Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Lịch Sử 8 bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)

Giải bài tập Lịch Sử 8 bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884) được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giúp các bạn học sinh tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng, theo kịp tiến độ của thầy cô trên lớp giúp bạn học tốt môn Lịch sử lớp 8 hơn.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài 25 Sử 8

Trả lời câu hỏi 1 Lịch Sử 8 Bài 25 trang 120

Nêu những nét cơ bản của tình hình Việt Nam sau năm 1867.

Trả lời:

- Chính trị:

+ Thực dân Pháp thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì, tiến hành bóc lột nhân dân, mở trường đào tạo tay sai...Chuẩn bị kế hoạch xâm lược mới.

+ Triều đình Huế thi hành chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời: bóc lột nhân dân, thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị.

- Kinh tế: Sa sút, tài chính thiếu hụt.

- Xã hội: Đời sống nhân dân khổ cực, hàng loạt cuộc chiến tranh nổ ra nhưng bị triều đình đàn áp.

Trả lời câu hỏi 2 Lịch Sử 8 Bài 25 trang 120

Thực dân Pháp đã tiến hành kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì như thế nào?

Trả lời:

- Cuối năm 1872, Pháp cho lái buôn Đuy-puy gây rối ở Hà Nội, tạo cơ hội cho Pháp kéo quân ra Bắc.

- Ngày 20-11-1873, Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội.

- Tiếp đó, Pháp cho quân đánh chiếm các tỉnh Hưng Yên, Phủ Lý, Hải Dương, Ninh Bình và Nam Định.

Trả lời câu hỏi 3 Lịch Sử 8 Bài 25 trang 120

Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc?

Trả lời:

- Nguyễn Tri Phương và các quan ở Hà Nội lung túng, bị động chỉ ngồi chờ lệnh của triều đình.

- Triều đình không kiên quyết chống giặc, không phát động nhân dân chống giặc.

- Quân triều đình đông nhưng trang bị vũ khí thô sơ.

Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8

Trả lời câu hỏi 4 Lịch Sử 8 Bài 25 trang 121

Trình bày diễn biến của trận Cầu Giấy năm 1873.

Trả lời:

- Ngày 21-12-1873, quân Pháp đánh ra Cầu Giấy.

- Quân Pháp bị đội quân của Hoàng Tá Viêm và quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích.

- Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan và binh lính địch bị giết tại trân.

Trả lời câu hỏi 5 Lịch Sử 8 Bài 25 trang 121

Tại sao triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?

Trả lời:

Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất vì :

- Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp, không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể đánh thắng được quân Pháp.

- Lúc này diễn ra nhiều cuộc đấu tranh của nông dân. Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để đem đại quân ra tiêu diệt các cuộc nổi dậy ở đất Bắc đang huy hiếp ngai vàng của dòng họ Nguyễn, bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp.

- Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.

Trả lời câu hỏi 6 Lịch Sử 8 Bài 25 trang 122

Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào?

Trả lời:

Âm mưu của Pháp là sau 1874, Pháp quyết tâm chiếm bằng được Bắc Kì, biến nước ta thành thuộc địa. Do đó, lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh, Pháp đem quân xâm lược Bắc Kì lần hai vào năm 1882.

Diễn biến:

- Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, ngày 3 - 4 - 1882, quân Pháp do đại tá Ri –vi –e chỉ huy đổ bộ lên Hà Nội

- Ngày 25/4/1882, Pháp (Tướng Ri-vi-e) gửi tối hậu thư yêu cầu tổng đốc Hoàng Diệu giao thành không điều kiện.

- Không đợi ta trả lời, Pháp nổ súng tấn công.

- Quân ta chống trả quyết liệt, đến trưa thành Hà Nội thất thủ, tổng đốc Hoàng Diệu tự tử. Sau đó Pháp chiếm một số nơi khác như Hòn Gai, Nam Định,... và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì.

Mời các bạn tham khảo

Trả lời câu hỏi 7 Lịch Sử 8 Bài 25 trang 123

Tại sao thực dân Pháp không nhượng bộ triều đình Huế sau khi Ri-vi-e bị giết tại trận Cầu Giấy năm 1883?

Bài làm:

Mặc dù, Ri-vi-e bị giết tại trận Cầu Giấy năm 1883 nhưng Pháp vẫn không nhượng bộ triều đình Huế vì: lúc đó triều đình Huế lại chủ trương thương lượng với Pháp, hi vọng nhờ chiến thắng này mà địch sẽ rút quân. Nhân cơ hội vua Tự Đức mất, triều đình Huế đang lục đục, thực dân Pháp cho thêm viện binh tấn công thẳng vào Thuận An – cửa ngõ kinh thành Huế.

Trả lời câu hỏi 8 Lịch Sử 8 Bài 25 trang 124

Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp như thế nào?

Bài làm:

Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp là vô cùng căm phẫn cả triều đình Huế lẫn bọn thực dân Pháp. Từ đó, khiến cho các phong trào kháng chiến chống Pháp được nổ ra liên tục và mạnh mẽ hơn. Các quan lại triều đình ở các địa phương đã phản đối lệnh bãi binh để phái chủ chiến trong triều đình đẩy mạnh hoạt động.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài 25 Sử 8

Trả lời Câu 1 Trang 124 SGK Lịch sử 8

Lập bảng nêu nội dung chủ yếu của các hiệp ước 1883 và 1884?

Trả lời

Hiệp ước 1883Hiệp ước 1884
  • Bắc Kì và Trung Kì phải đặt dưới sự bảo hộ của Pháp, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì, nhập vào Nam Kì thuộc Pháp.
  • Triều đình Huế được cai quản Trung Kì nhưng phải thông qua Khâm sứ Pháp ở Huế. Ba tỉnh Thanh –Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì.
  • Công sứ Pháp ở Bắc Kì kiểm soát mọi công việc của quan lại triều đình, nắm quyền trị an và nội vụ.
  • Mọi việc giao thiệp với nước ngoài của triều đình Huế đều do Pháp nắm, kể cả việc giao thiệp với Trung Quốc.
  • Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì, nhập vào Nam Kì thuộc Pháp.
  • Ba tỉnh Thanh – Nghệ - Tĩnh sát nhập vào Bắc Kì.
  • Triều đình chỉ được cai quản Trung Kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế.
  • Việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm.
  • Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Lịch sử - Đề 1

Trả lời câu 2 Trang 124 SGK Lịch sử 8

Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược?

Trả lời:

Từ khi thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược nước ta năm 1858 đến năm 1884, triều đình Huế đã kí với chúng tất cả 4 bản hiệp ước để thỏa hiệp.

Bản hiệp ước đầu tiên là hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862, triều đình Huế đã thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh Nam Bộ (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo côn Lôn ; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán...

Tiếp đến, bản hiệp ước Giáp Tuất 1874, triều đình thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp...

Đến hiệp ước Hác-măng 1883, triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ờ Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.

Cuối cùng, đến hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884, triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.

Như vậy, qua mỗi một hiệp ước, chúng ta điều lần lượt nhượng bộ cho Pháp. Từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta.

Câu hỏi: Trình bày cuộc kháng chiến chống pháp của nhân dân Bắc Kì lần thứ hai?

Trả lời:

Âm mưu của Pháp

Sau 1874, Pháp quyết tâm chiếm bằng được Bắc Kì, biến nước ta thành thuộc địa. Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh, Pháp đem quân xâm lược Bắc Kì lần hai.

Diễn biến:

  • 3/4/1882: quân Pháp đổ bộ lên Hà Nội
  • 25/4/1882 Rivie gửi tối hậu thư buộc tổng đốc Hoàng Diệu giao thành Hà Nội. Không đợi trả lời Pháp nổ súng tấn công.
  • Quân ta chống trả quyết liệt, đến trưa thành Hà Nội thất thủ Hoàng Diệu tự tử.
  • Sau đó Pháp chiếm một số nơi khác như Hòn Gai, Nam Định...

Nhân dân Bắc Kì kháng Pháp:

  • Ở Hà Nội nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn bước tiến của quân giặc.
  • Tại nơi khác, nhân dân cũng tích cực đánh giặc
  • 19/5/1883, quân ta giành thắng lợi trong trận Cầu Giấy lần thứ hai, Rivie bị giết tại trận
  • Pháp hoảng sợ định bỏ chạy nhưng triều đình Huế lại thương lượng với Pháp với hi vọng Pháp sẽ rút quân.

Mời các bạn tham khảo thêm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Lịch sử 8 ngắn gọn

    Xem thêm