Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Lịch sử lớp 8 bài 23: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)

Lý thuyết Lịch sử lớp 8 bài 23 được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng nắm được những nội dung chính trong Sách giáo khoa Lịch sử 8 bài 23: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (từ năm 1917 đến năm 1945). Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp các em học tốt hơn, đạt kết quả cao trong quá trình học tập.

Bài: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (từ năm 1917 đến năm 1945)

A. Lý thuyết

1. Bảng thống kê những sự kiện lịch sử chính của lịch sử hiện đại từ năm 1917-1945 theo mẫu

Niên đại

Những sự kiện chính

Kết quả

Tháng 2-1917

Cách mạng dân chủ tư sản Nga thắng lợi.

- Lật đổ chế độ Nga Hoàng.

- Hai chính quyền song song tồn tại.

7-11-1917

- Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 Nga thắng lợi.

- Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản.

- Thành lập nước Cộng hòa Xô Viết và chính phủ Xô Viết, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xây dựng chế độ mới.

1918-1921

- Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyến xô Viết.

- Xây dựng hệ thống chính trị – nhà nước mới, thực hiện các cải cách xã hội chủ nghĩa, đánh thắng thù trong giặc ngoài.

1921-1941

- Liên Xô xây dựng CNXH.

- Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, tập thể hóa nông nghiệp.

- Liên Xô từ nước nông nghiệp trở thành cường quốc công nghiệp XHCN.

1918-1923

- Cao trào cách mạng ở Châu Âu, châu Á.

- Các Đảng Cộng sản thành lập.

- Quốc tế cộng sản thành lập và lãnh đạo phong trào.

1924-1929

- Thời kỳ ổn định và phát triển của CNTB.

- Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh, chính trị ổn định.

1929-1933

- Khủng hoảng kinh tế ở Mỹ và lan rộng ra toàn thế giới tư bản.

- Kinh tế giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp, bất ổn về chính trị.

1933-1939

- Các nước tư bản tìm cách thoát khỏi khủng hoảng kinh tế.

- Đức - Ý - Nhật phát xít hóa chế độ chính trị, chuẩn bị chiến tranh bành trướng xâm lược.

- Anh - Pháp - Mỹ thực hiện cải cách kinh tế, chính trị, duy trì chế độ dân chủ tư sản.

1939-1945

- Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Thế giới trong tình trạng chiến tranh.

- CNPX Đức – Ý -Nhật thất bại hoàn toàn

- Thắng lợi về Liên Xô, các nước đồng minh và nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới.

2. Kể những sự kiện tiêu biểu nhất trong các sự kiện từ năm 1917- 1945

  • Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917.
  • Cao trào cách mạng ở châu Âu năm 1918-1923
  • Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á.
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1933.
  • Chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945.

3. So với thời cận đại, trong phong trào công nhân ở các nước Âu-Mỹ, thời hiện đại xuất hiện những nhân tố mới nào có ý nghĩa nhất?

  • Cận đại: học thuyết Mác thâm nhập vào phong trào công nhân, ý thức giác ngộ cao – Quốc tế thứ hai.
  • Hiện đại: GCVS đã từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng, các Đảng cộng sản thành lập – Quốc tế thứ III (Quốc tế Cộng sản)

4. So với thời cận đại, trong phong trào đấu tranh dân tộc ở các nước thuộc địa và nứa thuộc địa thời hiện đại đã xuất hiện nhân tố gì mới có ý nghĩa nhất?

Giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh và giữ vị trí lãnh đạo, các Đảng Cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.

5. Chọn một số sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1917-1945, giải thích lý do chọn sự kiện đó:

  • Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công, chủ nghĩa xã hội trở thành hiện thực ở một nước đã tác động to lớn đến tình hình thế giới.
  • Phong trào cách mạng ở các nước tư bản Âu- Mỹ 1918-1923 lên cao và có bước chuyển biến mới, ở nhiều nước Đảng Cộng sản ra đời, Quốc tế Cộng sản thành lập và lãnh đạo cách mạng đi theo con đường cách mạng tháng Mười.
  • Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Châu Á, cùng với sự phát triển của phong trào tư sản, giai cấp tư sản bắt đầu trưởng thành và tham gia lãnh đạo cách mạng.
  • Sau vài năm phát triển, các nước tư bản lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 dẫn đến sự thắng lợi và lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít Đức, Ý, Nhật. Trong khi đó để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, Anh - Pháp - Mỹ thực hiện cải cách kinh tế – xã hội.
  • Chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945 gây ra những tổn thất khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, đã kết thúc một thời kỳ phát triển của lịch sử thế giới hiện đại.

B. Trắc nghiệm

Câu 1: Đầu thế kỉ XX, về chính trị, Nga là nước như thế nào?

A. Quân chủ chuyên chế

B. Phong kiến

C. Cộng hòa

D. Quân chủ lập hiến.

Chọn đáp án: A. Quân chủ chuyên chế

Giải thích: Trang 75, mục 1, phần I

Câu 2: Hậu quả nghiêm trọng nhất nước Nga gánh chịu do chiến tranh đế quốc (1914 – 1918) để lại là gì?

A. Kinh tế suy sụp

B. Liên tiếp thua trận, xã hội không ổn định.

C. Kinh tế suy sụp, quân đội thiếu vũ khí lương thực.

D. Kinh tế suy sụp, mâu thuẫn xã hội gay gắt.

Chọn đáp án: D. Kinh tế suy sụp, mâu thuẫn xã hội gay gắt.

Giải thích: Nền kinh tế nước Nga bị suy sụp, khiến cho đời sống của nhân dân vô cùng khổ sở. Mọi nỗi thống khổ đề nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, công nhân Nga

Câu 3: Chính sách kinh tế mới được thực hiện trong điều kiện nào?

A. Hòa bình.

B. Chiến tranh.

C. Kinh tế bị tàn phá.

D. Khủng hoảng chính trị.

Chọn đáp án: A. Hòa bình.

Giải thích: Sau chiến thắng ngoại xâm và nội phản trong nước, năm 1921 nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa binh xây dựng đất nước trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.

Câu 4: Chính sách kinh tế mới bắt đầu từ đâu?

A. Công nghiệp.

B. Nông nghiệp.

C. Thương nghiệp.

D. Công nghiệp và thương nghiệp.

Chọn đáp án: B. Nông nghiệp.

Giải thích: Chính sách kinh tế mới với nội dung chủ yếu là bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa và thay thế bằng chế độ thu thuế lương thực. Bên cạnh đó, nông nghiệp là ngành bị khủng hoảng nặng nề nhất ở nước Nga. Chính vì thế, chính sách kinh tế mới bắt đầu từ nông nghiệp.

Câu 5: Vì sao giai đoạn 1924 – 1929 các nước tư bản châu Âu ổn định được về chính trị?

A. Các chính quyền tư sản củng cố được nền thống trị của mình.

B. Đàn áp, đẩy lùi các cuộc đấu tranh của quần chúng.

C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.

D. Mâu thuẫn xã hội được điều hòa.

Chọn đáp án: B. Đàn áp, đẩy lùi các cuộc đấu tranh của quần chúng.

Giải thích: Trước năm 1924, do mâu thuẫn và khủng hoảng những cao trào cách mạng đãbùng nổi ở các nước châu Âu trong thời gian này làm cho nền thống trị của giai cấp tư sản lâm vào tình trạng không ổn định, thậm chí khủng hoảng trầm trọng. Từ năm 1924, chính quyền tư sản các nước đã đàn áp, đẩy lùi các cuộc đấu tranh quần chúng và củng cố nền thống trị, nên chính trị cơ bản được ổn định.

Câu 6: Hoàn cảnh nào cơ bản nhất dẫn đến sự ra đời của Quốc tế cộng sản?

A. Cao trào cách mạng dâng cao ở các nước thuộc châu Âu dẫn đến sự thành lập các đảng cộng sản ở nhiều nước.

B. Chính quyền tư sản đàn áp khủng bố phong trào của quần chúng.

C. Những hoạt động tích cực của Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga.

D. Quốc tế thứ hai giải tán.

Chọn đáp án: A. Cao trào cách mạng dâng cao ở các nước thuộc châu Âu dẫn đến sự thành lập các đảng cộng sản ở nhiều nước.

Giải thích: Sự phát triển của các phong trào cách mạng ở các nước châu Âu đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế để lãnh đạo cách mạng. CHính vì vậy, quốc tế cộng sản đã ra đời.

Câu 7: Kết quả của phong trào Mặt trận nhân dân Pháp là gì?

A. Đập tan chủ nghĩa phát xít.

B. Bảo vệ được nền dân chủ.

C. Thành lập chính phủ mới.

D. Giành thắng lợi trong tuyển cử.

Chọn đáp án: C. Thành lập chính phủ mới.

Giải thích: Trang 91, mục 2

Câu 8: Trong những năm 1918 – 1923, phần lớn các nước tư bản chủ nghĩa tình hình kinh thế như thế nào?

A. Ổn định và phát triển

B. Tương đối ổn định

C. Lâm vào tình trạng khủng hoảng.

D. Khủng hoảng trầm trọng và kéo dài.

Chọn đáp án: C. Lâm vào tình trạng khủng hoảng.

Giải thích: Trong những năm 1918 – 1923, các nước châu Âu, kể cả các nước thắng trận và bại trận đều bị suy sụp về kinh tế

Câu 9: Người da đen ở Mỹ phải đối mặt với nạn gì?

A. Thất nghiệp.

B. Phân biệt chủng tộc

C. Bất công xã hội

D. Thất nghiệp và bất công xã hội

Chọn đáp án: B. Phân biệt chủng tộc

Giải thích: Những người da đen ở Mỹ phải chịu nạn phân biệt chủng tộc, họ bị người da trắng coi là người man di, và không có bất cứ quyền lợi gì trong xã hội, họ được đem ra làm vật buôn bán, trao đổi, như những hàng hóa trong xã hội.

Câu 10: Tổng thống Ru-dơ-ven đã làm gì để đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng?

A. Thực hiện chính sách mới

B. Giải quyết nạn thất nghiệp

C. Tổ chức lại sản xuất

D. Phục hưng công nghiệp.

Chọn đáp án: D. Phục hưng công nghiệp.

Giải thích: Trang 95, mục II

Câu 11: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nước Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Mỹ thu được nhiều lợi nhuận từ chiến tranh thế giới thứ nhất.

B. Đất nước không chiến tranh , tình hình xã hội ổn định.

C. Có chính sách cải cách kinh tế - xã hội hợp lý.

D. Tăng cường lao động và bóc lột công nhân.

Chọn đáp án: A. Mỹ thu được nhiều lợi nhuận từ chiến tranh thế giới thứ nhất.

Giải thích: Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo cho Mỹ nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, từ việc buôn bán vũ khí, bước ra chiến tranh là nước thắng trận, chịu ít tổn thất nhất

Câu 12: Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ đạt đỉnh cao nhất vào năm nào?

A. 1929 B. 1932 C. 1931 D. 1932

Chọn đáp án: D. 1932

Giải thích: trang 94, mục II

Câu 13: Sự kiện chấm dứt sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

A. Cuộc bạo động lúa gạo

B. Khủng hoảng tài chính 1927

C. Đảng cộng sản Nhật thành lập

D. Trận động đất ở Tô-ky-ô năm 1923

Chọn đáp án: B. Khủng hoảng tài chính 1927

Giải thích: Trang 97, mục I

Câu 14: Mục tiêu đầu tiên trong kế hoạch xâm lược và thống trị thế giới Ta-na-ca là?

A. Trung Quốc

B. Châu Á

C. Đông Á

D. Đông Nam Á

Chọn đáp án: A. Trung Quốc

Giải thích: Trang 97, mục II

Câu 15: Cuộc đấu tranh chống phát xít ở Nhật Bản có tác dụng như thế nào?

A. Ngăn cản được chiến tranh

B. Làm chậm quá trình phát xít hóa

C. Ngăn cản quá trình phát xít hóa

D. Lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.

Chọn đáp án: B. Làm chậm quá trình phát xít hóa

Giải thích: Trang 98, mục II

Câu 16: Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đối với kinh tế Nhật Bản?

A. Kìm hãm sự phát triển kinh tế Nhật Bản

B. Biến Nhật Bản thành bãi chiến trường

C. Kinh tế Nhật Bản vẫn ổn định trước chiến tranh

D. Thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.

Chọn đáp án: D. Thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.

Giải thích: Nhật Bản bước ra khỏi chiến tranh thế giới thứ nhất với vai trò là một nước thắng trận, thu được nhiều lợi lộc từ chiến tranh, không bị chiến tranh tàn phá, thu được nhiều lợi nhuận từ buôn bán vũ khí, lợi dụng tình hình châu Âu không ổn định đã tranh thủ sản xuất, buôn bán

Câu 17: Trước khi chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, Nhật Bản đã rơi vào khủng hoảng gì?

A. Khủng hoảng trong sản xuất nông nghiệp.

B. Khủng hoảng tài chính

C. Khủng hoảng trong sản xuất công nghiệp

D. Khủng hoảng về ngoại thương

Chọn đáp án: B. Khủng hoảng tài chính

Giải thích: Trang 97, mục I

Câu 18: Cao trào cách mạng 1918 – 1923 lên cao nhất ở đâu?

A. Anh B. Đức C. Pháp D. Hung-ga-ri

Chọn đáp án: B. Đức

Giải thích: Trang 88, mục 2

Câu 19: Kết quả của phong trào Mặt trận nhân dân Pháp là gì?

A. Đập tan chủ nghĩa phát xít.

B. Bảo vệ được nền dân chủ.

C. Thành lập chính phủ mới.

D. Giành thắng lợi trong tuyển cử.

Chọn đáp án: C. Thành lập chính phủ mới.

Giải thích: Trang 91, mục 2

Câu 20: Đạo luật nào giữ vai trò quan trọng nhất trong các đạo luật giải quyết khủng hoảng kinh tế ở Mỹ?

A. Đạo luật về ngân hàng

B. Đạo luật về tài chính

C. Đạo luật phục hưng công nghiệp

D. Đạo luật phục hưng thương mại.

Chọn đáp án: C. Đạo luật phục hưng công nghiệp

Giải thích: Công nghiệp là ngành kinh tế chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước Mỹ, phục hưng công nghiệp là giúp cho ngành kinh tế chủ đạo phát triển, là tạo việc làm cho người thất nghiệp có việc làm,..

Câu 21: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Mỹ bắt đầu từ ngành nào?

A. Nông nghiệp

B. Công nghiệp

C. Tài chính ngân hàng

D. Năng lượng

Chọn đáp án: C. Tài chính ngân hàng

Giải thích: (Trang 94, mục II)

Câu 22: Bí quyết thành công của chính sách mới là gì?

A. Giải quyết nạn thất nghiệp.

B. Đạo luật về ngân hàng

C. Đạo luật phục hưng công nghiệp

D. Nhà nước can thiệp vào đời sống kinh tế.

Chọn đáp án: D. Nhà nước can thiệp vào đời sống kinh tế.

Giải thích: Các chính sách mới có những quy định chặt chẽ đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước, nhà nước đã tăng cường vai trò của mình vào các mặt của đời sống

Câu 23: Vì sao Nhật bản tiến hành xâm lược, bành trướng ra bên ngoài?

A. Nhật chưa có thuộc địa.

B. Nhật tham vọng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình.

C. Nhật thiếu nguyên liệu, nhiên liệu, thiếu thị trường.

D. Nhật muốn làm bá chủ thế giới.

Chọn đáp án: C. Nhật thiếu nguyên liệu, nhiên liệu, thiếu thị trường.

Giải thích: Cuộc khủng hoảng làm cho kinh tế Nhật giảm sút mạnh, xã hội không ổn định. Những điều kiện trong nước không đủ để Nhật khôi phục kinh tế và xã hội, nên Nhật cần một thị trường, cần thuộc địa để cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và thị trường.

Câu 24: Quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Thập niên 20 của thế kỉ XX

B. Thập niên 30 của thế kỉ XX

C. Thập niên 40 của thế kỉ XX

D. Thập niên 50 của thế kỉ XX

Chọn đáp án: B. Thập niên 30 của thế kỉ XX

Giải thích: Trang 98, mục II

Câu 25: Lực lượng chủ yếu của phong trào Ngũ tứ giai đoạn sau là?

A. Học sinh

B. Nông dân

C. Công nhân

D. Trí thức

Chọn đáp án: C. Công nhân

Giải thích: Trong giai đoạn đầu lực lượng chủ yếu của phong trào là học sinh, trí thức. Nhưng từ giai đoạn sau, lực lượng chủ yếu của phong trào chuyển từ học sinh sang giai cấp công nhân.

Câu 26: Tính chất chống đế quốc của phong trào ngũ tứ thể hiện rõ nhất ở?

A. Quy mô của phong trào

B. Hình thức đấu tranh

C. Lực lượng tham gia

D. Khẩu hiệu đấu tranh

Chọn đáp án: D. Khẩu hiệu đấu tranh

Giải thích: Khẩu hiệu đấu tranh của phong trào đó là : Trung Quốc là của người Trung Quốc, khẳng định chủ quyền và sự quyết tâm chống lại đế quốc xâm lược.

Câu 27: Giai cấp tầng lớp nào đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở nhiều nước Đông Nam Á theo con đường dân chủ tư sản?

A. Tầng lớp trí thức mới

B. Tầng lớp trí thức

C. Giai cấp tư sản

D. Tầng lớp công nhân.

Chọn đáp án: A. Tầng lớp trí thức mới

Giải thích: Trang 101, mục 1

Câu 28: Tháng 1/1942, mặt trận Đồng minh thành lập nhằm mục đích gì?

A. Chống lại sự tấn công của phát xít Đức ở châu Âu.

B. Trả thù sự tấn công của Nhật vào hạm đội Mỹ.

C. Đoàn kết và tập hợp các lực lượng trên thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

D. Liên kết giữa khối phát xít và khối các nước đế quốc để chống Liên Xô.

Chọn đáp án: C. Đoàn kết và tập hợp các lực lượng trên thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

Giải thích: Trang 105, mục 1

Câu 29: Chiến thắng nào của Đồng minh tạo nên bước ngoặt làm xoay chuyển tình thế chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Chiến thắng Xta-lin-grat (2/2/1943)

B. Chiến thắng liên quân Anh, Mỹ đổ bộ vào Bắc Pháp (6/6/1944)

C. Chiến thắng của Liên Xô ở trận Béc-lin (9/5/1945)

D. Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản (6 và 9/8/1945)

Chọn đáp án: C. Chiến thắng của Liên Xô ở trận Béc-lin (9/5/1945)

Giải thích: Sau thắng lợi của Hồng quân Liên Xô ở chiến dịch công phá Béc-lin, Đức đã phải kí văn kiện đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Mở đầu cho sự kết thúc của chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 30: Tác phẩm Sông Đông êm đềm là của ai?

A. Sô-lô-khốp

B. Tôn-xtôi

C. Ô-xtrop-xki

D. Góc-ki

Chọn đáp án: A. Sô-lô-khốp

Giải thích: Sô-lô-khốp là người viết tác phẩm Sông Đông êm đềm

Với nội dung bài Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945) các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về những sự kiện chính của lịch sử hiện đại từ năm 1917 - 1945...

Ngoài Lý thuyết Lịch sử lớp 8 bài 23: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945) đã được VnDoc.com giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 8, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 8 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Lịch sử 8

    Xem thêm