Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc năm 1873 – 1884 theo CV 5512 (tiết 1)

Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc năm 1873 – 1884 (tiết 1) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Lịch sử lớp 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án môn Lịch sử lớp 8 theo CV 5512

I. Mục tiêu

Giúp học sinh:

+ Nắm được tình hình VN sau khi Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kì, âm mưu và diễn biến cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất của Pháp và diễn biến cuộc đấu tranh của nhân dân Bắc kì lần thứ nhất khi Pháp mở rộng XL ra Bắc Kì.

+ Rèn kĩ năng tường thuật sự kiện lịch sử một cách hấp dẫn, sinh động.

+ HS có thái độ đúng khi xem xét sự kiện lịch sử nhất là công và tội của nhà Nguyễn.

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

* Học sinh: Chuẩn bị đồ dùng học tập

* Giáo viên: Giáo án, sgk, SGV, Tài liệu tham khảo, tranh ảnh ,Đại cương lịch sử VN, bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ:

? Em hãy trình bày phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông nam kì diễn ra như thế nào?

2. Bài mới

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2)

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua

GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát một số hình ảnh trong SGK.

  1. Pháp thực hiện chiếm Nam Kì rồi chiếm những vùng đất nào?
  2. Với mộng xâm lược của Pháp ngày càng mở rộng quân dân Hà Nội chống giặc như thế nào?

HS cả lớp quan sát ảnh vả trao đổi cùng nhau.

HS trả lời quan sát hình ảnh và cùng trả lời các Câu hỏi. Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm.

GV dựa vào sản phẩm nhận xét, đánh giá và kết nối vào bài mới.

Sau khi chiếm được Nam Kì Pháp muốn mở rộng địa bàn chiếm đóng ở những nơi

nào trên đất nước ta và tấn công ra sao? Muốn hiểu ta đi vào nghiên cứu bài 25 ‘ Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1783- 1784 ).

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)

Mục tiêu: - Trình bày được tình hình Việt Nam khi thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ 1867- 1873. Xâm lược cả Việt Nam.

- Lí giải được khi thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất 1873. Cuộc kháng chiến của nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ 1873-1874 diễn rất nhiều hình thức đấu tranh phong phú.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua

HĐ CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

+? Sau khi chiếm các tỉnh Nam Kì TD Pháp đã làm gì?

- GV mở rộng thêm.

+? Thái độ của triều đình ntn?

+? Hậu quả của các chính sách đó đối với kinh tế, xã hội VN?

+?Em có nhận xét gì về tình hình VN giai đoạn này?

I. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất. Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì.

+ Về phía Pháp:

- Thiết lập bộ máy thống trị, bóc lột về kinh tế

- Muốn tấn công Bắc Kì và tấn công Lào, CPC.

- Củng cố vùng chiếm đóng bằng cách xây dựng bộ máy cai trị, tăng cường bóc lột vơ vét..

+ Về phía triều đình: thi hành chính sách đối nội đối ngoại lỗi thời

- Ra sức vơ vét.

- Tiếp tục thương lượng với Pháp.

- Kinh tế khó khăn, công nông nghiệp sa sút...

- Khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi.

=> Không ổn định.

+? TD Pháp đã tiến hành kế hoạch đánh chiếm Bắc kì ntn?

- GV nêu thêm hành động của Pháp khi ra Bắc.

? Diễn biến quá trình đánh chiếm Bắc Kì của Pháp?

+? Quân triều đình đã chống trả ntn? Kết quả?

+? So sánh lực lượng, tương quan giữa Pháp và ta lúc này?

+? Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thất bại? Hậu quả?

2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần I (1873).

+ Âm mưu của Pháp đánh ra Bắc Kì.

- Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ”, cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội

- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử Gác-ni-ê đem 200 quân ra Bắc.

- 20/11/1873 Pháp tấn công Hà Nội. Pháp nhanh chóng chiếm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định.

- Nguyễn Tri Phương chỉ huy 7000 quân chống Pháp nhưng thất bại.

- Chưa đầy 1 tháng, toàn bộ đồng bằng châu thổ sông Hồng rơi vào tay Pháp.

+ Lực lượng địch mỏng (212 tên, 1 đại bác, 2 tàu chiến..) triều đình mạnh hơn (7000 quân..)

- Quân triều đình không chủ động tấn công địch.

+ Trang thiết bị lạc hậu

+?Trước sự XL của Pháp, phong trào đấu tranh của nhân dân Miền Bắc ntn?

- GV cho HS đọc đoạn in nghiêng.

+?Trong thời kì này quân và dân Hà Nội đã lập nên chiến thắng điển hình nào?em biết gì về chiến thắng đó?

- GV giới thiệu thêm.

+? Chiến thắng này có ý nghĩa gì?

+? Trước phong trào đấu tranh lên cao ở Bắc kì, triều đình Huế đã làm gì?

- GV giới thiệu thêm về điều ước này.

+? Tại sao triều đình lại kí hiệp ước Giáp Tuất?

3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh Đồng Bằng Bắc Kì(1873-1874).

- Phong trào đấu tranh của nhân dân Hà Nội lên cao.

- Ngoài ra còn ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định...

- 21/12/1873 Khi Pháp đánh ra Cầu Giấy, quân ta phục kích, Gac-ni-ê bị giết

- Làm cho Pháp hoang mang. Cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta

- 15/3/1874 triều đình kí hiệp ước Giáp Tuất thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp. Pháp rút quân khỏi Bắc Kì

- Làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của VN.

+ Vì sự nhu nhược của nhà Nguyễn.

+ Vì tư tưởng "Chủ hòa" để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Hoạt động cả lớp: Hệ thống hóa kiến thức đã học (câu hỏi)

  1. Tại sao thực dân Pháp đánh Bắc Kì 1873?
  2. Tại sao quân đội triều đình đông hơn Pháp nhiều lần mà vẫn bị thua?
  3. Trình bày diễn biến chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất

- GV giao nhiệm vụ cho HS.

- GV phát phiếu học tập cho HS.

- HS cả lớp cùng làm việc, trong quá trình làm việc có thể trao đổi với thầy, cô giáo.

- HS nộp sản phẩm cho GV.

GV nhận xét phần làm việc của HS và dựa trên sản phẩm của một vài HS có kết quả tốt nhất để củng cố kiến thức đã học

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua

GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi:

Câu hỏi: Vì sao triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất 1874? Em có nhận xét gì về Hiệp ước Giáp Tuất 1874 so với Hiệp ước Nhâm Tuất 1862?

  • HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè.
  • HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp.
  • GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có.

+ Hiệp ước Giáp Tuất 1874 là một sự tính toán thiếu cẩn thận của triều đình Huế, xuất phát từ ý thức bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ, triều đình Huế trượt dài trên con đường đi đến đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp. Chủ quyền dân tộc bị xâm hại nhiều hơn, tạo điều kiện để Pháp thực hiện âm mưu xâm lược tiếp theo.

+ So với Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, Hiệp ước Giáp Tuất 1874 ta mất thêm 3 tỉnh Nam Kì, mất thêm một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học

- GV giao nhiệm vụ về nhà.

+ Học bài theo câu hỏi SGK.

Học bài, làm bài tập, soạn bài mới bài 25 phần II dựa vào câu hỏi từng mục bài.

+ Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ 2.

+ Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến.

+ Hiệp ước Pa-Tơ-Nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ 1884.

Giáo án môn Lịch sử lớp 8

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

  • Tình hình trước khi thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất, quá trình xâm lược Bắc kì lần thứ nhất đồng thời cho HS thấy được phong trào kháng chiến của nhân dân ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì
  • Nội dung chủ yếu của điều ước Giáp Tuất và thương ước 1874

2. Tư tưởng: Tinh thần yêu nước và căm thù giặc ngoại xâm

3. Kĩ năng: Kĩ năng sử dụng bản đồ, tường thuật những sự kiện lịch sử, phân tích và khái quát một số sự kiện lịch sử điển hình

II, CHUẨN BỊ

  • GV: SGK, Bản đồ thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần 1, bản đồ chiến sự tại HN
  • HS: SGK, VBT, Vở ghi

III, TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ

? Trình bày tóm tắt cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân nam Kì 1858 – 1875?

3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY- TRÒ

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Tình hình VN trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì

Hs đọc mục 1 sgk trang 119-120
? Những hành động của thực dân Pháp trước khi chiếm Bắc Kì?- Hs trả lời, ghi bài
TD Pháp củng cố các vùng đất mà chúng chiếm được, thiết lập bộ máy cai trị, thuế khóa, bắt đầu xây dựng thành phố Sài Gòn, làm cầu tàu, xưởng sửa chữa tàu biển, vơ vét lúa gạo để xk, cướp ruộng của ND, mở trường thông ngôn đào tạo tay sai người Việt, ra báo tiếng Việt và Pháp để tuyên truyền… ráo riết chuẩn bị dư luận cho hành động chiến tranh mới.
? Chính sách đối nội, đối ngoại của triều đình nhà Nguyễn khi Pháp chuẩn bị mở rộng chiến tranh xâm lược? Hs trả lời

Khởi nghĩa nổ ra nhiều nơi: Tuần Vĩnh ở Hà Đông; Đỗ Văn Đạo, Nguyễn Văn Năm ở Phúc Yên; dọc theo biên giới Việt- Lào, đồng bào Mông ở bắc và đồng bào Thượng ở Nam Trung Kì nổi dậy. Thổ phỉ, hải phỉ ở TQ tràn sang ngày một nhiều.

Triều đình đàn áp khởi nghĩa và cầu cứu nhà Thanh, nhờ người Pháp từ Sài Gòn đem quân ra dẹp thổ phỉ, hải phỉ. Cự tuyệt các cải cách tiến bộ
Hoạt động 2: Tìm hiểu TD Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất 1873

Hs đọc mục 2 sgk trang 120

? Tại sao đến 1873 quân Pháp mới triển khai đánh Bắc Kì? Hs suy nghĩ trả lời

Do Nam Kì đã được củng cố và biết rõ thái độ bạc nhược và không có phản ứng gì của nhà Nguyễn
? Nguyên nhân thực dân Pháp đánh Bắc Kì?

Hs trả lời, ghi bài
Diễn biến cuộc đánh chiếm HN lần thứ 1 của Pháp?

GV tường thuật: Hs lắng nghe, ghi nhớ

Ngày 11- 10- 1873, Đại úy hải quân Pháp là Phrăng- xi Gác- ni- ê đem quân ra Bắc. Đến HN giở trò khiêu khích: cướp phá, đánh đập binh lính và dân thường, từ chối thương thuyết với Nguyễn Tri Phương.

Ngày 16- 11 Pháp tuyên bố mở cửa sông Hồng, lập chế độ thuế quan mới. Sáng 19- 11- 1873 chúng gửi tối hậu thư cho Ng Tri Phương, Gác- ni- ê ra lệnh nổ súng đánh thành HN.

7000 quân triều đình, chưa kể lực lượng nhân dân phối hợp đã thất bại với cuộc đánh chiếm của quân Pháp, quân Pháp (chưa kể quân của Đuy- puy) chỉ có 212 lính, 11 khẩu đại bác, 2 tàu chiến và 1 tàu đổ bộ.

Thành HN thất thủ, Ng Tri Phương và con là Ng Tri Lâm chiến đấu anh dũng, ko chịu hàng giặc. Cùng đó là sự chiến đấu anh dũng của Hiệp quản Trần Văn Cát và Suất đội Ngô Triều ở ô Quan Chưởng.
? Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà không thắng được quân Pháp với 1 lực lượng nhỏ?

Hs thảo luận nhóm

Đường lối chính trị bạc nhược, chính sách quân sự bảo thủ của nhà Ng, sai lầm chủ quan của Ng Tri Phương
Hoạt động 3: Tìm hiểu kháng chiến ở HN và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì 1873-1874

GV: Giới thiệu vùng châu thổ sông Hồng trên lược đồ
? Trình bày về phong trào kháng chiến tại Hà Nội?
Hs trình bày, ghi bài
? Ý nghĩa của chiến thắng Cầu Giấy?

Hs suy nghĩ, trả lời


? Phong trào tại các tỉnh Bắc Kì?

Hs trình bày

Do chiến thắng tại trận Cầu Giấy đã tạo nên 2 thái độ tương phản, nhân dân thì phấn khởi, triều đình thì lợi dụng cuộc đấu tranh của ND đã mặc cả với quân Pháp trong cuộc thương lượng để đi đến Hiệp ước Giáp Tuất ngày 15-3-1874
? Nội dung điều ước Giáp Tuất?

Hs trả lời
? Tại sao nhà Nguyễn lại kí điều ước 1784?

Hs suy nghĩ, trả lời

Kí hiệp ước nhằm bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp. Việc thừa nhận cho P chiếm 6 tỉnh NK, chịu lệ thuộc P về ngoại giao và thương chính là bước trượt dài trên con đường đi đến đầu hàng hoàn toàn của triều đình Nguyễn trước sự xâm lăng của P.

1. Tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì
a. Về phía Pháp:
- Xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự
- Đẩy mạnh bóc lột bằng tô thuế
- Cướp đoạt ruộng đất của dân
- Mở trường đào tạo tay sai

b. Về phía triều đình
- Tiếp tục chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời
- Vơ vét tiền của của dân để ăn chơi và bồi thường chiến phí
=> kinh tế sa sút, binh lực yếu
- Mâu thuẫn xã hội sâu sắc
- Tiếp tục thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị

2. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần 1 (1873)


a. Nguyên nhân
- NN sâu xa: Thực dân Pháp muốn bành trướng thế lực nhảy vào Tây Nam Trung Quốc
- NN trực tiếp : Lấy cớ đem quân ra bắc để giải quyết vụ Đuy-puy
b. Diễn biến
- Sáng 20/11/1873 Pháp đánh HN
- Trưa 20/11/1873 thành HN thất thủ
c. Kết quả
Chưa đầy 1 tháng Pháp chiếm toàn bộ vùng châu thổ sông Hồng

3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng bắc Kì (1873 – 1874)
a. Tại Hà Nội
- Nhân dân HN chiến đấu với mọi vũ khí có trong tay
- Tổ chức Nghĩa hội được thành lập
- 21/12/1873 nhân dân HN chiến thắng lớn tại Cầu Giấy
b. Tại các tỉnh Bắc Kì
- Quân Pháp bị đánh ở nhiều nơi
- Nhiều căn cứ kháng chiến được thành lập


c. Điều ước Giáp Tuất
- Pháp rút quân khỏi Bắc Kì
- Triều đình cắt 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp

4. Hoạt động nối tiếp

  • Củng cố: HS làm bài tập và trả lời câu hỏi cuối bài
  • Dặn dò: học bài cũ, soạn bài mới

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Lịch sử lớp 8 bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc năm 1873 – 1884 theo CV 5512 (tiết 1) được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Đánh giá bài viết
8 12.907
Sắp xếp theo

    Giáo án Lịch sử lớp 8

    Xem thêm