. Thượng, Khơ-me, X-tiêng.

D. Thượng, X-tiêng, Thái.

Chọn đáp án: C

Câu 12: Trong giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1897, ai là lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế?

A. Đề Nắm.

B. Đề Thám

C. Nguyễn Trung Trực.

D. Phan Đình Phùng

Chọn đáp án: B

Câu 13: Nội dung nào không phải là nguyên nhân nào dẫn tới thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?

A. Bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập

B. So sánh lực lượng quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp

C. Chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến

D. Cuộc khởi nghĩa thu hút quá nhiều các nhà yêu nước

Chọn đáp án: D

Câu 14: Đến năm 1891, từ Yên Thế, nghĩa quân mở rộng hoạt động sang vùng nào?

A. Yên Lễ, Mục Sơn, Nhã Nam, Hữu Thượng.

B. Phủ Lạng Thương.

C. Tiên Lữ (Hưng Yên),

D. Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Dương.

Chọn đáp án: B

Câu 15: Vùng Tây Bắc, đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mông,… đã tập hợp dưới ngọn cờ khởi nghĩa của ai?

A. Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước.

B. Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp.

C. Nguyễn Quang Bích, Hà Văn Mao.

D. Nguyễn Văn Giáp, Cầm Bá Thước.

Chọn đáp án: B

Câu 16: Vị chỉ huy tối cao của nghĩa quân Yên Thế là ai?

A. Đề Nắm.

B. Đề Thám.

C. Đề Thuật

D. Đề Chung.

Chọn đáp án: B

Câu 17: Yên Thế thuộc địa phận của tỉnh nào?

A. Bắc Giang.

B. Bắc Ninh.

C. Hưng Yên.

D. Thanh Hóa.

Chọn đáp án: A

Câu 18: Lực lượng nào tham gia đông nhất trong khởi nghĩa nông dân Yên Thế?

A. Công nhân.

B. Nông dân.

C. Các dân tộc sống ở miền núi.

D. Nông dân và công nhân.

Chọn đáp án: B

Câu 19: Tại vùng Đông Bắc Bắc Kỳ có phong trào kháng chiến của đồng bào các dân tộc nào?

A. Người Dao, người Hoa.

B. Người Thượng, người Khơ-me.

C. Người Thái, người Mường.

D. Người Thượng, người Thái.

Chọn đáp án: A

Với nội dung bài Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX, các bạn học sinh cần nắm vững kiến thức về diễn biến, ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Yên Thế, phong trào chống Pháp ở đồng bằng bùng nổ và kéo dài... Để xem những bài tiếp theo, cac bạn vào chuyên mục Lý thuyết Lịch sử 8 trên VnDoc nhé. Chuyên mục tổng hợp lời giải theo từng đơn vị bài học, giúp các em nắm vững kiến thức được học hiệu quả.

Ngoài Lý thuyết Lịch sử lớp 8 bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX đã được VnDoc.com giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 8, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 8 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
24
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Lịch sử 8

    Xem thêm