Trắc nghiệm môn Lịch sử 8 bài 26
Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX được VnDoc tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học Lịch sử lớp 8.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử bài: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX
Câu 1: Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào?
- Một số văn thân, sĩ phu yêu nước trong triều đình Huế.
- Toàn bộ quan lại trong triều đình.
- Toàn thể quan lại và nhân dân yêu nước ở Trung Kì.
- Một số quan lại yêu nước và nhân dân ở các địa phương cả trong Nam lẫn ngoài Bắc.
Câu 2: Tại sao cuộc phản công của phái chủ chiến diễn ra quyết liệt nhưng thất bại?
- Chưa chuẩn bị chu đáo, hơn nữa Pháp khi đó còn rất mạnh.
- Pháp được sự ủng hộ của triều đình Huế.
- Pháp có vũ khí, quân lính mạnh, ưu thế hơn hẳn.
- Mặc dù chủ động tấn công nhưng phái chủ chiến chưa chuẩn bị kĩ.
Câu 3: Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là những ai mạnh tay hành động chống Pháp?
- Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản
- Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường
- Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi
- Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.
Câu 4: Chỉ huy cuộc khởi nghĩa Ba Đình là ai?
- Phạm Bành và Đinh Công Tráng.
- Đinh Công Tráng và Phan Đình Phùng.
- Đinh Công Tráng và Cao Thắng.
- Phạm Bành và Nguyễn Thiện Thuật.
Câu 5: Cuộc khởi nghĩa Ba Đình diễn ra trong khoảng thời gian nào?
- 1886-1888.
- 1886-1887.
- 1887-1888.
- 1886-1889.
Câu 6: Cứ điểm của khởi nghĩa Ba Đình được xây dựng ở đâu?
- Khắp các huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa.
- Ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khuê thuộc Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Trung Voi, Thung Khoai, tỉnh Thanh Hóa.
- Tân Sở Phòng tỉnh Quảng Trị.
Câu 7: Khởi nghĩa Hương Khê diễn ra trong thời gian nào?
- 1884-1894.
- 1885-1896.
- 1886-1896.
- 1885-1890.
Câu 8: Lãnh đạo khởi nghĩa Hương Khê là ai?
- Phan Đình Phùng và Đinh Công Tráng.
- Nguyễn Thiện Thuật và Đinh Công Tráng.
- Hoàng Hoa Thám và Phan Đình Phùng.
- Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
Câu 9: Nhận xét nào về phong trào Cần Vương là không đúng?
- Phong trào quy mô lớn, mang tính dân tộc.
- Quyết liệt, theo ý thức hệ tư sản.
- Phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến.
- Phong trào dân tộc, đã đạt được nhiều thắng lợi.
Câu 10: Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là gì?
- Lật đổ chế độ phong kiến, giành độc lập dân tộc.
- Đánh đế quốc, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.
- Đánh đổ phong kiến, đế quốc giành độc lập.
- Đánh đế quốc thành lập nước cộng hòa.
Câu 11: Lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là ai?
- Nguyễn Thiện Thuật.
- Phan Đình Phùng.
- Cao Thắng.
- Đinh Công Tráng.
Câu 12: Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt của phong trào Cần vương ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX?
- Khởi nghĩa Hương Khê thất bại.
- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế thất bại.
- Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.
- Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Câu 13: Lực lượng nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa Hương Khê được phân bố trên địa bàn bốn tỉnh là
- Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.
- Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Hưng Yên, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị.
- Thanh Hóa, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Nghệ An.
Câu 14: Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa Hương Khê ở đâu?
- Ba Đình.
- Sãi Sậy.
- Tân Sở.
- Ngàn Trươi.
Câu 15: Được Phan Đình Phùng giao nhiệm vụ, Cao Thắng đã tích cực làm những nhiệm vụ gì cho khởi nghĩa Hương Khê?
- Chuẩn bị lực lượng và vũ khí cho khởi nghĩa.
- Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự, xây dựng căn cứ thuộc vùng rừng núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Xây dựng căn cứ thuộc vùng rừng núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự.
Câu 16: Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX đều thất bại là do?
- Triều đình phong kiến đầu hàng thực dân Pháp.
- Nổ ra lẻ tẻ, thiếu liên kết và mang tính chất địa phương.
- Không có sự đoàn kết của nhân dân.
- Thiếu sự chuẩn bị về lực lượng và tổ chức
-----------------------------------------
Với nội dung bài Trắc nghiệm môn Sử lớp 8 bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX gồm có các câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô hiểu rõ về nguyên nhân, quá trình và ý nghĩa của phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp những năm cuối thế kỉ 19...
Như vậy VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 8 bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX. Để có kết quả cao hơn trong học tập, các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Trắc nghiệm Lịch sử 8, Giải bài tập Lịch Sử 8, Giải Vở BT Lịch Sử 8, Giải Tập bản đồ Lịch Sử 8, Lý thuyết Lịch sử 8, Tài liệu học tập lớp 8