Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 8 bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX

Bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX

Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 8 bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Lịch sử của các bạn học sinh lớp 8 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

1. Câu hỏi 1 - (Mục I Bài 10- SGK Trang 59): Vì sao các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc?

Hướng dẫn giải:

CNTB chuyển sang CNĐQ đòi hỏi ngày càng lớn về thị trường và nguyên liệu.

Trung Quốc là một nước lớn, đông dân, giàu tài nguyên và đang nằm dưới chế độ phong kiến mục nát. Do đó các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc

2. Bài 1 trang 62 sgk: Trình bày quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

Hướng dẫn giải:

- Từ năm 1840 đến năm 1842, thực dân Anh đã tiến hành cuộc Chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc, từng bước biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

- Sau Chiến tranh thuốc phiện, các nước đế quốc từng bước xâu xé Trung Quốc. Đến cuối thế ki XIX. Đức chiếm vùng Sơn Đông: Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử: Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông; Nga, Nhật chiếm vùng Đông Bắc…

3. Bài 2 trang 62 sgk: Lập bảng niên biểu tóm tắt phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc phong kiến từ năm 1840 đến năm 1911?

Hướng dẫn giải:

Trung Quốc giữa thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX

4. Bài 3 trang 62 sgk: Trình bày về Tôn Trung Sơn và nội dung Học thuyết Tam dân?

Hướng dẫn giải:

- Tôn Trung Sơn sinh năm 1866, mất năm 1925, quê ở Quảng Đông. Ông đã đi qua nhiều nước trên thế giới, tốt nghiệp bác sĩ y khoa ở Hồng Công.

- Năm 1905, ông thành lập Trung Quốc Đồng minh hội với học thuyết Tam dân: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.

5. Bài 4 trang 62 sgk: Vì sao các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX lần lượt thất bại?

Hướng dẫn giải:

Các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX lần lượt thất bại là do:

Triều đình Mãn Thanh suy yếu, cấu kết với đế quốc.

Thiếu vũ khí chiến đấu.

Chưa có sự lãnh đạo của một tổ chức chính trị vững mạnh, thực lực và thế lực của giai cấp Tư sản còn quá yếu

Các nước đế quốc đang phát triển mạnh

6. Câu hỏi 2 - (Mục III Bài 10 - SGK Trang 62): Nêu những kết quả và hạn chế của Cách mạng Tân Hợi (1911)?

Hướng dẫn giải:

Cách mạng Tán Hợi là một cuộc cách mạng tư sản, có ý nghĩa lịch sử rất lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, chế độ quân chủ chuyên chế đã bị lật đổ, chế độ cộng hòa ra đời. Cách mạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc và có ảnh hưởng đáng kể đối với phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.

Cách mạng Tân Hợi cũng còn những hạn chế. Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc và không tích cực chống phong kiến. Cuộc cách mạng này mới lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế của nhà Thanh, nhưng chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

7. Câu hỏi 1 - (Mục III Bài 10 - SGK Trang 62): Dựa theo lược đồ, trình bày một vài nét chính diễn biến của Cách mạng Tân Hợi?
Trung Quốc giữa thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XXHướng dẫn giải:

+ Ngày 10 - 10 - 1911, Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và giành thắng lợi ở Vũ Xương, sau đó lan sang tất cả các tỉnh miền Nam và miền Trung của Trung Quốc.

+ Ngày 29 - 12 - 1911. Chính phủ lâm thời được thành lập tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc và bầu Tôn Trung Sơn làm Tổng thống.

+ Tôn Trung Sơn đã mắc sai lầm là thương lượng với Viên Thế Khái (quan đại thần của nhà Thanh), đồng ý nhường cho ông ta lên lên Tổng thống (2 - 1912). Cách mạng coi như chấm dứt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
23
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Lịch sử 8

    Xem thêm