Giáo án lớp 1 Tuần 13 sách Cánh Diều
Giáo án lớp 1 - Tuần 13
Giáo án lớp 1 Tuần 13 sách Cánh Diều là tài liệu được biên soạn theo quy định dành cho các thầy cô tham khảo, lên kế hoạch giảng dạy cụ thể, chuẩn bị hiệu quả cho các Bài giảng lớp 1, với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng cùng cách trình bày khoa học.
Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết và dùng máy tính để tải về.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 1, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 1 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 1 hay Nhóm Sách Cánh Diều: Giáo án, tài liệu học tập và giảng dạy. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Giáo án lớp 1 Tuần 13 sách Cánh Diều
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 13
(Từ ngày 30/11/2020 – 04/12/2020)
THỨ - NGÀY | SÁNG | CHIỀU | ||
MÔN | TÊN BÀI DẠY | |||
MÔN | TÊN BÀI DẠY | |||
HAI 30/11 | HĐTN | Giao lưu với chú bộ đội | ||
Học vần | Bài 64. in, it (Tiết 1) | |||
Học vần | Bài 64. in, it (Tiết 2) | |||
Toán | Phép trừ trong phạm vi 10 (tiết 1) | |||
TNXH | Tết nguyên đán(t1) | |||
BA 01/12 | Mĩ thuật | GVBM | Tập viết | Bài 64, 65 |
Học vần | Bài 65. iên, iêt (Tiết 1) | GDTC | GVBM | |
Học vần | Bài 65. iên, iêt (Tiết 2) | Kể chuyện | Mây đen và mây trắng | |
Toán | Phép trừ trong phạm vi 10 (t2) | |||
TƯ 02/12 | Toán | Luyện tập | L Tiếng Việt | Ôn luyện |
Âm nhạc | GVBM | GDTC | GVBM | |
Học vần | Bài 66. yên, yêt (Tiết 1) | L Tiếng Việt | Ôn luyện | |
Học vần | Bài 66. yên, yêt (Tiết 2) | |||
NĂM 03/12 | Đạo đức | Em tự giác làm việc của mình(t3) | ||
Học vần | Bài 67. on, ot (Tiết 1) | |||
Học vần | Bài 67. on, ot (Tiết 2) | |||
Luyện Toán | Ôn luyện | |||
HĐTN | Em yêu chú bộ đội | |||
SÁU 04/12 | Tập viết | Tập viết (sau bài 66, 67) | ||
Học vần | Bài 68. Ôn tập | |||
TNXH | Tết nguyên đán(t1) | |||
L Toán | Ôn luyện | |||
HĐTN | Vẽ tranh về chú bộ đội |
Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2020
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SINH HOẠT DƯỚI CỜ:
GIAO LƯU VỚI CHÚ BỘ ĐỘI
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Biết được hình mẫu bộ đội trong đời thực.
- Hiểu được vai trò của bộ đội trong giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc
- Có thái độ biết ơn các chiến sĩ bộ đội đã và đang canh giữ bình yêncho Tổ quốc
II. CHUẨN BỊ:
- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:
+ Ổn định tổ chức.
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
+ Đứng nghiêm trang
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:
* Thực hiện nghi lễ chào cờ
* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
* Góp phần giáo dục một số nội dung : AN toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
* Gợi ý cách tiến hành
- Nhà trường tổ chức buổi trò chuyện giữa chú bộ đội (hoặc cựu chiến binh) với HS toàn trường. Buổi trò chuyện được tổ chức theo hình thức toạ đàm về các nội dung theo gợi ý:
- Chú bộ đội chia sẻ về:
+ Nhiệm vụ của bộ đội.
+ Công việc hằng ngày của bộ đội.
+ Nơi làm việc của bộ đội.
+ Trang phục của bộ đội.
+ Phương tiện, vũ khí bộ đội sử dụng để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
- Giao lưu giữa HS với chú bộ đội, theo các hình thức:
+ Đặt câu hỏi trò chuyện.
+ Tập các động tác đội hình, đội ngũ như chú bộ đội.
+ Hát cùng chú bộ đội.
- HS chia sẻ cảm xúc về buổi giao lưu với chú bộ đội
______________________________________
MÔN: HỌC VẦN
BÀI 64: in, it
I. MỤC TIÊU:
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
2. Kiến thức:
- Nhận biết vần in, it; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có in, it
3. Kĩ năng:
- Thực hiện đúng trò chơi hái táo vào rổ vần in, vần it.
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Cua, cò và đàn cá(2) Bước đầu hiểu nội dung bài tập đọc “Cua, cò và đàn cá(2)”
- Viết đúng các vần in, it.và các tiếng đèn pin, quả mít (trên bảng con).
4. Yêu cầu cần đạt về năng lực – phẩm chất:
Năng lực:
- Năng lực chung: Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
- Năng lực đặc thù: HS phát triển về năng lực ngôn ngữ thông qua việc học sinh nghe hiểu và trình bày được yêu cầu nhiệm vụ học tâp. HS phát triển về năng lực văn học thông qua bài tập đọc.
5. Phẩm chất:
- Giáo dục HS hình thành tính cảnh giác, cẩn thận để chống lại kẻ xấu.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Tranh minh họa từ khóa, chữ mẫu.
- HS: Bộ ĐDHT, SGK, vở, bảng con, phấn. Vở tập viết.
III. PHƯƠNG PHÁP
Vấn đáp, quan sát, thực hành luyện tập.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
Tiết 1 1.HĐ1. Khởi động. 5’ - Ổn định - GV kiểm tra 2 HS đọc bài Cua, cò và đàn cá (1) + GV nhận xét - Giới thiệu bài: ghi bảng in, it HĐ2. Chia sẻ và khám phá 15’ Hoạt động 1: làm quen in, it *Dạy vần in -GV đọc mẫu + GV chỉ từng chữ i và n. -Yêu cầu học sinh phân tích vần in -GV chỉ mô hình yêu cầu học sinh đánh vần , đọc trơn: Đánh vần: i -nờ - in/ in. -Giới thiệu từ khoá: GV chỉ tranh vẽ , hỏi: Tranh vẽ gì? Chúng ta có từ mới: đèn pin -Yêu cầu học sinh phân tích tiếng pin. - GV chỉ mô hình yêu cầu học sinh đánh vần, đọc trơn: pờ - in - pin / pin. - GV hướng dẫn uốn nắn học sinh khuyết tật đánh vần b) Dạy vần it -GV đọc mẫu + GV chỉ từng chữ i và t -Yêu cầu học sinh phân tích vần it -GV chỉ mô hình yêu cầu học sinh đánh vần , đọc trơn: Đánh vần: i – tờ - it/ it. - So sánh vần in và it -Giới thiệu từ khoá: GV chỉ tranh vẽ , hỏi: Tranh vẽ gì? -Chúng ta có từ mới: quả mít. Trong từ quả mít tiếng nào chứa vần it? -Yêu cầu học sinh phân tích tiếng mít. - GV chỉ mô hình yêu cầu học sinh đánh vần, đọc trơn: mờ - it – mít sắc mít / mít. - GV hướng dẫn uốn nắn học sinh khuyết tật đánh vần c) Củng cố: - Các em vừa học 2 vần mới là vần gì? - Các em vừa học 2 tiếng mới là gì? - Gv chốt lại. HĐ3. Luyện tập (15’) HĐ 3. Mở rộng vốn từ BT 2: Hái quả trên cây,...) -Gọi 1 HS đọc, cả lớp đọc từng từ: tin, nhìn, vịt,... -YC HS làm bài trong VBT: nối (bằng bút) từng quả táo với rổ vần tương ứng. -Gọi 1 HS nói kết quả -GV chỉ từng quả táo, cả lớp: Tiếng tin có vần in... Tiếng vịt có vần it,... Tiết 2 HĐ 4.. Tập đọc (BT 3)(20’) -Các em sẽ học tiếp phần 2 của truyện Cua, cò và đàn cá. Sau khi ăn hết đàn cá, cò tiếp tục lừa cua. Cua có bị mắc lừa không? Câu chuyện kết thúc thế nào? Các em hãy nghe câu chuyện. -GV đọc mẫu. Sau đó có thể mô tả, kết hợp giải nghĩa từ: Sau khi ăn hết đàn cá, cò tìm cua. Thái độ của cua nửa tin nửa ngờ (nửa tin cò, nửa nghi ngờ cò nói dối). Cò cắp (đưa) cua bay đến một gò đất nhỏ và mổ cua (định ăn thịt cua). Cua đã sẵn tinh thần cảnh giác. Nó giơ càng lên, kẹp cổ cò. Cò van xin cua tha cho. -YC HS Luyện đọc từ ngữ: nửa tin nửa ngờ, dỗ, mê tít, cắp cua, gò đất, giơ gươm, kẹp, van xin. -YC HS Luyện đọc câu -GV: Bài có 10 câu. / GV chỉ từng câu cho . -Đọc tiếp nối từng câu. -Thi đọc đoạn, bài. Chia bài làm 2 đoạn: 4 câu / 6 câu. *Tìm hiểu bài đọc -GV gắn lên bảng 4 tranh kể lại diễn biến của câu chuyện. Tranh 1, 2 đã được đánh số. Cần đánh số TT tranh 3,4. -YC HS làm bài vào VBT. -Gọi 1 HS lên bảng xếp lại TT tranh 3 và 4. / GV chốt lại đáp án: Tranh 3 (Cua kẹp chặt cổ cò). Tranh 4 (Cò đưa cua trở về hồ cũ). -1-2 HS nhìn tranh đã sắp xếp lại, nói lại nội dung câu chuyện: Tranh 1: Cò tìm cua, dỗ cua đi với nó. Tranh 2: Cò cắp cua bay đi. Tranh 3: Cò định ăn thịt cua. Cua kẹp cổ cò. Tranh 4: Cò phải trả cua về hồ cũ. GV: Bài đọc giúp em hiểu điều gì? -GV nhận xét, tuyên dương. GV: Câu chuyện khen ngợi cua có tinh thần cảnh giác nên đã cứu được mình, làm thất bại mưu gian của cò. Các em cũng phải biết cảnh giác, chống lại kẻ xấu HĐ 5. Tập viết (bảng con - BT 4)(10’) *GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu -Vần in: viết i trước, n sau. / vần it: viết i trước, t sau (t cao 3 li). -pin: viết p (cao 4 li) rồi đến vần in. -mít: viết m rồi đến vần it, dấu sắc đặt trên i. -HS viết: vần in, it (2 - 3 lần). Sau đó viết: (đèn) pin, (quả) mít. -GV cùng HS nhận xét HĐ6. Củng cố(3’) - Gọi hs đọc lại bài đã học. - Nhận xét tiết học, tuyên dương. HĐ7: Dặn dò(2’) - Dặn hs về nhà luyện viết và luyện đọc. | - Hát - 2 hs đọc bài. - Lắng nghe, phát âm theo gv - Hs nghe -HS phân tích: vần in bắt đầu bằng âm i kết thúc bằng âm n. -HS đánh vần, đọc trơn ( cá nhân, tổ, lớp) - tranh vẽ cái đèn pin -HS lắng nghe - Tiếng pin có âm p đứng trước, vần in đứng sau. -HS đánh vầm đọc trơn: pờ - in- pin / pin. ( cá nhân, tổ, lớp) - Hs nghe -HS phân tích: vần it bắt đầu bằng âm i kết thúc bằng âm t. -HS đánh vần, đọc trơn ( cá nhân, tổ, lớp). -Hs so sánh: Giống nhau vần in và it đều bắt đầu bằng âm i. Khác nhau in kết thúc bằng n, it kết thúc bằng t. - tranh vẽ cái quả mít -HS lắng nghe. - Tiếng mít chứa vần it. -Tiếng búp có âm m đứng trước, vần it đứng sau. - HS đánh vầm đọc trơn: mờ - it – mit sắc mít / mít.( cá nhân, tổ, lớp) -Vần in và vần it -2 tiếng mới học: đèn pin, quả mít -HS nhìn bảng đọc. -HS làm bài vào VBT. -Hs nêu kết quả(tin, nhìn, nín, in; (vịt, thịt) it. -HS nghe -HS nghe -HS luyện đọc từ ngữ -HS luyện đọc câu. -HS đọc nối tiếp. -HS thi đọc -HS làm vào VBT -HS lên bảng xếp thứ tự theo tranh. -Cua khôn ngoan, luôn cảnh giác nên đã tự cứu mình. / Cò gian xảo đã phải thua cua. / Phải khôn ngoan, cảnh giác mới không mắc lừa, tránh được nguy hiểm). -HS nghe, theo dõi. -HS lắng nghe -HS viết ở bảng con -HS quan sát viết bảng con. -Lắng nghe. -Lắng nghe. |
Còn nữa
Tham khảo thêm:
- Giáo án lớp 1 bộ sách Cánh Diều đầy đủ các môn
- Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều
- Giáo án môn Toán lớp 1 bộ sách Cánh Diều
- Giáo án môn Tự nhiên và xã hội lớp 1 bộ sách Cánh Diều
- Giáo án môn Đạo Đức lớp 1 bộ sách Cánh Diều
- Giáo án môn Âm nhạc lớp 1 sách Cánh Diều
- Giáo án môn Mĩ thuật lớp 1 sách Cánh Diều
- Giáo án môn Giáo Dục Thể Chất lớp 1 sách Cánh Diều
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 sách Cánh Diều
Ngoài Giáo án lớp 1 Tuần 13 sách Cánh Diều trên, các bạn có thể tham khảo các tài liệu khác của tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 để củng cố và nắm chắc kiến thức, đào sâu các dạng bài, giúp các em tự tin bước vào các kỳ thi quan trọng. Các em học sinh lớp 1 còn có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 1 hay đề thi học kì 2 lớp 1 mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Tin Học lớp 1, Tiếng Việt lớp 1, Tiếng Anh lớp 1, Toán lớp 1 hơn.