Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 8 bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Lý thuyết Lịch sử lớp 8 bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu bao gồm phần lý thuyết cơ bản kèm câu hỏi trắc nghiệm Sử 8 bài 10, sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng nắm được những nội dung chính trong Sách giáo khoa Lịch sử 8 bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp các em học tốt Lịch sử hơn, đạt kết quả cao trong quá trình học tập.

A. Giải bài tập Lịch sử 8 bài 10

B. Lý thuyết Lịch sử 8 bài 10

I. Trung Quốc bị các nước đế quốc chia sẻ

Trung Quốc là một nước lớn, giàu tài nguyên, có nền văn hóa rực rỡ, nhưng từ nửa sau thế kỉ XIX đã suy yếu vì chế độ phong kiến mục nát. Trong những năm 1840 - 1842, thực dân Anh tiến hành cuộc Chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc. Tiếp theo đó, các nước đế quốc Âu Mĩ và Nhật Bản tranh nhau xâu xé nước này. Trung Quốc ngày càng bị phụ thuộc vào các nước đế quốc.

Lý thuyết Lịch sử lớp 8 bài 10

Sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895) với sự thất bại của nhà Mãn Thanh, các nước đế quốc tăng cường xâm lược Trung Quốc:

- Đức xâm chiếm tỉnh Sơn Đông.

- Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử.

- Pháp thôn tính vùng Vân Nam.

- Nga, Nhật chiếm đóng vùng Đông Bắc.

II. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Trước nguy cơ xâm lược của các nước đế quốc và sự hèn yếu của nhà Mãn Thanh, từ giữa thế kỉ XIX, nhân dân Trung Quốc đã tiến hành đấu tranh mạnh mẽ chống đế quốc, phong kiến. Tiêu biểu là cuộc kháng chiến chống Anh xâm lược (1840 - 1842) và phong trào nông dân Thái bình Thiên quốc (1851 - 1864).

Cuối thế kỉ XIX, trong hoàn cảnh các nước đế quốc tăng cường xâu xé Trung Quốc, một số người tiến bộ trong giai cấp thống trị Trung Quốc chủ trương tiến hành cải cách chính trị để hòng cứu vãn tình hình. Đó là cuộc vận động Duy tân (1898), do hai nhà nho yêu nước - Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu chủ trương, vua Quang Tự đứng đầu. Cuộc cải cách bị thất bại vì lực lượng của phái Duy tân quá yếu. Từ Hi Thái hậu làm chính biến, ra lệnh trấn áp những người lãnh đạo phái Duy tân.

Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. một phong trào nông dân chống đế quốc bùng nổ ờ miền Bắc Trung Quốc: phong trào Nghĩa Hòa đoàn.

Lý thuyết Lịch sử lớp 8 bài 10

Bùng nổ ở Sơn Đông, phong trào nhanh chóng lan rộng ra cả vùng Sơn Tây và Đông Bắc Trung Quốc, đồng thời tiến công các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh.
Liên quân tám nước đế quốc : Anh, Nhật, Mĩ, Đức, Nga, Pháp, Áo-Hung, I-ta-li-a tiến vào Bắc Kinh đàn áp phong trào. Nghĩa Hòa đoàn đã anh dũng chiến đấu chống quân xâm lược, nhưng cuối cùng bị đánh bại vì thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu vũ khí và do sự câu kết của triều đình Mãn Thanh với các nước đế quốc.

III. Cách mạng Tân Hợi (1911)

Dựa vào phong trào đấu tranh bền bỉ, liên tục của quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản Trung Quốc bắt đầu tập hợp lực lượng và thành lập các hội, các đảng. Đại diện ưu tú nhất cho phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là Tôn Trung Sơn. Tháng 8 - 1905, ông thành lập Trung Quốc Đồng minh hội và đề ra Học thuyết Tam dân (Dân tộc độc lập. Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc) nhằm “đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất”.

Dưới sự lãnh đạo của Đồng minh hội, cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ và giành thắng lợi ở Vũ Xương (10 - 10 - 1911).

Phong trào cách mạng lan rộng nhanh chóng sang tốt có các tỉnh miền Nam từ Quảng Đông, Quảng Tây đến Tứ Xuyên và tiến dần lên miền Bắc. Chính phủ Mãn Thanh chỉ còn giữ mấy tỉnh miền Bắc và cuối cùng bị sụp đổ.

Ngày 29 - 12 - 1911, một chính phủ lâm thời được thành lập ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa dân quốc. Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng thống lâm thời. Nhưng những người lãnh đạo đã không kiên quyết lại vội vã thương lượng, đưa Viên Thế Khải - vốn là một đại thần nhà Thanh, lên thay Tôn Trung Sơn (tháng 2 - 1912) làm Tổng thống. Cách mạng coi như đã kết thúc

Cách mạng Tán Hợi là một cuộc cách mạng tư sản, có ý nghĩa lịch sử rất lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, chế độ quân chủ chuyên chế đã bị lật đổ, chế độ cộng hòa ra đời. Cách mạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc và có ảnh hưởng đáng kể đối với phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.

Cách mạng Tân Hợi cũng còn những hạn chế. Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để, không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc và không tích cực chống phong kiến. Cuộc cách mạng này mới lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế của nhà Thanh, nhưng chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

C. Trắc nghiệm Lịch sử 8 bài 10

Câu 1: Nga, Nhật chiếm vùng nào của Trung Quốc?

A. Vùng Đông Bắc

B. Vùng Vân Nam.

C. Vùng châu thổ sông Dương Tử.

D. Tỉnh Sơn Đông.

Đáp án: A

Giải thích: Trang 59, mục I sgk Lịch Sử 8

Câu 2: Người đứng đầu cuộc vận động Duy tân năm 1898 là ai?

A. Khang Hữu Vi

B. Vua Quang Tự

C. Tôn Trung Sơn

D. Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi.

Đáp án: B

Giải thích: Trang 60, mục II sgk Lịch Sử 8

Câu 3: Phong trào Nghĩa Hòa đoàn bùng nổ ở đâu?

A. Vân Nam B. Vũ Xương C. Sơn Đông D. Bắc Kinh

Đáp án: C

Giải thích: Trang 60, mục III sgk Lịch Sử 8

Câu 4: Đại diện tiêu biểu cho phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là ai?

A. Lương Khải Siêu

B. Khang Hữu Vi

C. Vua Quang Tự

D. Tôn Trung Sơn

Đáp án: D

Giải thích: Trang 61, mục III sgk Lịch Sử 8

Câu 5: Vì sao Thái Lan còn giữ được hình thức độc lập?

A. Nhà nước phong kiến rất mạnh.

B. Thái Lan được Mỹ giúp đỡ.

C. Thái Lan đã bước sang giai đoạn tư bản chủ nghĩa.

D. Chính sách ngoại giao khôn khéo.

Đáp án: D

Giải thích: Lợi dụng mâu thuẫn giữa Anh và Pháp. Cùng với đó là các chính sách ngoai giao vô cùng khéo léo. Thái Lan đã giữ được chủ quyền

Câu 6: Nét nổi bật về sự phân hóa xã hội ở In-đô-nê-xi-a cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là gì?

A. Sự hình thành giai cấp vô sản mới.

B. Sự hình thành hai giai cấp công nhân và tư sản.

C. Hình thành quý tộc và tư sản mại bản.

D. Sự đan xen tồn tại nhiều giai cấp tầng lớp trong xã hội.

Đáp án: B

Giải thích: Công nhân và tư sản ra đời là hệ quả của các cuộc cách mạng ở In-đô-nê-xi-a. Các cuộc cách mạng, khởi nghĩa do tư sản lãnh đạo đã thu hút đông đảo nhân dân tham gia

Câu 7: Mở đầu cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc khởi nghĩa ở đâu?

A. Sơn Đông B. Nam Kinh C. Vũ Xương D. Bắc Kinh

Đáp án: C

Giải thích: Trang 61, mục III sgk Lịch Sử 8

Câu 8: Tại sao có rất nhiều nước cùng xâu xé, xâm lược Trung Quốc?

A. Vì triều đình phong kiến Mãn Thanh còn rất mạnh.

B. Vì Trung Quốc đất rộng, người đông.

C. Vì phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống phong kiến mạnh.

D. Vì triều đình phong kiến không chấp nhận con đường thỏa hiệp.

Đáp án: B

Giải thích: Trung Quốc là một nước rộng lớn, có dân số đứng đầu thế giới. Trong khi thế lực phong kiến đang ngày càng suy yếu, thì Trung Quốc thực sự là một thị trường béo bở, là nơi mà các đế quốc có thể khai thác các nguồn tài nguyên mà Trung Quốc có, cùng với đó là lực lượng lao động rồi dào. Chính vì vậy để xâm chiếm toàn bộ thì cần các nước tham gia.

Câu 9: Mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc, thực dân Anh đã làm gì?

A. Khuất phục triều đình Mãn Thanh.

B. Câu kết với các đế quốc khác để xâu xé Trung Quốc.

C. Tiến hành cuộc chiến tranh thuốc phiện.

D. Tiến hành chiến tranh với nước đế quốc Âu, Mỹ, Nhật Bản.

Đáp án: C

Giải thích: Với mục đích thu được nhiều lợi nhuận, thực dân Anh sau khi xâm lược đã buôn bán thuốc phiện. Tuy nhiên triều đình Mãn Thanh lại cấm, nên Anh và Triều đình Mãn Thanh đã thực hiện chiến tranh thuốc phiện.

Câu 10: Mục đích của cuộc vận động Duy Tân (1898) ở Trung Quốc là gì?

A. Thay thế chế độ quân chủ chuyên chế bằng chế độ tư bản chủ nghĩa.

B. Thay thế chế độ quân chủ chuyên chế bằng chế độ quân chủ lập hiến.

C. Mở đường cho trào lưu tư tưởng tiến bộ ở Trung Quốc.

D. Phục hồi triều đình phong kiến Mãn Thanh.

Đáp án: D

Giải thích: Trang 60, mục II sgk Lịch Sử 8

Câu 11: Mục đích của cuộc vận động Duy Tân (1898) ở Trung Quốc là gì?Mặc dù thất bại, nhưng cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc (1898) có ý nghĩa gì?

A. Làm lung lay trật tự, nền tảng chế độ phong kiến Trung Quốc.

B. Mở đường cho trào lưu tư tưởng tiến bộ xâm nhập vào Trung Quốc.

C. Mâu thuẫn giữa các thế lực trong triều đình Mãn Thanh phát triển gay gắt.

D. Lôi kéo được đông đảo quần chúng tham gia, tạo nền tảng cho các cuộc cách mạng sau này.

Đáp án: C

Giải thích: Trang 62, mục III sgk Lịch Sử 8

Câu 12: Mục tiêu đấu tranh của phong trào Nghĩa Hòa đoàn Trung Quốc là gì?

A. Làm lung lay trật tự, nền tảng chế độ phong kiến Trung Quốc.

B. Mở đường cho trào lưu tư tưởng tiến bộ xâm nhập vào Trung Quốc.

C. Mâu thuẫn giữa các thế lực trong triều đình Mãn Thanh phát triển gay gắt.

D. Lôi kéo được đông đảo quần chúng tham gia, tạo nền tảng cho các cuộc cách mạng sau này.

Đáp án: D

Giải thích: Trang 60, mục II sgk Lịch Sử 8

..........................

Với nội dung bài Trung Quốc giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, hy vọng các em học sinh sẽ nắm vững kiến thức về tình hình Trung Quốc, phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc ở cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX...

Ngoài Lý thuyết Lịch sử lớp 8 bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã được VnDoc.com giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 8, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 8 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Lịch sử 8

    Xem thêm