Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Lịch Sử 8 bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Giải bài tập Lịch Sử bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

Giải bài tập Lịch Sử 8 bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giúp các bạn học sinh tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng, theo kịp tiến độ của thầy cô trên lớp giúp bạn học tốt môn Lịch sử lớp 8 hơn. Mời các bạn tham khảo

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 17 trang 88: Qua bảng thống kê (SGK, trang 88) em có nhận xét gì về tình hình sản xuất công nghiệp ở ba nước Anh, Pháp, Đức?

Trả lời:

- Sản lượng than, thép ở Anh, Pháp, Đức những năm 1920 – 1929 tăng lên nhanh chóng.

- Giữa các nước sự phát triển cũng không đều nhau, Đức là nước có nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ nhất.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 17 trang 89: Cách mạng tháng 11-1918 ở Đức có những kết quả và hạn chế gì?

Trả lời:

- Kết quả:

+ Chế độ quân chủ bị lật đổ, thiết lập chế độ Cộng hòa, quần chúng lao đọng đã giành được quần tự do dân chủ.

+ Tháng 11 - 1918, Đảng Cộng sản Đức thành lập, đánh dấu bước phát triển mới của Cách mạng Đức.

- Hạn chế:

+ Cuộc cách mạng vẫn dừng lại ở tính chất dân chủ tư sản, không chuyển sang cách mạng XHCN như ở Nga vì giai cấp vô sản chưa đủ mạnh và không thực sự nắm quyền lãnh đạo.

+ Mọi thành quả của cách mạng đều rơi vào tay giai cấp tư sản.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 17 trang 89: Quốc tế cộng sản được thành lập trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

- Cách mạng tháng Mười Nga thành công.

- 1918-1923, cao tào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ ở câu Âu, nhiều Đảng Cộng sản được thành lập: Đảng Cộng sản Đức, Đảng Cộng sản Hung-ga-ri (1918), Đảng Cộng sản Pháp (1920),...

- Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế lãnh đạo cách mạng theo đường lối đúng đắn.

- Ngày 2-3-1919, Đại hội thành lập Quốc tế Cộng sản đã khai mạc ở Mat-xco-va.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 17 trang 90: Qua sơ đồ (SGK, trang 90) em có nhận xét gì về tình hình sản xuất ở Liên Xô và Anh trong những năm 1929 -1931?

Trả lời:

- Anh: Sản lượng thép sụt giảm nhanh chóng.

- Liên Xô: Sản xuất thép tăng trưởng nhanh.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 17 trang 90: Nêu tác động của khủng hoảng kinh tế đối với nước Đức.

Trả lời:

- Khủng hoảng kinh tế tàn phá nặng nề nền kinh tế nước Đức: Sản xuất công nghiệp giảm sút, nhiều nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa, nạn thất nghiệp tăng,...

- Mâu thuẫn xã hội dâng cao, đấu tranh giai cấp diễn ra mạnh mẽ.

- Ngày 4/1/1933. Hít - le lên làm thủ tướng, biến nước Đức thành lò lửa chiến tranh.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 17 trang 92: Vì sao nhân dân Pháp đánh bại được chủ nghĩa phát xít ở Pháp?

Trả lời:

- Nhân dân Pháp đánh bại được chủ nghĩa phát xít do:

+ Đảng Cộng sản Pháp kịp thời phát động quần chúng đấu tranh.

+ Thành lập Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít, bao gồm nhiều đảng phái chính trị tham gia.

+ Mặt trận công bố chương trình tranh cử đáp ứng nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân.

+ Kết quả trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5-1936, Mặt trận nhân dân Pháp giành thắng lợi.

Bài 1 trang 92 Lịch Sử 8:

Trả lời:

- Trong những năm 1918-1923, các nước châu Âu, kể cả nước thắng trận và thất bại đều bị suy sụp về kinh tế.

- Một cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ ở các nước châu Âu trong những năm 1918-1923 (điển hình là ở Đức) đe dọa nền thống trị của tư sản.

- Từ 1924-1929, Chính quyền tư sản các nước đã đẩy lùi cao trào cách mạng và củng cố nền thống trị.

- Kinh tế các nước tư bản dần phục hồi và phát triển nhanh chóng.

Bài 2 trang 92 Lịch Sử 8: Quốc tế cộng sản đã có những đóng góp gì cho phong trào cách mạng thế giới trong những năm 1919 -1943?

Trả lời:

- Quốc tế Cộng sản đã đề ra đường lối cách mạng đúng đắn cho từng thời kì phát triển của cách mạng thế giới.

- Trước nguy cơ phát triển của chủ nghĩa phát xít, Quốc tế Cộng sản đã chỉ đạo thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít.

=> Quốc tế Cộng sản đã có công lao to lớn trong việc thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.

Bài 3 trang 92 Lịch Sử 8: Trình bày những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với các nước tư bản châu Âu ?

Trả lời:

- Kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế, kéo lùi sức sản xuất...

- Xã hội: Đời sống nhân dân cực khổ, nạn thất nghiệp tăng, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ.

- Chính trị: Chủ nghĩa phát xít được hình thành và nắm chính quyền ở nhiều nước (Đức, Ý, Nhật Bản).

Bài 4 trang 92 Lịch Sử 8: Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp?

Trả lời:

- Ở Đức:

+ Giai cấp tư sản dung dưỡng cho sự hình thành chủ nghĩa phát xít, đưa Hít-le lên cầm quyền.

+ Phong trào cách mạng không đủ sức đẩy lùi chủ nghĩa phát xít.

- Ở Pháp:

+ Đảng Cộng sản Pháp kịp thời phát động quần chúng đấu tranh.

+ Thành lập Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít, bao gồm nhiều đảng phái chính trị tham gia.

+ Mặt trận công bố chương trình tranh cử đáp ứng nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân, đã giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử 5-1936.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Lịch sử 8 ngắn gọn

    Xem thêm