Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Lịch Sử 8 bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam

Giải bài tập Lịch Sử bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam

Giải bài tập Lịch Sử 8 bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giúp các bạn học sinh tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng, theo kịp tiến độ của thầy cô trên lớp giúp bạn học tốt môn Lịch sử lớp 8 hơn. Mời các bạn tham khảo

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 29 trang 138: Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức Nhà nước ở Việt Nam do thực dân Pháp dựng lên.

Trả lời:

Giải bài tập Lịch Sử 8 bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 29 trang 138: Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy cai trị của thực dân Pháp?

Trả lời:

- Bộ máy cai trị tổ chức chặt chẽ.

- Bộ máy chính quyền từ trung ương đến cơ sở đều do thực dân Pháp chi phối.

- Kết hợp giữa thực dân và phong kiến cai trị.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 29 trang 139: Nêu chính sách của thực dân Pháp trong các ngành nông nghiệp, công, thương nghiệp, giao thông vận tải và tài chính.

Trả lời:

Chính sách của thực dân Pháp:

- Trong nông nghiệp:

+ Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.

+ Bóc lột theo kiểu phát canh thu tô.

- Trong công nghiệp:

+ Tập trung khai thác than và kim loại.

+ Đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ...

- Giao thông vận tải: Xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.

- Về thương nghiệp: Độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, hàng hoá các nước khác bị đánh thuế rất cao.

- Tài chính: Đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện...

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 29 trang 139: Các chính sách trên của Pháp nhằm mục đích gì?

Trả lời:

- Mục đích các chính sách trên của thực dân Pháp là nhằm vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương làm giàu cho chính quốc.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 29 trang 139: Theo em, chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp có phải để “khai hoang văn minh” cho người Việt Nam hay không? Vì sao?

Trả lời:

- Chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp không phải “khai sáng văn minh” cho người Việt Nam vì:

+ Pháp vẫn duy trì nền giáo dục Hán học, hạn chế phát triển giáo dục ở thuộc địa, thông qua hệ giáo dục phong kiến để tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng.

+ Kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị.

+ Trường học Tây học được mở ra cũng chỉ nhằm tạo ra lớp người bản xứ phục vụ cho công việc cai trị.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 29 trang 141: Dưới thời Pháp thuộc, các giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân có những thay đổi như thế nào?

Trả lời:

- Giai cấp địa chủ phong kiến:

+ Đầu hàng, làm tay sai cho Pháp, số lượng ngày càng tăng thêm.

+ Một bộ phận cấu kết với Pháp để áp bức, bóc lột nhân dân.

+ Địa vị kinh tế được tăng cường, nắm trong tay nhiều ruộng đất, nắm chính quyền ở các địa phương.

+ Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

- Nông dân:

+ Chiếm số lượng đông đảo, bị tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa, bị phá sản, có người phải bỏ làng quê đi làm thuê.

+ Chịu nhiều thứ thuế.

+ Cuộc sống cực khổ trăm bề.

+ Có tinh thần yêu nước và hăng hái tham gia cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 29 trang 142: Cùng với sự phát triển của đô thị, các giai cấp, tầng lớp mới nào đã xuất hiện?

Trả lời:

- Cùng với sự phát triển của đô thị, xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới: Tư sản, tiểu tư sản thành thị và giai cấp công nhân.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 29 trang 142: Thái độ của từng giai cấp, tầng lớp đối với cách mạng giải phóng dân tộc như thế nào? Vì sao họ lại có thái độ như vậy?

Trả lời:

- Tầng lớp tư sản:

+ Chưa có ý thức tham gia vào phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.

+ Là những nhà thầu, chủ xí nghiệp, chủ các hang buôn,...

+ Vì: Là những nhà thầu, chủ xí nghiệp, chủ các hang buôn,..Họ bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép. Nhưng lại bị lệ thuộc về mặt kinh tế, chỉ muốn có điều kiện làm ăn dễ dàng.

- Tầng lớp tiểu tư sản:

+ Tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

+ Vì: Là các chủ xưởng thủ công nhỏ, những viên chức cấp thấp như thông ngôn, nhà giáo... Cuộc sống của họ rất bấp bênh và do có ý thức dân tộc.

- Tầng lớp công nhân:

+ Có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ.

+ Vì: Họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống lại bọn địa chủ, đòi cải thiện điều kiện làm việc, tăng lương, giảm giờ làm.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 29 trang 142: Tại sao các nhà yêu nước ở Việt Nam thời bấy giờ muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản?

Trả lời:

- Nhật Bản là một nước ở châu Á, có điều kiện tự nhiên và xã hội gần giống Việt Nam.

- Nhật Bản nhờ đi theo con đường tư bản chủ nghĩa mà trở nên giàu mạnh nên đã kích thích nhiều nhà yêu nước Việt Nam muốn đi theo con đường của họ.

Bài 1 trang 143 Lịch Sử 8: Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp thi hành những chính sách gì về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục ở Việt Nam?

Trả lời:

* Chính trị:

- Chia Việt Nam thành ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau: Bắc kì là xứ nửa bảo hộ,Trung Kì theo chế độ bảo hộ, Nam Kì theo chế độ thuộc địa.

- Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do thực dân Pháp chi phối.

* Kinh tế:

- Nông nghiệp:

+ Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.

+ Bóc lột theo kiểu phát canh thu tô.

- Công nghiệp:

+ Tập trung khai thác than và kim loại.

+ Đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ...

- Giao thông vận tải: Xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.

- Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường Việt Nam.

- Tài chính: Đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ.

* Văn hóa - Giáo dục: Duy trì chế độ giáo dục phong kiến, mở trường học đào tạo tay sai bản xứ.

Bài 2 trang 143 Lịch Sử 8: Nêu tác động của chính sách khai thác thuộc địa đối với kinh tế, xã hội Việt Nam.

Trả lời:

* Với kinh tế:

- Tích cực:

+ Làm xuất hiện những nghành công nghiệp mới.

+ Xuất hiện nhiều thành thị hiện đại.

+ Bước đầu xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, phá vỡ nền kinh tế tự cung, tự cấp.

+ Xây dựng được hệ thống giao thông vận tải.

- Tiêu cực: Vơ vét sức người, sức của nhân dân.

+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt.

+ Nông nghiệp không chú trọng phát triển.

+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

→ Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc.

* Về xã hội:

+ Giai cấp cũ phân hóa.

+ Xã hội Việt Nam xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới: Tư sản, tiểu tư sản thành thị và giai cấp công nhân.

+ Đời sống nhân dân khổ cực, mâu thuẫn xã hội sâu sắc.

Bài 3 trang 143 Lịch Sử 8: Lập bảng thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX theo mẫu:

Trả lời:

Giai cấp, tầng lớp

Nghề nghiệp

Thái độ đối với độc lập dân tộc

Giai cấp địa chủ

Kinh doanh ruộng đất, bóc lột địa tô

- Làm tay sai cho Pháp

- Địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước

Giai cấp nông dân

Làm ruộng, làm thuê

Có ý thức dân tộc sâu sắc, sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh.

Giai cấp công nhân

Làm thuê cho các nhà máy, xí nghiệp

Có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ

Tầng lớp tư sản

Kinh doanh công thương nghiệp

Chưa hưởng ứng hay tham gia các cuộc vân động cách mạng giải phóng dân tộc.

Tầng lớp tiểu tư sản

Làm công ăn lương, buôn bán

Tích cực tham gia vào các cuộc vận động cứu nước.

Bài 4 trang 143 Lịch Sử 8: Nêu điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX là:

- Sự xuất hiện của xu hướng cứu nước mới: Theo con đường dân chủ tư sản, đặc biệt là học hỏi con đường cứu nước của Nhật Bản.

- Thành phần tham gia: Những trí thức Nho học tiến bộ.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Lịch sử 8 ngắn gọn

    Xem thêm