Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 8 bài 16: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)
Lịch sử lớp 8 bài 16: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)
Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 8 bài 16: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941). Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Lịch sử của các bạn học sinh lớp 8 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo
Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 8 bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 8 bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 8 bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
Câu hỏi 1 - Mục I - Tiết học 16 - Trang 83 - SGK Lịch sử 8
Bức áp phích (Hình 58 - SGK trang 83) nói lên điều gì?
Hướng dẫn:
Bức áp phích nói lên sự quyết tâm của Đảng Bôn-se-vích và nhân dân nước Nga để đưa nước Nga sớm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội, thu hẹp khoảng cách kinh tế với các nước phương Tây sau chiến tranh.
Câu hỏi 1 - Mục II - Tiết 16 - Trang 85 - SGK Lịch sử 8
Vì sao nhân dân Liên Xô phải thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa?
Hướng dẫn:
Tại vì:
Sau khi khôi phục kinh tế, Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu so với các nước tư bản phương Tây: Nông nghiệp chiếm trên 2/3 tổng sản phẩm quốc dân, máy móc phải nhập của nước ngoài. Chính vì vậy, để xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, nhân dân Liên Xô phải thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
Trong những năm 1926 -1929, nhân dân Liên Xô tập trung mọi sức lực vào việc thực hiện bước đầu công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa theo đường lối ưu tiên phát triển công nghiệp nặng mà trọng tâm là ngành công nghiệp chế tạo máy công cụ, ngành công nghiệp năng lượng (điện, than, dầu mỏ), ngành chế tạo máy móc nông nghiệp và ngành công nghiệp quốc phòng.
Cùng với nhiệm vụ công nghiệp hóa, nhân dân Liên Xô tiến hành cải tạo nền nông nghiệp, thu hút đông đảo nông dân tham gia các nông trang tập thể.
Câu hỏi 2 - Mục II - Tiết 16 - Trang 86 - SGK Lịch sử 8
Nêu những thành tựu về văn hóa - giáo dục của Liên Xô thời kì đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1925).
Hướng dẫn:
Các thành tựu về văn hóa - xã hội:
Về văn hóa - giáo dục, Liên Xô đã thanh toán nạn mù chữ, thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học cho tất cả mọi người và phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở các thành phố. Các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn học nghệ thuật cũng đạt được nhiều thành tựu rực rỡ,…
Về xã hội, các giai cấp bóc lột đã bị xóa bỏ, chỉ còn lại hai giai cấp lao động là công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức mới xã hội chủ nghĩa.
Từ năm 1937, Liên Xô tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ba. Tháng 6 - 1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô, nhân dân Liên Xô buộc phải ngừng công cuộc xây dựng đất nước để tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại.
Bài 1 - Trang 86 - SGK Lịch sử 8
Nêu nội dung của chính sách kinh tế mới.
Hướng dẫn:
Nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới là bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa và thay thế bằng chế độ thu thuế lương thực (sau khi nộp đủ thuế lương thực quy định, nông dân được quyền sử dụng số dư thừa), thực hiện tự do buôn bán, mở lại các chợ, cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ và khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.
Bài 2 - Trang 86 - SGK Lịch sử 8
Trình bày những biến đổi mọi mặt của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1925 - 1941.
Hướng dẫn:
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô được thực hiện qua các kế hoạch 5 năm. Mỗi kế hoạch của năm đều có những mục tiêu kinh tế - xã hội cụ thể, đánh dấu từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân dân Liên Xô. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 - 1932) và lần thứ hai (1933 - 1937) đều hoàn thành trước thời hạn.
Trong thời kì đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô đã đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt. Đến năm 1936, tính theo sản lượng công nghiệp, Liên Xô đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ). Công cuộc tập thể hóa nông nghiệp hoàn thành. Nhân dân Liên Xô đã xây dựng được một nền nông nghiệp tập thể hóa, cơ giới hóa và có quy mô sản xuất lớn.
Về văn hóa - giáo dục, Liên Xô đã thanh toán nạn mù chữ, thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học cho tất cả mọi người và phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở các thành phố. Các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn học nghệ thuật cũng đạt được nhiều thành tựu rực rỡ,…
Về xã hội, các giai cấp bóc lột đã bị xóa bỏ, chỉ còn lại hai giai cấp lao động là công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức mới xã hội chủ nghĩa.
Từ năm 1937, Liên Xô tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ba. Tháng 6 - 1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô, nhân dân Liên Xô buộc phải ngừng công cuộc xây dựng đất nước để tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại.