Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Lịch sử lớp 8 bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX

Lý thuyết Lịch sử lớp 8 bài 9 được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng nắm được những nội dung chính trong Sách giáo khoa Lịch sử 8 bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp các em học tốt hơn, đạt kết quả cao trong quá trình học tập.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết

1. Sự xâm lược và chính sách thống trị của Anh

Từ thế kỉ XVI, thực dân phương Tây đã từng bước xâm nhập vào Châu Á, đặc biệt ở Ấn Độ. Sang đầu thế kỉ XVIII, sự tranh giành giữa Anh và Pháp dẫn đến cuộc chiến tranh giữa hai nước này trên đất Ấn Độ. Kết quả là Anh đã thắng Pháp, hoàn thành công cuộc chinh phục và đặt ách thống trị Ấn Độ. Sự thống trị của Anh ở Ấn Độ dẫn đến nhiều hậu quả cho xã hội và nhân dân nước này.

Giá trị lương thực xuất khẩu

Số người chết đói

Năm

Số lượng

Năm

Số người chết

1840

1858

1901

858 000 livrơ

3 800 000 livrơ

9 300 000 livrơ

1825 - 1850

1850 - 1875

1875 - 1900

400 000

5 000 000

15 000 000

2. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ

Nhiều cuộc khởi nghĩa chống Anh của nhân dân Ấn Độ liên tiếp nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Xi-pay) (1857 - 1859).

Bất mãn trước việc bọn chỉ huy Anh bắt giam những người lính có tư tưởng chống Anh, 60 000 lính Xi-pay cùng nhân dân nổi dậy vũ trang khởi nghĩa. Chẳng bao lâu, cuộc khởi nghĩa lan rộng khắp miền Bắc và một phần miền Trung Ấn Độ. Nghĩa quân đã lập chính quyền ở ba thành phố lớn. Cuộc khởi nghĩa duy trì được hai năm thì bị thực dân Anh dốc toàn lực đàn áp dã man. Nhiều nghĩa quân bị trói vào họng đại bác, rồi bị bắn cho tan xương nát thịt. Cuộc khởi nghĩa Xi-pay tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân giải phóng dân tộc.

Lý thuyết Lịch sử lớp 8 bài 9

Các phong trào đấu tranh của nông dân và công nhân Ấn Độ trong những năm 1875 - 1885 có tác dụng thúc đẩy giai cấp tư sản Ấn Độ đứng lên chống thực dân Anh. Năm 1885, Đảng Quốc dân Đại hội (gọi tắt là Đảng Quốc đại) - chính đảng của giai cấp tư sản dân tộc Ấn Độ, được thành lập nhằm đấu tranh giành quyền tự trị, phát triển nền kinh tế dân tộc. Trong quá trình hoạt động, Đảng Quốc đại đã phân hóa thành hai phái. Phái “Ôn hòa” chủ trương thỏa hiệp, chỉ yêu cầu chính phủ thực dân cải cách. Phái “Cấp tiến”, do Ti-lác cầm đầu, có thái độ kiên quyết chống Anh. Tháng 6 - 1908, chính quyền Anh bắt giam Ti-lắc và nhiều chiến sĩ cách mạng khác.

Chính sách thông trị và bóc lột của thực dân Anh cũng dẫn đến cao trào đấu tranh của nhân dân và công nhân Ấn Độ. Năm 1905, nhân dân Ấn Độ tiến hành nhiều cuộc biểu tình rầm rộ chống chính sách “chia để trị” của thực dân Anh đối với xứ Ben-gan. Tháng 7 - 1908, ở Bom-bay công nhân tổ chức nhiều cuộc bãi công chính trị, thành lập các đơn vị chiến đấu, xây dựng chiến lũy chống lại quân đội Anh. Thực dân Anh đàn áp rất dã man. Các cuộc đấu tranh lần lượt thất bại, song phong trào yêu nước chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ không bị dập tắt, đặt cơ sở cho thắng lợi sau này.

B. Trắc nghiệm

Câu 1: Năm 1825 – 1850, số người chết đói ở Ấn Độ là bao nhiêu?

A. 400 000

B. 5 000 000

C. 15 000 000

D. 853 000

Đáp án: A

Giải thích: Trang 56, phần I sgk Lịch Sử 8

Câu 2: Đảng Quốc đại là chính đảng của giai cấp, tầng lớp nào?

A. Tầng lớp tri thức

B. Giai cấp nông dân

C. Giai cấp công nhân

D. Giai cấp tư sản.

Đáp án: D

Giải thích: Trang 57, mục II sgk Lịch Sử 8

Câu 3: Lợi dụng cơ hội nào các nước phương Tây đua tranh xâm lược Ấn Độ?

A. Cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước làm cho Ấn Độ suy yếu.

B. Phong trào nông dân chống chế độ phong kiến Ấn Độ làm cho Ấn Độ suy yếu.

C. Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với đông đảo nông dân ở Ấn Độ.

D. Kinh tế và văn hóa Ấn Độ bị suy thoái nặng nề.

Đáp án: A

Giải thích: Thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến ở Ấn Độ gặp phải khủng hoảng và suy yếu. Lợi dụng tình hình đó, các nước phương Tây đã đua tranh xâm lược Ấn Độ

Câu 4: Thực dân Anh hoàn thành việc xâm chiếm Ấn Độ vào thời gian nào?

A. Thế kỉ XVI

B. Đầu thế kỉ XVIII

C. Cuối thế kỉ XVIII

D. Năm 1875

Đáp án: C

Giải thích: Trang 56, mục I sgk Lịch Sử 8

Câu 5: Thực dân Anh đã thi hành nhượng bộ tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến ở Ấn Độ nhằm mục đích gì?

A. Xoa dịu tinh thần đấu tranh của họ.

B. Cấu kết với họ để đàn áp nhân dân.

C. Làm chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình.

D. Biến họ thành tay sai đắc lực cho mình.

Đáp án: C

Giải thích: Khi Anh hoàn thành cuộc chinh phục Ấn Độ và đặt ách thống trị đã gây nhiều hậu quả cho xã hội và nhân dân. Chính vì vậy đã gặp phải sự phản ứng gay gắt của nhân dân, để đàn áp các phong trào, và lôi kéo được tầng lớp có thế lực trong xã hội làm tay sai.

Câu 6: Chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ đã để lại hậu quả gì trong xã hội?

A. Bần cùng hóa, mâu thuẫn giữa các tầng lớp.

B. Cơ sở ruộng đất công xã nông thôn bị phá vỡ.

C. Nền thủ công nghiệp bị suy sụp.

D. Nền văn minh lâu đời bị phá hoại.

Đáp án: A

Giải thích: Với nhiều hậu quả cho xã hội đã làm bần cùng hóa, mâu thuẫn giữa các tầng lớp

Câu 7: Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 – 1859) mang tính dân tộc?

A. Lôi kéo được đông đảo quần chúng tham gia, kể cả binh lính.

B. Cuộc khởi nghĩa hưởng ứng được lời kêu gọi của những người yêu nước.

C. Cuộc khởi nghĩa có tác dụng to lớn trong việc đánh đổ ách cai quản của Anh.

D. Cuộc khởi nghĩa bước đầu lật đổ được phong kiến.

Đáp án: A

Giải thích: Cuộc khởi nghĩa đã lôi kéo được rất nhiều giai cấp tầng lớp trong nước thâm gia. Từ tư sản, nhân dân, binh lính,…

Câu 8: Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc khởi nghĩa Xi-pay là gì?

A. Thể hiện lòng yêu nước của nhân dân Ấn Độ

B. Mang tính dân tộc sâu sắc.

C. Đánh dấu bước ngoặt cho các phong trào cách mạng ở Ấn Độ.

D. Thúc đẩy giai cấp tư sản đứng dậy chống thực dân Anh.

Đáp án: C

Giải thích: Tuy thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa đã để lại các ý nghĩa đánh dấu bước ngoặt cho các phong trào cách mạng ở Ấn Độ, có Đảng Quốc đại – một chính đảng đã lãnh đạo

Câu 9: Trong 20 năm đầu (1885 – 1905), Đảng Quốc đại chủ chương dùng phương pháp gì để đòi chính phủ Anh thực hiện cải cách Ấn Độ?

A. Dùng bạo lực

B. Dùng thương lượng

C. Dùng phương pháp ôn hòa.

D. Dùng phương pháp đấu tranh chính trị.

Đáp án: C

Giải thích: Trang 58, mục II sgk Lịch Sử 8

Câu 10: Mục tiêu cơ bản nhất của Đảng Quốc đại là gì?

A. Lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc.

B. Thỏa hiệp với giai cấp tư sản Ấn Độ

C. Dựa vào Anh để Ấn Độ phát triển đấy.

D. Giành quyền tự chủ phát triển kinh tế.

Đáp án: D

Giải thích: Trang 57, mục II sgk Lịch Sử 8

Câu 11: Một phái dân chủ cấp tiến do Ti- lắc đứng đầu đã tách ra khỏi Đảng Quốc đại, thường gọi là:

A. “Phái cấp tiến”.

B. “Phái cực đoan”.

C. “Phái ôn hòa”.

D. “Phái đấu tranh”.

Đáp án: B

Câu 12: Trong 20 năm đầu (1885 - 1905), Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp gì để đòi chính phủ Anh thực hiện cải cách ở Ấn Độ?

A. Dùng phương pháp bạo lực.

B. Dùng phương pháp thương lượng,

C. Dùng phương pháp ôn hòa.

D. Dùng phương pháp đấu tranh chính trị.

Đáp án: C

Câu 13: Thực dân Anh đã thi hành chính sách nhượng bộ tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến ở Ấn Độ nhằm

A. Xoa dịu tinh thần đấu tranh của họ.

B. Cấu kết với họ để đàn áp nhân dân Ấn Độ.

C. Làm chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình.

D. Biến họ thành tay sai đắc lực cho mình.

Đáp án: C

Câu 14: Cuộc chiến tranh giữa hai nước nào trong những năm 1754 - 1763 ngay trên đất nước Ấn Độ?

A. Anh và Mĩ.

B. Anh và Pháp.

C. Anh và Nhật.

D. Trung Quốc và Pháp.

Đáp án: B

Câu 15: Nguyên nhân chủ yếu nào thực dân phương Tây, nhất Anh, Pháp lại tranh giành Ấn Độ?

A. Ấn Độ đất rộng người đông, tài nguyên phong phú.

. Ấn Độ có truyền thống văn hóa lâu đời.

C. Ấn Độ là miếng mồi ngon không thể bỏ qua.

D. Ấn Độ là quê hương của những tôn giáo lớn (Ấn Độ giáo và Phật giáo)

Đáp án: A

Câu 16: Khởi nghĩa Xi-pay diễn ra từ năm nào đến năm nào?

A. 1855- 1859

B. 1856- 1859

C. 1857- 1858

D. 1857- 1859

Đáp án: D

Câu 17: Phái “Cấp Tiến” do Ti-lắc cầm đầu, có thái độ như thế nào đối với thực dân Anh

A. Kiên quyết chống Thực dân Anh

B. Ôn hòa với Anh

C. Lệ thuộc vào Anh

D. Không kiên quyết chống thực dân Anh

Đáp án: A

Câu 18: Quốc gia nào đặt thống trị ở Ấn Độ đầu tiên?

A. Anh

B. Hà Lan

C. Pháp

D. Đức

Đáp án: A

Câu 19: Cuộc đấu tranh nào của nhân dân Ấn Độ chống Anh diễn ra từ năm 1857-1859?

A. Khởi nghĩa Bom-bay.

B. Khởi nghĩa Cancutta.

C. Khởi nghĩa Xi-pay.

D. Khởi nghĩa Mumbai.

Đáp án: C

Câu 20: Vì sao năm 1905 nhân dân Ấn Độ lại tiến hành nhiều cuộc biểu tình rầm rộ?

A. chống chính quyền thực dân, đòi độc lập cho Ấn Độ.

B. chống chính sách "chia để trị" của thực dân Anh đối với xứ Ben-gan.

C. đòi trả lại tự do cho Ti-lắc và các đồng chí của ông.

D. chống chính sách phân biệt chủng tộc của thực dân Anh.

Đáp án: B

Với nội dung bài Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về sự xâm lược và chính sách thống trị của thực dân Anh, các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ...

Ngoài Lý thuyết Lịch sử lớp 8 bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX đã được VnDoc.com giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 8, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 8 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
13
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Lịch sử 8

    Xem thêm