Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 8 bài 15: Cách mạng tháng Mười Nga và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921)

Cách mạng tháng Mười Nga và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921)

Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 8 bài 15: Cách mạng tháng Mười Nga và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921). Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Lịch sử của các bạn học sinh lớp 8 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

Giải bài tập SGK Lịch sử 8 bài 15 câu 1: Nêu những nét chính về tình hình nước Nga đầu thế kỉ XX.

Hướng dẫn.

Tình hình nước Nga trước cách mạng

Sau khi cuộc cách mạng dân chủ tư sản 1905 - 1907 thất bại, nước Nga vẫn là một đế quốc quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II. Năm 1914, Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước: Kinh tế suy sụp; quân đội thiếu vũ khí và lương thực, liên tiếp thua trận, mất đất... Mọi nỗi khổ (đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, công nhân Nga và hơn 100 dán tộc trong đế quốc Nga. Phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng khắp nơi. Chính phủ Nga hoàng ngày càng trở nên bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị được nữa.

Câu hỏi 2 – Mục I –Tiết học 15 – Trang 77 – SGK Lịch sử 8: Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai 1917 đã làm được những việc gì?

Hướng dẫn:

- Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, chế độ quân chủ chuyên chế của Nga hoàng bị lật đổ.

- Tình hình chính trị đặc biệt diễn ra ở Nga: Hai chính quyền song song tồn tại - Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các xô viết đại biểu Công nhân, nông dân và binh lính.

Câu hỏi 3 – Mục I – Tiết học 15 – Trang 78 – SGK Lịch sử 8: Trình bày những diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Pê-tơ-rô-grat.

Hướng dẫn:

Đầu tháng 10, không khí cách mạng bao trùm khắp nước Nga. Ngày 7-10 (20-10), Lê-nin bí mật rời Phần Lan về Pê-ta-rô-grát, trục nếp chỉ đạo công việc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Những đội cận vệ đỏ được thành lập. Kế hoạch khởi nghĩa được vạch ra cụ thể, chu đáo và được quyết định hết sức nhanh chóng.

Đêm 24 - 10 (6 - 11), Lê-nin đến điện Xmô-nưi trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa. Ngay đêm đó, quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Pê-tơ-rô-grát và bao vây Cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ tư sản Đêm 25 - 10 (7 -11), Cung điện Mùa Đông bị chiếm, các bộ trưởng của Chính phủ bị bắt, Chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ hoàn toàn.

Câu hỏi 1 – mục II – Tiết học 15 – Trang 80 – SGK Lịch sử 8: “Sắc lệnh hòa bình và “sắc lệnh ruộng đất” đem lại những quyền lợi gì cho quần chúng nhân dân?

Hướng dẫn:

Sắc lệnh hòa bình và “sắc lệnh ruộng đất” đem lại những quyền lợi tự do, bình đẳng mà không có sự áp bức, bóc lột; nông dân có ruộng để cày cấy,…

Câu hỏi 2- Mục II - Tiết học 15 – Trang 81 – SGK Lịch sử 8: Vì sao nhân dân Xô – Viết bảo vệ được thành quả của cuộc cách mạng tháng Mười?

Trả lời:

Nhân dân Xô-viết bảo vệ được thành quả cách mạng là nhờ vào sức mạnh và sự ủng hộ của toàn dân, lòng yêu nước dưới chế độ mới được phát huy mạnh mẽ, nhờ chính quyền thực hiện chính sách "Cộng sản thời chiến", nước Nga đã vượt qua khó khăn về kinh tế có đủ lương thực cho Hồng quân. Hồng quân đã chiến đấu dũng cảm, có chỉ huy quân sự tài ba.…

Câu hỏi 3 - Mục II - Tiết học 15 – Trang 82 – SGK Lịch sử 8: Tại sao Giôn Rit lại đặt tên cho cuốn sách là “Mười ngày rung chuyển thế giới”?

Hướng dẫn:

Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga. Lần đầu tiên trong lịch sử, cách mạng đã đưa những người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới - chế độ xã hội chủ nghĩa, trên một đất nước rộng lớn, chiếm tới 1/6 diện tích đất nổi của thế giới.

Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến những thay đổi lớn lao trên thế giới và để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước.

Bài 1 – Trang 82 – SGK Lịch sử 8: Vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng?

Nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng vì:

Sau cuộc Cách mạng tháng Hai (cuộc cách mạng thứ nhất) tuy đã lật đổ được chế độ phong kiến Nga hoàng, nhưng nước Nga tồn tại song song hai chính quyền. Đó là Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. Hai chính quyền đó đại diện cho lợi ích của các giai cấp đối kháng nên không thể cùng tồn tại. Trước tình hình đó, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích quyết định dùng bạo lực cách mạng lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại, thiết lập chính quyền thống nhất toàn quốc của Xô viết. Cuộc cách mạng thứ hai diễn ra vào tháng Mười năm 1917 (lịch Nga), còn được gọi là cách mạng XHCN.

Bài 2 – Trang 82 – SGK Lịch sử 8: Lập bảng thống kê các sự kiện chính của cách mạng tháng Mười.

Hướng dẫn:

Bảng thống kê các sự kiện chính của Cách mạng tháng Mười:

Có thể lập bảng gồm 3 cột, rồi điền vào các cột những thông tin cần thiết:

Thời gian

Sự kiện chính

Kết quả

7-10-1917

24-10-1917

25-10-1917

Bài 4 – Trang 82 – SGK Lịch sử 8: Nêu ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Trả lời:

Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga. Lần đầu tiên trong lịch sử, cách mạng đã đưa những người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới - chế độ xã hội chủ nghĩa, trên một đất nước rộng lớn, chiếm tới 1/6 diện tích đất nổi của thế giới.

Tiếng vang của Cách mạng tháng Mười đã vượt qua biên giới nước Nga.

Ngay năm 1919, Giôn Rít- nhà văn Mĩ, đã công bố tác phẩm Mười ngày rung chuyển thế giới, tường thuật lại diễn biến Cách mạng tháng Mười Nga.

Cuốn sách đã được phổ biến rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.

Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến những thay đổi lớn lao trên thế giới và để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Lịch sử 8

    Xem thêm