Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm môn Lịch sử 8 bài 25

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884) được VnDoc tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học Lịch sử lớp 8.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử bài: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)

Câu 1: Khi Pháp kéo quân ra Hà Nội lần thứ hai, ai là người trấn thủ thành Hà Nội?

  1. Phan Thanh Giản.
  2. Nguyễn Tri Phương.
  3. Hoàng Diệu.
  4. Tôn Thất Thuyết.

Câu 2: Hiệp ước Quý Mùi (Hiệp ước Hác-măng) quy định triều đình Huế chỉ được cai quản vùng đất nào?

  1. Nam Kì.
  2. Trung Kì.
  3. Bắc Kì.
  4. Ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh.

Câu 3: Đội nghĩa binh do ai chỉ huy chiến đấu hi sinh đến người cuối cùng ở cửa ô Thanh Hà?

  1. Viên Chưởng Cơ
  2. Phạm Văn Nghị
  3. Nguyễn Mậu Kiến
  4. Nguyễn Tri Phương.

Câu 4: Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kỳ lần thứ hai?

  1. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
  2. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp.
  3. Trả thù sự tấn công của quân cờ đen.
  4. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh.

Câu 5: Phái kháng Pháp trong triều đình Huế do ai đứng đầu?

  1. Nguyễn Quang Bích.
  2. Tôn Thất Thuyết.
  3. Nguyễn Thiện Thuật.
  4. Tạ Hiện.

Câu 6: Trước sự thất thủ của thành Hà Nội, triều đình Huế có thái độ như thế nào?

  1. Cho quân tiếp viện.
  2. Cầu cứu nhà Thanh.
  3. Cầu cứu nhà Thanh, cử người thương thuyết với Pháp.
  4. Thương thuyết với Pháp.

Câu 7: Lợi dụng cơ hội nào Pháp đưa quân tấn công Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế?

  1. Sự suy yếu của triều đình Huế.
  2. Sau thất bại tại trận Cầu Giấy lần hai, Pháp cũng cố lực lượng.
  3. Pháp được tăng viện binh.
  4. Vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình Huế lục đục.

Câu 8: Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai thể hiện điều gì trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta?

  1. Sự phối hợp nhịp nhàng trong việc phá thế vòng vây của địch.
  2. Lối đánh tài tình của nhân dân ta.
  3. Ý chí quyết tâm sẵn sàng tiêu diệt giặc của nhân dân ta.
  4. Lòng quyết tâm chống lại những quyết định bạc nhược của triều đình Nguyễn

Câu 9: Bản Hiệp ước đánh dấu mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập là Hiệp ước

  1. Hác - măng (1883).
  2. Nhâm Tuất (1862).
  3. Pa-tơ-nốt (1884).
  4. Giáp Tuất (1874).

Câu 10: Để đẩy mạnh việc đánh chiếm toàn bộ Việt Nam bằng mọi giá sau khi được tăng viện, năm 1883, Pháp đem quân đánh thẳng vào đâu?

  1. Kinh thành Huế.
  2. Thành Hà Nội.
  3. Cửa biển Thuận An.
  4. Cửa biển Hải Phòng.

Câu 11: Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ triến trong triều đình Huế, đại diện là những ai mạnh tay hành động chống Pháp?

  1. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản.
  2. Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện
  3. Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghị.
  4. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.

Câu 12: Triều đình Huế thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, đồng thời cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì, sáp nhập vào Nam Kì - thuộc Pháp thông qua việc kí kết bản Hiệp ước

  1. Giáp Tuất 1874.
  2. Hác-măng 1883.
  3. Giáp Tuất năm 1862.
  4. Pa-tơ-nốt 1884.

Câu 13: Hiệp ước nào là mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập?

  1. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)
  2. Hiệp ước Giáp Tuất (1874)
  3. Hiệp ước Hác - măng (1883)
  4. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)

Câu 14: Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào?

  1. Một số quan lại yêu nước và nhân dân ở các địa phương, cả trong Nam lẫn ngoài Bắc.
  2. Một số văn thân sĩ phu yêu nước trong triều đình Huế.
  3. Một số quan lại và nhân dân yêu nước ở Trung Kì.
  4. Toàn thể dân tộc Việt Nam.

-----------------------------------------

Với nội dung bài Trắc nghiệm môn Sử lớp 8 bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884) gồm có các câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô hiểu rõ về nguyên nhân, quá trình và ý nghĩa của cuộc kháng chiến toàn quốc những năm 1873 - 1884...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 8 bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884). Để có kết quả cao hơn trong học tập, các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Trắc nghiệm Lịch sử 8, Giải bài tập Lịch Sử 8, Giải Vở BT Lịch Sử 8, Giải Tập bản đồ Lịch Sử 8, Lý thuyết Lịch sử 8, Tài liệu học tập lớp 8

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Lịch sử 8

    Xem thêm