Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 bài 30
Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 là tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và ôn thi môn Lịch sử 8 hay được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Các bạn có thể tham khảo thêm giải bài tập SGK Lịch sử 8 và giải vở bài tập Lịch sử 8 để hoàn thành chương trình học hiệu quả. Chúc các bạn học tốt!
Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 8 bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
Bài tập trắc nghiệm Lịch Sử 8 bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918
Câu 1. Khi tiếp nhận con đường cứu nước mới-dân chủ tư sản, các sĩ phu yêu nước Việt Nam chủ trương theo hai hướng đó là:
A. Bạo động và cải cách. B. Đánh Pháp và hoà Pháp.
C. Theo phương Tây và theo Nhật. D. Dựa vào Nhật và dựa vào Pháp.
Câu 2. Đầu thế kỉ XX, trong nhận thức của các sĩ phu Việt Nan, muốn đất nước phát triển phải đi theo con đường nào?
A. Đi theo con đường cải cách của Trung Quốc.
B. Đi theo con đường duy tân của Nhật Bản.
C. Đi theo cách mạng vô sản ở Pháp.
D. Đi theo con đường cách mạng tháng Mười Nga.
Câu 3. Những người đi tiên phong trong phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là ai?
A. Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu.
B. Nguyễn Ái Quốc.
C. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
D. Nguyễn Ái Quốc, Phan Bội Châu.
Câu 4. Cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX để gắn việc đánh đuổi thực dân Pháp với:
A. Đánh đuổi phong kiến tay sai.
B. Cải biến xã hội.
C. Giành độc lập dân tộc.
D. Giải phóng giai cấp nông dân.
Câu 5. Hình thức đấu tranh nào dưới đây gắn với phong trào yêu nước của các sĩ phu Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A. Đấu tranh đơn thuần bằng vũ trang.
B. Đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị, ngoại giao
C. Đấu tranh chủ yếu bằng hình thức chính trị.
D. Dùng biện pháp cải cách yêu cầu thực dân Pháp trả độc lập.
Câu 6. Là lãnh tụ tiêu biểu nhất trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu đã đề ra chủ trương như thế nào để cứu nước, cứu dân?
A. Chủ trương dùng cải cách kinh tế để nâng cao đời sống nhân dân.
B. Chủ trương dùng bao động vũ trang đánh đuổi Pháp.
C. Chủ trương thoả hiệp với Pháp để Pháp trao trả độc lập.
D. Chủ trương phê phán chế độ thuộc địa, vua quan, hô hào cải cách xã hội.
Câu 7. Hội Duy tân do Phan Bội Châu đứng đầu được thành lập năm nào?
A. Năm 1902 B. Năm 1904 C. Năm 1906 D. Năm 1908
Câu 8. Mục đích của Hội Duy tân là gì?
A. Gửi thanh niên sang Nhật du học.
B. Phát động thanh niên tham gia phong trào Đông Du.
C. Lập ra một nước Việt Nam độc lập.
D. Đánh đổ đế quốc Pháp giành độc lập dân tộc.
Câu 9. Phong trào Đông Du đưa thanh niên Việt Nam sang nước nào học tập?
A. Nước Pháp. B. Nước Nga. C. Nước Nhật. D. Nước Mỹ.
Câu 10. Người Nhật hứa giúp Hội Duy Tân những gì?
A. Giúp khí giới, tiền bạc để đánh Pháp.
B. Giúp lực lượng để đánh Pháp.
C. Giúp đào tạo cán bộ cho cuộc bạo động vũ trang.
D. Giúp vũ khí, lương thực.
Câu 11. Đầu năm 1904, Phan Bội Cháu cùng một số đồng chí của mình thành lập hội Duy tân để làm gì?
A. Tập hợp đông đảo quần chúng thực hiện cuộc cải cách.
B . Đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.
C. Đưa người Việt Nam sang Nhật học tập kinh nghiệm về đánh Pháp.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 12. Mục đích cơ bản trong phong trào Đông du của Phan Bội Châu là gì?
A. Đưa người Việt Nam sang các nước phương Đông để học tập kinh nghiệm về đánh Pháp.
B. Đưa thanh niên Việt Nam sang Trung Quốc học tập để chuẩn bị lực lượng lãnh đạo cho cách mạng Việt Nam.
C. Phan Bội Châu trực tiếp sang Nhật, cầu viện Nhật giúp Việt Nam đánh Pháp.
D. Đưa thanh thiếu niên Việt Nam sang Nhật học tập để chuẩn bị lực lượng chống Pháp.
Câu 13. Ý định chuyến xuất dương đầu năm 1905 của Phan Bội Châu là gì?
A. Cầu viện (khí giới, tiền bạc) để đánh Pháp.
B. Mua khí giới để đánh Pháp.
C. Liên hệ để đưa thanh niên sang Nhật du học.
D. Nhờ Nhật đào tạo cán bộ cho cuộc vũ trang sau này.
Câu 14. Đến thời gian nào cụ Phan Bội Châu buộc phải rời khỏi nước Nhật?
A. Tháng 2 năm 1909. B. Tháng 3 năm 1909.
C. Tháng 4 năm 1909. D. Tháng 5 năm 1909.
Câu 15. Tháng 3-1907, ở Bắc Kì có một cuộc vận động được các sĩ phu chú trọng, đó là cuộc vận động nào?
A. Cuộc vận động Duy tân.
B. Phong trào Đông du.
C. Cuộc vận động cải cách văn hoá theo lối tư sản (Đông Kinh nghĩa thục).
D. Phong trào chống thuế ở Trung Kì.
Câu 16. Chương trình học gồm các bài về địa lý, lịch sử, khoa học thường thức. Bên cạnh hình thức mở trường, các nhà Nho bến bộ còn tổ chức các buổi bình văn và xuất bản sách báo. Đó là hoạt động của tổ chức nào?
A. Hội Duy tân. B. Đông Kinh nghĩa thục,
C. Cuộc vận động Duy tân. D. Câu A và C đúng.
Câu 17. Sự tiến bộ của Đông Kinh nghĩa thục biểu hiện ở điểm nào?
A. Chống nền giáo dục cũ mà thực dân Pháp muốn lợi dụng để ngu dân
B. Cổ vũ cái mới (học chữ Quốc ngữ)
C. Lên án phong tục tập quán lạc hậu
D. Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 18. Ai là người lãnh đạo phong trào Duy tân?
A. Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng
B. Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu,
C. Lương Văn Can, Nguyễn Quyền.
D. Lê Đại, Vũ Hoàng.
Câu 19. Mở trường, diễn thuyết về các đề tài sinh hoạt xã hội, tình hình thế giới, tuyên truyền đả phá các hủ tục phong kiến lạc hậu, đua nhau cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, đả kích quan lại xấu, cổ động việc mở mang công thương...Đó là hoạt động của phong trào nào?
A. Phong trào Đông du (1905)
B. Đông Kinh nghĩa thục (1907)
C. Cuộc vận động Duy tân (1908)
D. Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908)
Câu 20. Trong quá trình hoạt động cách mạng của mình Phan Châu Trinh nêu chủ trương cứu nước, cứu dân bằng cách nào?
A. Tiến hành bạo động đánh đuổi thực dân Pháp.
B. Nâng cao dân trí, dân quyền.
C. Thiết lập quan hệ ngoại giao đơn phương với Pháp để pháp trao trả độc lập.
D. Câu A, B, C đều đúng.
Câu 21. Phan Châu Trinh đã đề cao phương châm gì đối với nhân dân Việt Nam?
A. “Tự lực, tự cường”. B. “Tự lực cánh sinh”
C. “Tự lực khai hoá”. D. “Tự do dân chủ”.
Câu 22. Phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh đã làm bùng lên trong quần chúng ngọn lửa đấu tranh:
A. Chống thực dân Pháp và bọn vua quan phong kiến mạnh mẽ.
B. Chống đi phu, đòi giảm sưu thuế.
C. Chống chính sách chia để trị của Pháp.
D. Chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình ở Việt Nam.
Câu 23. Phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh bùng nổ vào thời gian nào, khởi điểm của phong trào ở tỉnh nào ?
A. Bùng nổ vào tháng 2 - 1908, khởi điểm ở Quảng Ngãi.
B. Bùng nổ vào tháng 3 - 1908, khởi điểm ở Quảng Nam.
C. Bùng nổ vào tháng 5 - 1908, khởi điểm ở Bình Định.
D. Bùng nổ vào tháng 3 - 1908, khởi điểm ở Phú Yên.
Câu 24. Điểm nào dưới đây là điểm giống nhau của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong quá trình hoạt động cách mạng của mình?
A. Đều thực hiện chủ trương dùng bạo lực cách mạng để đánh (đuổi thực dân Pháp).
B. Đều noi theo gương Nhật Bản để tự cường,
C. Đều chủ trương thực hiện cải cách dân chủ.
D. Đều chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
Câu 25. Vào năm 1908, phong trào chống đi phu, chống sưu thuế diễn ra sôi nổi ở đâu?
A. Quảng Nam-Đà Nẵng. B. Quảng Nam-Quảng Ngãi,
C. Quảng Bình-Quảng Nam. D. Quảng Trị-Quảng Nam.
Câu 26. Kết quả lớn nhất của phong trào chống sưu thuế năm 1908?
A. Địa chủ phong kiến phải giảm sưu thuế cho nông dân.
B. Thức tỉnh phong trào chống sưu thuế ở các tỉnh Bắc Kì.
C. Làm tê liệt chính quyền của thực dân phong kiến ở nông thôn.
D. Lối làm ăn theo phương thức tư bản chủ nghĩa được truyền bá.
Câu 27. Vì sao trong giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ nhất, sản xuất ở nông thôn Việt Nam giảm sút?
A. Nước Pháp tham gia chiến tranh, Việt Nam bị ảnh hưởng.
B. Thực dân Pháp tăng cường vơ vét phục vụ chiến tranh,
C. Nhân dân bị bắt đi lính, diện tích trồng lúa bị thu hẹp.
D. Trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh.
Câu 28. Số lính thợ người Đông Dương chiếm bao nhiêu tổng số lính thợ trong tất cả các thuộc địa của Pháp?
A. 1/3 tổng số lính thợ. B. 1/4 tổng số lính chợ.
C. 1/2 tổng số lính thợ. D. 2/3 tổng số lính thợ.
Câu 29. Vị vua nào tham gia vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916)?
A. Vua Hàm Nghi. B. Vua Duy Tân.
C. Vua Tự Đức. D. Vua Thành Thái.
Câu 30. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916) do những sĩ phu nào lãnh đạo?
A. Thái Phiên và Trần Cao Vân.
B. Trần Quý Cáp và Phan Châu Trinh,
C. Lương Ngọc Quyến và Trịnh Văn Cấn.
D. Lương Văn Can và Lương Văn Quyến.
Câu 31. Lực lượng chính của cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên (1917) là:
A. Nông dân-thợ thủ công.
B. Công nhân-tiểu tư sản.
C. Tù chính trị phối hợp binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
D. Nông dân và công nhân.
Câu 32. Nguyễn Tất Thành rời cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) năm nào?
A. Năm 1911. B. Năm 1912. C. Năm 1913. D. Năm 1914.
Câu 33. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước trong bối cảnh đất nước như thế nào?
A. Nước ta là nước thuộc địa nửa phong kiến.
B. Đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, nhân dân cơ cực.
C. Các phong trào yêu nước chống Pháp đều thất bại.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 34. Nguyễn Ái Quốc sinh ra và lớn lên trong một gia đình như thế nào?
A. Gia đình trí thức yêu nước,
B. Gia đình nông dân nghèo yêu nước
C. Gia đình công nhân nghèo yêu nước.
D. Gia đình địa chủ nhỏ yêu nước.
Câu 35. Vì sao Nguyễn Ái Quốc không đi theo con đường cứu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và các bậc tiền bối yêu nước đầu thế kỉ XX?
A. Con đường của họ không có nước nào áp dụng.
B. Con đường của họ là con đường cách mạng tư sản.
C. Nguyễn Ái Quốc nhìn thấy sự bế tắc của các con đường cứu nước đó.
D. Con đường cứu nước của họ chỉ đóng khung trong nước, không thoát khỏi sự bế tắc của chế độ phong kiến.
Câu 36. Năm 1904, Nguyễn Ái Quốc theo cha là Nguyễn Sinh Sắc đi đâu?
A. Đi vào Cao Lãnh (Đồng Tháp).
B. Đi vào Bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn).
C. Đi vào Huế.
D. Đi vào Phan Thiết.
Câu 37. Trong thời gian học ở trường Quốc học Huế, Nguyễn Ái Quốc thường được thấy câu khẩu hiệu gì của Pháp?
A. “Tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình”.
B. “Tự do ngôn luận và tự do báo chí”.
C. “Tự do, bình đẳng, bác ái”.
D. “Độc lập dân tộc cho các nước thuộc địa”.
Câu 38. Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào?
A. Ngày 6 tháng 5 năm 1911. B. Ngày 5 tháng 6 năm 1911.
C. Ngày 10 tháng 5 năm 1911. D. Ngày 19 tháng 5 nám 1911.
Câu 39. Tháng 7 - 1911 Nguyễn Ái Quốc đến địa danh nào da nước Pháp?
A. Cảng Mác-xây. B. Thành phố Véc-xai.
C. Thủ đô Pa-ri. D. Thành phố Phông-ten-Mô.
Câu 40. Sau nhiều năm bôn ba ở các nước châu Phi, châu Mĩ, châu Âu, Nguyễn Ái Quốc trở lại nước Pháp vào thời gian nào?
A. Tháng 11 năm 1917. B. Tháng 12 năm 1917.
C. Tháng 2 năm 1918. D. Tháng 6 năm 1919.
Câu 41. Trong thời gian trở lại Pháp, Nguyễn Ái Quốc hăng hái hoạt động trong các phong trào nào?
A. Phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa.
B. Phong trào đấu tranh của công nhân Pháp,
C. Phong trào yêu nước của Việt kiều ở Pháp.
D. Phong trào yêu nước của Việt kiều và phong trào đấu tranh của công nhân Pháp.
Câu 42. Trong những năm trở lại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã nhanh chóng trở thành nhân vật lãnh đạo của tổ chức nào?
A. Hội người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri.
B. Hội Việt kiều yêu nước tại Véc-xai.
C. Phong trào đấu tranh của công nhân Pháp.
D. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.
Đáp án trắc nghiệm Lịch sử 8 bài 30
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
1 | A | 15 | C | 29 | B |