Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 8 bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Lý thuyết Lịch sử lớp 8 bài 19 tổng hợp lý thuyết cơ bản được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng nắm được những nội dung chính trong Sách giáo khoa Lịch sử 8 bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939). Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp các em học tốt hơn, đạt kết quả cao trong quá trình học tập.

A. Giải Lịch sử 8 bài 19

B. Lý thuyết Lịch sử 8 bài 19

I. Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất 1918-1929

1. Kinh tế

  • Thu nhiều lợi nhuận, không mất mát gì trong chiến tranh.
  • Phát triển trong vài năm đầu (1914-1919), công nghiệp tăng 5 lần, nông nghiệp không có gì thay đổi.
  • Giá gạo tăng, đời sống nhân khó khăn.
  • Động đất ở Tô-ki-ô (9-1923)
  • 1927 khủng hoảng tài chánh chấm dứt nền kinh tế phục hồi ngắn ngủi.

2. Xã hội

  • Giá sinh hoạt đắt đỏ, đời sống khó khăn, các cuộc đấu tranh bùng nổ.
  • 1928 “bạo động lúa gạo”.
  • Đảng Cộng sản Nhật ra đời 7-1922 để lãnh đạo phong trào công nhân.

II. Nhật Bản trong những năm 1929-1939

1. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933

  • Giáng 1 đòn nặng vào nền kinh tế Nhật Bản (công nghiệp giảm 32%; ngoại thương giảm 80%, 3 triệu người thất nghiệp; công nông đấu tranh quyết liệt).
  • Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và giải quyết khó khăn về nguyên liệu và thị trường:
    • Chính phủ Nhật Bản cho tăng cường chính sách quân sự hóa.
    • Và gây chiến tranh xâm lược, khởi đầu chiếm Trung Quốc, Châu Á và toàn thế giới.
    • Hình thành lò lửa chiến tranh ở Thái Bình Dương.
    • Thập niên 1930 thiết lập bộ máy phát xít, sử dụng bộ máy quân sự và cảnh sát của chế độ quân chủ
    • Phong trào đấu tranh chống phát xít của nhân dân Nhật diễn ra sôi nổi
    • Hạt nhân là Đảng Cộng sản, diễn ra nhiều hình thức chống lại phát xít hóa.
    • Lôi cuốn nhân dân, binh lính, sĩ quan.
    • Năm 1930 có 40 cuộc đấu tranh phản chiến.

2. Kết quả

Cuộc đấu tranh thất bại, góp phần làm chậm lại quá trình phát xít ở Nhật.

C. Trắc nghiệm Lịch sử 8 bài 19

Câu 1: Trong thời gian từ năm 1914 – 1919 sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng mấy lần?

A. 5 lần

B. 7 lần

C. 3 lần

D. 2 lần

Chọn đáp án: A. 5 lần

Giải thích: Trang 96, mục I

Câu 2: Cuộc “bạo động lúa gạo” diễn ra vào thời gian nào?

A. 1914

B. 1919

C. 1922

D. 1918

Chọn đáp án: D. 1918

Giải thích: Trang 96, mục I

Câu 3: Sự kiện chấm dứt sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

A. Cuộc bạo động lúa gạo

B. Khủng hoảng tài chính 1927

C. Đảng cộng sản Nhật thành lập

D. Trận động đất ở Tô-ky-ô năm 1923

Chọn đáp án: B. Khủng hoảng tài chính 1927

Giải thích: Trang 97, mục I

Câu 4: Mục tiêu đầu tiên trong kế hoạch xâm lược và thống trị thế giới Ta-na-ca là?

A. Trung Quốc

B. Châu Á

C. Đông Á

D. Đông Nam Á

Chọn đáp án: A. Trung Quốc

Giải thích: Trang 97, mục II

Câu 5: Cuộc đấu tranh chống phát xít ở Nhật Bản có tác dụng như thế nào?

A. Ngăn cản được chiến tranh

B. Làm chậm quá trình phát xít hóa

C. Ngăn cản quá trình phát xít hóa

D. Lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.

Chọn đáp án: B. Làm chậm quá trình phát xít hóa

Giải thích: Trang 98, mục II

Câu 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đối với kinh tế Nhật Bản?

A. Kìm hãm sự phát triển kinh tế Nhật Bản

B. Biến Nhật Bản thành bãi chiến trường

C. Kinh tế Nhật Bản vẫn ổn định trước chiến tranh

D. Thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.

Chọn đáp án: D. Thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.

Giải thích: Nhật Bản bước ra khỏi chiến tranh thế giới thứ nhất với vai trò là một nước thắng trận, thu được nhiều lợi lộc từ chiến tranh, không bị chiến tranh tàn phá, thu được nhiều lợi nhuận từ buôn bán vũ khí, lợi dụng tình hình châu Âu không ổn định đã tranh thủ sản xuất, buôn bán

Câu 7: Trước khi chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, Nhật Bản đã rơi vào khủng hoảng gì?

A. Khủng hoảng trong sản xuất nông nghiệp.

B. Khủng hoảng tài chính

C. Khủng hoảng trong sản xuất công nghiệp

D. Khủng hoảng về ngoại thương

Chọn đáp án: B. Khủng hoảng tài chính

Giải thích: Trang 97, mục I

Câu 8: Khó khăn lớn nhất của Nhật Bản trong thời kì khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là gì?

A. Thiếu nhan công để sản xuất

B. Thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa

C. Sự cạnh tranh quyết liệt của Mỹ và Tây Âu.

D. Thiếu nguồn vốn để đầu tư và sản xuất.

Chọn đáp án: B. Thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa

Giải thích: Trong thời gian 1929 -1933, nền kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng khủng hoảng nặng nề, bên cạnh đó, Nhật lại là một nước nhỏ nghèo tài nguyên thiên nhiên dẫn đến việc không có nguyên liệu sản xuất và thị trường tiêu thụ hàng hóa

Câu 9: Vì sao Nhật bản tiến hành xâm lược, bành trướng ra bên ngoài?

A. Nhật chưa có thuộc địa.

B. Nhật tham vọng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình.

C. Nhật thiếu nguyên liệu, nhiên liệu, thiếu thị trường.

D. Nhật muốn làm bá chủ thế giới.

Chọn đáp án: C. Nhật thiếu nguyên liệu, nhiên liệu, thiếu thị trường.

Giải thích: Cuộc khủng hoảng làm cho kinh tế Nhật giảm sút mạnh, xã hội không ổn định. Những điều kiện trong nước không đủ để Nhật khôi phục kinh tế và xã hội, nên Nhật cần một thị trường, cần thuộc địa để cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và thị trường.

Câu 10: Quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Thập niên 20 của thế kỉ XX

B. Thập niên 30 của thế kỉ XX

C. Thập niên 40 của thế kỉ XX

D. Thập niên 50 của thế kỉ XX

Chọn đáp án: B. Thập niên 30 của thế kỉ XX

Giải thích: Trang 98, mục II

Câu 11: Tháng 7-1922, ở Nhật Bản đã diễn ra sự kiện gì nổi bật?

A. Cuộc bạo động lúa gạo

B. Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập

C. Nhật Bản lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính

D. Nhật Bản tiến hành xâm lược Trung Quốc

Chọn đáp án: B

Câu 12: Giới cầm quyền Nhật Bản đã thực hiện biện pháp gì để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933?

A. Thực hiện chính sách cải cách quy mô lớn trên toàn nước Nhật

B. Khôi phục các ngành công nghiệp quan trọng và giải quyết nạn thấ nghiệp cho người dân

C. Thực hiện chính sách quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài

D. Tham khảo và vận dụng Chính sách mới của Mĩ

Chọn đáp án: C

Câu 13: Cùng với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh chiến tranh xâm lược khu vực nào trước hết?

A. Hàn Quốc

B. Trung Quốc

C. Triều Tiên

D. Đài Loan

Chọn đáp án: B

Câu 14: Lực lượng chính trị nào giữ vai trò lãnh đạo cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản từ những năm 30 của thế kỉ XX?

A. Đảng Dân chủ Tự do

B. Đảng Xã hội

C. Đảng Dân chủ

D. Đảng Cộng sản

Chọn đáp án: D

Câu 15: Đâu không phải là thách thức Nhật Bản phải đối mặt từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX?

A. Khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế

B. Giải quyết khó khăn về nguồn nguyên liệu

C. Giải quyết tình trạng nhập cư

D. Giải quyết khó khăn về tình trạng tiêu thụ hàng hóa

Chọn đáp án: C

Câu 16: Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản có tác động như thế nào đến quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở quốc gia này?

A. Giải phóng nhân dân lao động khỏi ách thống trị của chủ nghĩa quân phiệt

B. Góp phần làm chậm quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản

C. Góp phần thúc đẩy nhanh công cuộc giải phóng đất nước

D. Đẩy nhanh quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở nước này

Chọn đáp án: B

Câu 17: Nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Nhật Bản trong những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Lợi nhuận thu được từ chiến tranh thế giới thứ nhất

B. Sự cải tiến kĩ thuật sản xuất

C. Nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có

D. Sự đầu tư, viện trợ của Mĩ

Chọn đáp án: A

Câu 18: Vì sao từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc?

A. Vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản ở thị trường Trung Quốc có nguy cơ bị mất

B. Thị trường Trung Quốc rộng lớn, tập trung 82% vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản

C. Mâu thuẫn trong nội bộ giới cầm quyền Trung Quốc đã xuất hiện và ngày càng sâu sắc

D. Phong trào đấu tranh đòi quyền lợi của các tầng lớp nhân dân Trung Quốc phát triển mạnh

Chọn đáp án: B

Câu 19: Đâu không phải là nguyên nhân khiến Nhật Bản lựa chọn đi theo con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước để cứu vãn hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933?

A. Do Nhật Bản có quá ít thuộc địa, thiếu nguyên liệu và thị trường

B. Do tâm lý bất mãn và muốn phá bỏ hệ thống Vécxai- Oasinhtơn

C. Do ảnh hưởng truyền thống quân phiệt

D. Do sự dung dưỡng các thế lực phát xít của Mĩ, Anh, Pháp

Chọn đáp án: D

Câu 20: Năm 1933, Nhật bản dựng lên chính phủ bù nhìn ở Trung Quốc với tên gọi là

A. Chính phủ hộ pháp

B. Trung Hoa Dân quốc

C. Mãn Châu Quốc

D. Chính phủ quốc dân

Chọn đáp án: C

.................................

Với nội dung bài Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) hy vọng các bạn học sinh sẽ nắm vững kiến thức về tình hình nền kinh tế, xã hội của Nhật sau chiến tranh thế giới thứ nhất và trong những năm 1929 - 1939. Để xem các bài tiếp theo, mời các bạn vào chuyên mục Lý thuyết Lịch sử 8 trên VnDoc nhé.

Ngoài Lý thuyết Lịch sử lớp 8 bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) đã được VnDoc.com giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 8, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 8 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
14
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Lịch sử 8

    Xem thêm