Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch sử 8 bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)

Lý thuyết Lịch sử lớp 8 bài 25 được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu sẽ giúp các em học sinh nắm được những nội dung chính trong Sách giáo khoa Lịch sử 8 bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884). Tài liệu kèm các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 bài 25 giúp các em vận dụng lý thuyết vào trả lời câu hỏi một cách nhanh chóng và dễ dàng. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp các em học tốt hơn, đạt kết quả cao trong quá trình học tập.

A. Giải bài tập Lịch sử 8 bài 25

B. Lý thuyết Lịch sử 8 bài 25

I. Thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất - Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ

1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ

  • Chính sách của Pháp:
    • Pháp thiết lập bộ máy cai trị có tính chất quân sự từ trên xuống.
    • Bóc lột bằng tô thuế, cướp đoạt ruộng đất của nông dân, vơ vét lúa gạo để xuất khẩu
    • Mở trường đào tạo tay sai và báo chí tuyên truyền cho kế hoạch xâm lăng của Pháp.
  • Chính sách đối nội, đối ngoại của triều đình Huế lỗi thời:
    • Vơ vét tiền của để phục vụ cuộc sống xa hoa và bồi thường chiến phí.
    • Kinh tế sa sút, tài chính thiếu hụt, binh lực suy yếu.
    • Bế quan tỏa cảng (đóng cửa).
    • Khởi nghĩa nông dân.

2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất 1873

  • Nguyên nhân:
    • Bắc Kỳ đông dân, nhiều khoáng sản.
    • Có sông Hồng nối liền với Hoa Nam (Trung Quốc)
  • Kế hoạch đánh Bắc Kỳ của thực dân Pháp:
    • Cho gián điệp thăm dò.
    • Lợi dụng nhà Nguyễn nhờ đem quân ra Hạ Long để dẹp “hải phỉ”.
  • Năm 1872, Đuy-puy gây rối ở Hà Nội.
  • Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Gác-ni-ê đem quân Pháp từ Sài Gòn kéo ra Bắc.
  • Ngày 20-11-1873 Pháp đánh thành Hà Nội.
  • Nguyễn Tri Phương chỉ huy 7000 quân triều đình, nhưng thất bại, bị thương nhịn ăn mà chết.
  • Con là Nguyễn Tri Lâm tử trận ở cửa ô Thanh Hà
  • Pháp chiếm Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lý, Ninh Bình, Nam Định
  • Quân Triều đình đông vẫn thua do: đường lối chính trị quân sự bảo thủ của nhà Nguyễn.

3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ 1873-1874

  • Viên Chưởng Cơ đánh địch quyết liệt ở cửa ô Thanh Hà.
  • Nhân dân kháng cự quyết liệt
  • Chiến thắng Cầu Giấy lần I: ( 21-12-1873):
    • Thấy lực lượng địch ở Cầu Giấy yếu, quân ta khép chặt vòng vây.
    • Ngày 21-12-1873, Pháp đánh ra Cầu Giấy, chúng bị quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phối hợp với quân của Hoàng Tá Viêm phục kích.
    • Gac-ni-ê tử trận.
  • Nội dung Hiệp ước Giáp Tuất 15-3- 1874: triều đình Huế thừa nhận cho Pháp chiếm cả 6 tỉnh Nam Kỳ. Chịu lệ thuộc ngoại giao và thương mại.
  • Nhận xét: mất chủ quyền ở Nam Kỳ, lệ thuộc về ngoại giao và thương mại, xuất phát ý thức bảo vệ quyền lợi và dòng họ.

II. Thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ hai. Nhân dân Bắc Kỳ tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882-1884

1. Thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần thư hai 1882

  • Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, cấm đạo, dùng quân của Lưu Vĩnh Phúc tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh.
  • Ngày 3-4-1882, Ri-vi-e cho quân đổ bộ lên Hà Nội.
  • 25-4-1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng Đốc Hoàng Diệu đòi nộp khí giới và giao thành không điều kiện.
  • Không đợi trả lời, quân Pháp nổ súng tấn công, quân ta anh dũng chống trả, nhưng chỉ cầm cự buổi sáng, đến trưa thành mất, Hoàng Diệu tuẫn tiết theo thành.
  • Pháp chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ.

2. Nhân dân Bắc Kỳ tiếp tục kháng Pháp:

a. Kháng chiến chống Pháp của nhân dân:

  • Quân dân phối hợp chống Pháp
  • 19-5-1883 chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai, Ri-vi-e bỏ mạng, quân Pháp hoang mang dao động.

b. Pháp đánh Thuận An:

  • Cuối tháng 7-1883 vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình lục đục.
  • Pháp thêm viện binh nên chúng đánh Thuận An.

3. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ

  • 18-8-1883 Hạm đội Pháp đánh Thuận An.
  • 20-8-1883 chúng lên Thuận An, triều đình Huế đình chiến, ký hai Hiệp ước là Hác-Măng và Pa-tơ-nốt.
  • Nội dung Hiệp ước Hác Măng năm 1883:
    • Triều đình Huế thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kỳ và sát nhập vào Nam Kỳ thuộc Pháp.
    • Thanh – Nghệ – Tĩnh sát nhập vào Bắc Kỳ.
    • Triều đình Huế cai quản vùng Trung Kỳ, nhưng mọi việc thông qua Khâm sứ Pháp ở Huế.
    • Công sứ Pháp ở Bắc Kỳ kiểm soát công việc của triều đình và nắm quyền trị an, nội trị.
    • Mọi việc giao thiệp với nước ngoài, kể cả Trung Quốc đều do Pháp nắm.
    • Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kỳ về Trung Kỳ.
    • Nhân dân và quan lại phản kháng mạnh, từ cuối 1883 đến 1885 Pháp chiếm Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Hóa, Tuyên Quang …
    • Pháp bắt triều Huế ký Hiệp ước Pa- tơ- nốt (6-6-1884)

C. Trắc nghiệm Lịch sử 8 bài 25

Câu 1: Đội nghĩa binh do ai chỉ huy chiến đấu hi sinh đến người cuối cùng ở cửa ô Thanh Hà?

A. Viên Chưởng Cơ

B. Phạm Văn Nghị

C. Nguyễn Mậu Kiến

D. Nguyễn Tri Phương.

Chọn đáp án: A. Viên Chưởng Cơ

Giải thích: Trang 120, mục 3

Câu 2: Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kỳ lần thứ hai?

A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

B. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp.

C. Trả thù sự tấn công của quân cờ đen.

D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh.

Chọn đáp án: A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

Giải thích: Trang 121, mục 1

Câu 3: Trước sự thất thủ của thành Hà Nội, triều đình Huế có thái độ như thế nào?

A. Cho quân tiếp viện.

B. Cầu cứu nhà Thanh.

C. Cầu cứu nhà Thanh, cử người thương thuyết với Pháp.

D. Thương thuyết với Pháp.

Chọn đáp án: C. Cầu cứu nhà Thanh, cử người thương thuyết với Pháp.

Giải thích: Thành Hà Nội hai lần thất thủ, thì 2 lần triều đình Nguyễn đều thương thuyết với Pháp thông qua 2 bản hiệp ước Hắc-măng và Pa-ta-nốt. Sau đó lại cầu cứu nhà Thanh giúp đỡ.

Câu 4: Lợi dụng cơ hội nào Pháp đưa quân tấn công Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế?

A. Sự suy yếu của triều đình Huế.

B. Sau thất bại tại trận Cầu Giấy lần hai, Pháp củng cố lực lượng.

C. Pháp được tăng viện binh.

D. Vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình Huế lục đục.

Chọn đáp án: D. Vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình Huế lục đục.

Giải thích: Trang 123, mục 2

Câu 5: Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào?

A. Một số quan lại yêu nước và nhân dân ở các địa phương, cả trong Nam lẫn ngoài Bắc.

B. Một số văn thân sĩ phu yêu nước trong triều đình Huế.

C. Một số quan lại và nhân dân yêu nước ở Trung Kì.

D. Toàn thể dân tộc Việt Nam.

Chọn đáp án: A. Một số quan lại yêu nước và nhân dân ở các địa phương, cả trong Nam lẫn ngoài Bắc.

Giải thích: Trang 124, mục 3

Câu 6: Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là những ai mạnh tay hành động chống Pháp?

A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản.

B. Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện

C. Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi.

D. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.

Chọn đáp án: B. Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện

Giải thích: Trang 124, mục 3

Câu 7: Hiệp ước nào là mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)

B. Hiệp ước Giáp Tuất (1874)

C. Hiệp ước Hác - măng (1883)

D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)

Chọn đáp án: D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)

Giải thích: Trang 124, mục 3

Câu 8: Sau thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883), thực dân Pháp có dã tâm gì?

A. Xâm chiếm toàn bộ Việt Nam

B. Cho quân rút khỏi Hà Nội để bảo toàn lực lượng.

C. Tăng viện binh từ Pháp sang để chiếm toàn Hà Nội.

D. Tiến hành đàn áp, khủng bố nhân dân ta.

Chọn đáp án: A. Xâm chiếm toàn bộ Việt Nam

Giải thích: Sự thất bại của trận Cầu Giấy lần thứ nhất khiến cho quân Pháp hoang mang. Nhưng ngay lúc đó, triều đình nhà Nguyễn bạc nhược đã chủ trương thương lượng với Pháp. Với dã tâm xâm chiếm toàn bộ Việt Nam, Pháp đã bắt triều đình Nguyễn ký hiệp ước Pa-ta-nốt. Cơ bản thừa nhận là thuộc địa của Pháp

Câu 9: Trước những hành động của Pháp, triều đình Huế thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại như thế nào?

A. Vơ vét tiền của nhân dân

B. Đàn áp, bóc lột nhân dân và tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”.

C. Bóc lột nhân dân, bồi thường chiến tranh cho Pháp.

D. Thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị.

Chọn đáp án: B. Đàn áp, bóc lột nhân dân và tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”.

Giải thích: Trang 121, mục 1

Câu 10: Khi Pháp kéo quân ra Hà Nội lần thứ hai, ai là người trấn thủ thành Hà Nội?

A. Hoàng Diệu

B. Nguyễn Tri Phương

C. Tôn Thất Thuyết

D. Phan Thanh Giản

Chọn đáp án: A. Hoàng Diệu

Giải thích: Trang 122, mục 1

Câu 11: Trước khi thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất, nhà Nguyễn đã có chủ trương gì?

A. Tích cực xây dựng đại đồn Chí Hòa để phòng thủ.

B. Tiếp tục thi hành chính đối nội, đối ngoại lỗi thời.

C. Chuẩn bị kĩ lưỡng hơn về mọi mặt để kháng Pháp.

D. Kêu gọi nhân dân đoàn kết kháng chiến chống Pháp.

Chọn đáp án: B

Câu 12: Cái cớ thực dân Pháp sử dụng để đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất là gì?

A. để giải quyết vụ Đuy-puy gây rối ở Hà Nội.

B. giải quyết vụ các giáo sĩ bị tấn công ở Hà Nội.

C. mượn đường để tấn công Trung Quốc.

D. giúp đỡ triều đình Huế chống lại quân Thanh.

Chọn đáp án: A

Câu 13: Ai đã lãnh đạo quân đội triều đình chống lại cuộc tấn công của quân Pháp vào thành Hà Nội lần thứ nhất?

A. Phan Thanh Giản

B. Nguyễn Tri Phương.

C. Hoàng Tá Viêm.

D. Lưu Vĩnh Phúc.

Chọn đáp án: B

Câu 14: Hiệp ước nào đánh dấu triều đình Huế chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất.

B. Hiệp ước Giáp Tuất.

C. Hiệp ước Hác măng.

D. Hiệp ước Patơnốt.

Chọn đáp án: B

Câu 15: Thực dân Pháp đã lợi dụng cơ hội gì để mở cuộc tấn công quyết định vào kinh đô Huế trong năm 1883?

A. Triều Nguyễn nhượng bộ ngày càng nhiều quân Pháp.

B. Nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi ở trận Cầu Giấy.

C. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hácmăng.

D. Vua Tự Đức mất, triều đình lục đục tìm người kế vị.

Chọn đáp án: D

Câu 16: Hiệp ước nào đánh dấu Việt Nam từ một quốc gia độc lập biến thành một nước thuộc địa nửa phong kiến?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất.

B. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

C. Hiệp ước Giáp Tuất.

D. Hiệp ước Liên minh.

Chọn đáp án: B

Câu 17: Vị tướng chỉ huy quân Pháp tấn công ra Bắc Kì lần thứ hai (1883) là ai?

A. Gácniê

B. Bôlaéc

C. Rivie

D. Rơve

Chọn đáp án: C

Câu 18: Khu vực nào thuộc quyền cai quản của triều đình Nguyễn theo hiệp ước Hác-măng (1883)?

A. Bắc Kì

B. Trung Kì

C. Nam Kì

D. Thuận Quảng

Chọn đáp án: B

Câu 19: Nội dung nào không phải hành động của thực dân Pháp nhằm củng cố nền thống trị ở Nam Kì trong giai đoạn 1867-1873?

A. Xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự từ trên xuống dưới.

B. Hoàn thành xâm lược Campuchia và Lào.

C. Ra sức vơ vét lúa gạo để xuất khẩu.

D. Cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

Chọn đáp án: B

Câu 20: Tại sao trong trận chiến ở thành Hà Nội (năm 1873), quân triều đình dù đông nhưng vẫn bị quân Pháp đánh bại?

A. Nhân dân không ủng hộ cuộc kháng chiến.

B. Nhà Nguyễn không còn tướng tài.

C. Quân triều đình vũ khí thô sơ, tổ chức kém.

D. Không có sự ủng hộ của quý tộc nhà Nguyễn.

Chọn đáp án: C

........................

Với nội dung bài Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884) các bạn học sinh cần nắm vững kiến thức về tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ, cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ, thực dân Pháp đánh Bắc kì lần thứ 2...

Ngoài Lý thuyết Lịch sử lớp 8 bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884) đã được VnDoc.com giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 8, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 8 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Tham khảo thêm: Vì sao Quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc

Chia sẻ, đánh giá bài viết
52
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Dương Còn Bé
    Dương Còn Bé

    hay



    Thích Phản hồi 20/02/23
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Lịch sử 8

    Xem thêm