Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 8 bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 8 bài 25

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 8 bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884) là tài liệu học tốt môn Lịch sử lớp 8 hay được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, giúp các bạn giải các câu hỏi trong vở bài tập Lịch sử 8 theo chương trình. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bài Tập 1 trang 88 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8

Khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng

Câu 1. Đánh chiếm Bắc Kì, thực dân Pháp lấy cớ là

A. để giải quyết vụ Đuy-puy.

B. giải quyết vụ các giáo sĩ bị tấn công ở Hà Nội.

C. mượn đường để tấn công Trung Quốc

D. giúp đỡ triều đình Huế chống lại quân Thanh ở Bắc Kì

Câu 2. Tại Thành Hà Nội, chỉ huy quân đội triều đình chống Pháp là

A. Phan Thanh Giản

B. Nguyễn Tri Phương

C. Hoàng Văn Viêm

D. Lưu Vĩnh Phúc

Câu 3. Tại trận Cầu Giấy lần thứ nhất, chỉ huy Quân Pháp bị tiêu diệt là

A. Đuy-puy.

B. Ri-vi-e

C. Gác-ni-ê

D. Hác-măng.

Câu 4. Khi kí hiệp ước Giáp Tuất với thức dân Pháp, triều đình Huế đã chính thức thừa nhận

A. Sự chiếm đóng của quân Pháp ở Hà Nội

B. 6 tỉnh Nam kì hoàn toàn thuộc Pháp

C. Bắc kì hoàn toàn thuộc Pháp

D. Bắc Kì là vùng đất bảo hộ của Pháp

Câu 5. Sau khi đánh chiếm Bắc kì lần thứ nhất, thực dân Pháp quyết tâm đánh chiếm Bắc kì lần thứ hai vì

A. muốn trả thù cho những binh lính đã tiêu diệt trong trận chiến trước

B. muốn gianh lại ưu thế để gây sức ép buộc triều đình Huế đầu hàng

C. rất cần nguồn tại nguyên,khoảng sản ở Bắc Kì

D. Bắc Kì có nguy cơ bị quân Thanh chiếm đóng.

Câu 6. Tại trận Cầu Giấy lần thứ hai, chỉ huy quân Pháp bị tiêu diệt

A. Đuy-puy.

B. Ri-vi-e

C. Hác-măng.

D. Pa-tơ-nốt

Câu 7. Trước tình hình Thuận An bị đánh chiếm, triều đình Huế đã

A. lập tức điều quân đội để giành lại

B. kêu gọi nhân dân cùng cả nước đứng len chống lại quân Pháp.

C. hoảng hốt xin đình chiến

D. cầu cứu nhà Thanh

Câu 8. sự kiện đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình Huế trước thực dân Pháp là

A. thành phố Hà Nội thất thủ lần hai

B. quân Pháp tấn công Thuận An

C. kí hiệp ước Hác- Măng

D. kí hiệp ước Pa-tơ-nốt.

Hướng dẫn làm bài:

1

2

3

4

5

6

7

8

A

B

C

B

C

B

C

D

Bài Tập 2 trang 89 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô [ ] trước các câu sau

1. [ ] Khi quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất, quân đội triều đình ở đây đã chống trả quyết liệt, buộc địch phải rút lui.

2. [ ] Ở đồng bằng Bắc Kì, quân Pháp hầu như chiếm được hết các tỉnh mà không tốn một viên đạn.

3. [ ] Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất đã làm củng cố thêm quyết tâm xâm lược nước ta của thực dân Pháp. Vì vậy, triều đình Huế đã kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất (1874) để xoa dịu tinh thần quân Pháp.

4. [ ] Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai của quân dân ta đã làm cho quân Pháp rất hoang mang, dao động, buộc chúng phải rút chạy khỏi Bắc Kì về Thuận An – ngõ cửa kinh thành Huế.

5. [ ] Hiệp ước Pa-tơ-nốt- mốc đánh dấu Việt Nam từ một quốc gia phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.

Hướng dẫn làm bài:

Đúng 1, 5 Sai 2, 3, 4

Bài Tập 3 trang 89 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8

Hãy nối mốc thời gian với nội dung sự kiện cho phù hợp:

Thời gian

Nội dung sự kiện

1, Ngày 20-11-1873

A, Chiến Thắng Cầu Giấy lần thứ nhất

2, Ngày 21-12-1873

B, Quân Pháp tấn công Thuận An

3, Ngày 15-5-1874

C, Quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội lần thứ nhất

4, Ngày 3-4-1882

D, Quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội lần thứu hai

5, Ngày 19-5-1883

E, Triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất

6, Ngày 18-8-1883

G, Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai

7, Ngày 25-6-1883

H, Triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Pa-tơ-nốt

8, Ngày 6-6-1884

I, Triều đình Huế ký với Pháp hiệp ước Hác-măng

9, Ngày 5-7-1884

Hướng dẫn làm bài

Nối: 1-C, 2-A, 3-E, 4-D, 5-G, 6-B, 7-I, 8-H

Bài Tập 4 trang 90 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8

Việc triều đình Huế chủ trương thương lượng với Pháp sau chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai đã dẫn đến hậu quả gì?

Hướng dẫn trả lời:

Với hiệp ước 1883, triều đình phong kiến nhà Nguyễn không những tự mình làm mất đi sự độc lập của một chính quyền nhà nước phong kiến mà qua đó còn thể hiện sự phản bội trắng trợn của triều đình phong kiến và bè lũ vua tôi nhà Nguyễn với lợi ích của dân tộc.

Bài Tập 5 trang 90 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8

Em hãy nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước Hác-măng (1883)

Hướng dẫn làm bài:

Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp.

Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì.

Triều đình chỉ được cai quản vùng đất trung kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ của Pháp ở Huế.

Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ.

Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc ) đều do Pháp nắm.

Triều đình Huế phải rút quân đội từ Bắc Kì về Trung Kì.

Bài Tập 6 trang 90 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8

Nội dung hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) có điểm gì khác so với hiệp ước Hác-măng (1883), qua đó thể hiện âm mưu xảo quyệt của thức dân Pháp như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Hiệp ước Pa-tơ-nốt ngày 6/6/1884

  • Hoàn cảnh:
    • Sau hiệp ước 1883, nhân dân cả nước một mặt phẫn nộ trước thái độ đầu hàng của triều Nguyễn, mặt khác càng căm thù quân xâm lược Pháp nên soi nổi đứng lên kháng chiến.
    • Trước hoàn cảnh đó, chính quyền thực dân Pháp chủ trương làm dịu bớt tình hình căng thẳng của nhân dân và tỏ ra rộng lượng với triều đình để lấy lòng bọn tay sai nên đã dẫn đến việc kí kết hiệp ước Pa-tơ-nốt ngày 6/6/1884

=> Nhận xét: Việc kí kết hiệp ước đó không làm thay đổi căn bản tình hình nước ta, kẻ thù vẫn nham hiểm và đô hộ nước ta, triều đình vẫn đầu hàng, can tâm làm tay sai cho giặc.

=> Kết luận chung: Từ các bản hiệp ước nói trên ta đã có dủ bằng chứng kết luận từ năm 1858 - 1884, triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã đầu hàng từng bước tiến tới đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược Pháp.

Hiệp ước Hác-măng có những nội dung chủ yếu sau đây:

  • Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp. Nam Kì là xứ thuộc địa từ năm 1874 nay được mở rộng ra đến hết tỉnh Bình Thuận, Bắc Kì (gồm cả Thanh-Nghệ-Tĩnh) là đất bảo hộ. Trung Kì (phần đất còn lại) giao cho triều đình quản lí.
  • Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung Kì.
  • Mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm giữ.
  • Về quân sự, triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô (Huế). Pháp được đóng đồn binh ở những nơi xét thấy cần thiết ở Bắc Kì, được toàn quyền xử trí đội quân Cờ đen.
  • Về kinh tế: Pháp nắm và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải SBT Sử 8

    Xem thêm