Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 8 bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX

Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX

Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 8 bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Lịch sử của các bạn học sinh lớp 8 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

1. Câu hỏi 1 - (Mục I Bài học 12 - SGK Trang 67): Trình bày nội dung và kết quả của cuộc Duy tân Minh Trị?

Hướng dẫn giải:

Cuộc Duy Tân Minh Trị, được tiến hành trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, quân sự.

Về kinh tế Chính phủ đã thi hành nhiều cải cách như thống nhất tiền tệ, xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống ... phục vụ giao thông liên lạc.

Về chính trị, xã hội: Chế độ nông nô được bãi bỏ, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm Chính quyến để thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.

Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng...

Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp

2. Câu hỏi 1 - (Mục II Bài học 12 - SGK Trang 69): Vì sao kinh tế Nhật Bản từ cuối thế kỉ XIX phát triển mạnh?

Hướng dẫn giải:

Do Nhật tiến hành hàng loạt những cải cách trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa…

Sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895), nhờ số tiền bồi thường và của cải cướp được ở Triều Tiên và Trung Quốc, kinh tế Nhật Bản càng phát triển mạnh mẽ.

Trong 14 năm (từ 1900 đến 1914), tỉ lệ công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân đã tăng từ 19% lên 42%. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa kéo theo sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng. Nhiều công ti độc quyền xuất hiện, như Mít-xưi và Mít-su-bi-si, giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị của nước Nhật. Các hãng này làm chủ nhiều ngân hàng, hầm mỏ, xí nghiệp đường sắt, tàu biển...

3. Câu hỏi 2 - (Mục II Bài học 12 - SGK Trang 69): Dựa vào lược đồ, trình bày sự mở rộng thộc địa của đế quốc Nhật?

Hướng dẫn giải:

Bước sang thế kỉ XX, giới cầm quyền Nhật Bản đã đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng. Chiến tranh Nga - Nhật (1904 -1905) kết thúc với sự thất bại của đế quốc Nga.

Nhật chiếm bán đảo Liêu Đông, phía nam đảo Xa-kha-lin, Đài Loan và cảng Lữ Thuận của Trung Quốc. Năm 1914 Nhật Bản đã dùng vũ lực để mở rộng khu vực ảnh hưởng ở Trung Quốc và chiếm Sơn Đông. Thuộc địa của đế quốc Nhật mở rộng rất nhiều.

4. Bài 1 trang 69 sgk: Nêu nội dung và ý nghĩa cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868?

Hướng dẫn giải:

Nội dung:

- Kinh tế: Thống nhất tiền tệ, xóa bỏ độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông…

- Chính trị, xã hội: Xóa bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền. Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những HS ưu tú đi học ở phương Tây.

- Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, phát triển công nghiệp đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.

- Ý nghĩa: Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đưa Nhặt Bản trở thành một nước có nền kinh tế công - thương nghiệp phát triển nhất ở châu Á, góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền của Nhật Bản trước sự xâm lược của đế quốc phương, Tây.

5. Bài 2 trang 69 sgk: Nêu những sự kiện nào chứng tỏ vào thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX Nhật Bản đã trở thành nước đế quốc?

Hướng dẫn giải:

- Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản dẫn tới sự ra đời các công ti độc quyền như Mít-xưi. Mít-su-bi-si. Sự lũng đoạn của các công ti độc quyền này đối với nền kinh tế, chính trị Nhật Bản.

- Sự phát triển kinh tế đã tạo ra sức mạnh về quân sự, chính trị ở Nhật Bản. Giới cầm quyền đã thi hành chính sách xâm lược hiếu chiến: Chiến tranh Đài Loan, chiến tranh Trung - Nhật, chiến tranh Nua - Nhật, chiếm Liêu Đông, Lữ Thuận.
Sơn Đông, bán đảo Triều Tiên... Tình hình đó làm cho đế quốc Nhật có đặc điểm là đế quốc phong kiến quân phiệt.

Đánh giá bài viết
9 2.966
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Lịch sử 8

    Xem thêm