Giáo án lớp 1 Tuần 22 sách Chân trời sáng tạo

Giáo án lớp 1 - Tuần 22

Giáo án lớp 1 Tuần 22 sách Chân trời sáng tạo là tài liệu được biên soạn theo quy định dành cho các thầy cô tham khảo, lên kế hoạch giảng dạy cụ thể, chuẩn bị hiệu quả cho các Bài giảng lớp 1, với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng cùng cách trình bày khoa học.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết và dùng máy tính để tải về.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 1, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 1 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 1 hay Nhóm Sách Chân trời sáng tạo: Giáo án, tài liệu học tập và giảng dạy. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Hoạt động trải nghiệm - Chào cờ

DIỀN TẢ CẢM XÚC (8-10phút)

- Phối hợp với GV dạy Tiết đọc thư viện, anh chị phụ trách Sao chuẩn bị tập dượt trong tuần 21.

- Cho HS sắm vai về những hoạt cảnh lấy từ trong câu chuyện trong SGK hoặc những câu chuyện quen thuộc với HS để các em biết thể hiện các cảm xúc phù hợp.

********************************************

TOÁN

CÁC SỐ ĐẾN 100

CHỤC - SỐ TRÒN CHỤC

I. MỤC TIÊU:Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Nắm được các kiến thức về chục - số tròn chục trong phạm vi 100.

2. Kĩ năng: Đếm, lập số, đọc, viết các số tròn chục trong phạm vi 100.Vận dụng thứ tự các số tròn chục, dự đoán quy luật, viết dãy số.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.

4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học.

5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm,nhân ái.

6. Tích hợp: Tự nhiên và Xã hội, Toán học và cuộc sống, Mĩ thuật, Tiếng Việt.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; 10 thanh, mỗi thanh 10 khối lập phương.

2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán;bảng con; 10 khối lập phương;…

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM CỦA HS

1. Hoạt động khởi động (3-5 phút):

* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh hát.

- Học sinh hát bài “Mưởi ngón tay yêu”.

- Không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.

* Cách tiến hành:

2.1. Giới thiệu 1 chục:

2. Bài học và thực hành (23-25 phút):

* Mục tiêu:Giúp học sinh biết đếm, lập số, đọc, viết các số tròn chục trong phạm vi 100. Vận dụng thứ tự các số tròn chục, dự đoán quy luật, viết dãy số.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.

- Giáo viên giới thiệu lá súng (Tự nhiên và Xã hội).

- Học sinh quan sát tranh, đếm số lá súng: vừa đếm vừa làm dấu bằng các khối lập phương.

- Học sinh gắn 10 khối lập phương thành 1 cột.

* Giới thiệu 1 chục:

- Giáo viên nói: 10 còn gọi là 1 chục.

- Học sinh nói một chục và ngược lại.

- Giáo viên nói mười.

Ví dụ: mười cái lá - một chục cái lá; mười khối lập phương - một chục khối lập phương; một chục quả trứng - mười quả trứng.

* Đếm theo chục:

- Giáo viên gắn lần lượt các thanh chục lên bảng, gắn tới đâu học sinh đếm tới đó.

Một chục, hai chục, ba chục, …, mười chục - có mười chục khối lập phương Mười, hai mươi, ba mươi, …, một trăm - có một trăm khối lập phương.

- Nhóm 2 học sinh đếm 2 thanh chục (theo hai cách):

+ Một chục, hai chục - có hai chục khối lập phương.

+ Mười, hai mươi - có hai mươi khối lập phương.

- Học sinh biết đếm, lập số, đọc, viết các số tròn chục trong phạm vi 100. Vận dụng thứ tự các số tròn chục, dự đoán quy luật, viết dãy số.

Nghỉ giữa tiết

2.2. Giới thiệu số tròn chục:

- Giáo viên giới thiệu:10, 20, 30, …, 100 là các số tròn chục.

+ Cách đọc: Mười, hai mươi, ba mươi, …, một trăm.

+ Cách viết: Các số từ 10 đến 90 đều có hai chữ số và chữ số thứ hai là 0.Số 100 có ba chữ số.

- Học sinh đọc các số tròn chục trong sách học sinh (đọc xuôi, đọc ngược).

- Giáo viên hướng dẫn viết số 30.

- Học sinh viết vài số tròn chục theo yêu cầu của giáo viên.

3. Củng cố (3-5 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức trò chơi “Trò chơi kết đoàn”.

- Học sinh điểm danh cả lớp từ 1 tới 10, cứ 10 em vào 1 nhóm, các em còn lại vào 1 nhóm. Mỗi em cầm 1 thanh chục (khối lập phương).

- Mỗi lần chơi, giáo viên gọi 1 nhóm đứng thành hàng ngang trước lớp.

- Học sinh: kết mấy, kết mấy?

- Giáo viên: kết đoàn, kết đoàn!

- Học sinh di chuyển, kết thành mỗi nhóm 3 bạn. Nhóm nào đủ thì hô: ba mươi khối lập phương.

- Giáo viên nói một số tròn chục trong phạm vi 100.

Ví dụ: kết ba chục khối lập phương.

- Học sinh nào lẻ nhóm, phải trả lời một câu hỏi của giáo viên.

Ví dụ: Đọc dãy số tròn chục từ bé đến lớn.

Trong các số: 70, 20, 40 số nào bé nhất.

- Học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học.

1. Hoạt động ở nhà:

* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.

* Cách tiến hành:

- Học sinh về nhà chơi lại trò chơi “Trò chơi kết đoàn”với người thân trong gia đình.

- Học sinh thực hiện ở nhà.

*********************************************************

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐỀ 22: MƯA VÀ NẮNG

BÀI: MƯA (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Phẩm chất chủ yếu:

- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập.

- Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.

2. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phát triển năng lực Tiếng Việt qua hoạt động thực hành.

3. Năng lực đặc thù:

- Phát triển năng lực về văn học:

+ Từ tên chủ đề và những kinh nghiệm xã hội của bản thân, thảo luận, đánh giá về đặc điểm của các mùa trong năm, sự khác nhau về thời tiết và trang phục theo mùa.

+ Nhận biết sự khác nhau về trang phục cần mặc khi trời mưa và trời nắng, trao đổi với bạn về những hiểu biết của mình về mùa mưa.

- Phát triển năng lực về ngôn ngữ:

+ Đọc trơn bài thơ, bước đầu biết cách ngắt nhịp, ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu, chỗ xuống dòng khi đọc một bài thơ.

+ Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần cần luyện tập và đặt câu.

+ Nhận diện được nội dung chính của bài thơ, kết nối hình ảnh với ngôn ngữ biểu thị hình ảnh

II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên: SGK, SGV, một số tranh ảnh có trong SGK được phóng to, hình minh họa tiếng có vần oa, ach.

- Bảng phụ ghi cách ngắt nhịp, ngưng nghỉ khi đọc bài thơ.

Học sinh: SGK,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

VÀ HỌC SINH

SP CỦA HỌC SINH

TIẾT 1

1/ Hoạt động 1: Ổn định lớp (5 phút)

Mục tiêu: Tạo không khí phấn khởi để bắt đầu bài học.

2/ Hoạt động 2: Khởi động (5 phút)

Mục tiêu: Nhận biết sự khác nhau về trang phục cần mặc khi trời mưa và trời nắng, trao đổi với bạn về những hiểu biết của mình về mùa mưa.

3/ Hoạt động 3: Luyện đọc văn bản

(22 phút)

Mục tiêu:

- Đọc trơn bài thơ, bước đầu biết cách ngắt nhịp, ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu, chỗ xuống dòng khi đọc một bài thơ.

- Luyện tập khả năng nhận diện vần thông qua hoạt động tìm tiếng trong bài và từ ngữ ngoài bài chứa tiếng có vần cần luyện tập và đặt câu.

Cách thực hiện:

- Trò chơi “Trời nắng – trời mưa”

+ GV phổ biến luật chơi

+ Cách chơi:

GV hô: Trời nắng, trời nắng

HS hô: Đội mũ, che ô. HS đứng dậy đồng thời đưa hai tay lên cao, chụm vào nhau trên đầu như cái nón

- HS lắng nghe

GV hô: Mưa nhỏ, mưa nhỏ

HS hô: Tí tách, tí tách. Đồng thời HS đưa ngón tay này trỏ vào lòng bàn tay kia và đếm theo câu nói.

Tương tự như vậy, GV hô: mưa rào, mưa rào; sấm nổ, sấm nổ....

- Thông qua trò chơi, GV dẫn dắt, giới thiệu chủ đề của tuần “Mưa và nắng”.

Cách thực hiện:

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh tìm điểm khác nhau giữa hai bức tranh (mưa, nắng, trang phục)

- HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm đôi tìm hiểu điểm khác nhau giữa hai bức tranh.

- YC các nhóm trình bày

- 2,3 nhóm trình bày, các bạn còn lại nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, chốt.

- HS lắng nghe

- GV hỏi:

+ Em cảm thấy như thế nào khi trời nắng gắt/ trời mưa gió?

+ Khi ra khỏi nhà nếu gặp trời mưa em phải làm gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới

Cách thực hiện:

a) Cho HS đọc thầm:

- GV kiểm soát lớp

b) GV đọc mẫu 1 lần, ngắt hơi sau mỗi dòng thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ

- GV đọc mẫu, nêu giọng đọc: đọc nhẹ nhàng, vui tươi, chủ yếu theo nhịp 2/2 hoặc 1/3

- Cả lớp đọc thầm bài thơ

- Nhắc HS để ý chỗ ngắt, nghỉ hơi

- HS đọc nhẩm theo cô, để ý chỗ ngắt nghỉ hơi

c) Cho HS đọc tiếng, từ ngữ

- Cho HS luyện đọc theo nhóm 4, tự tìm ra từ khó đọc hoặc từ bạn mình đọc sai, ghi lại trên thẻ từ.

- HS luyện đọc theo nhóm, tìm từ khó đọc.

- GV quan sát các nhóm hoạt động, giúp đỡ, chỉnh sửa, rèn đọc cho HS.

- GV nêu từ các nhóm phát hiện.

+ Đối với các từ mà nhiều nhóm sai: GV chọn từ đưa lên bảng, rèn HS đọc.

- HS giải nghĩa từ với sự gợi ý, hướng dẫn của GV

+ Đối với các từ chỉ 1-2 nhóm sai: GV cho HS trong nhóm đọc lại.

+ Nếu từ nào HS không đọc được, có thể cho HS đánh vần và đọc trơn.

d) Luyện đọc câu

- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp từng câu.

- GV giới thiệu lưu ý cho HS cách ngắt, nghỉ hơi của bài thơ.

- GV kết hợp giải nghĩa từ:

+ tí tách: từ mô phỏng tiếng động nhỏ, gọn, liên tiếp, không đều nhau như tiếng nước rơi xuống từng giọt cách quãng

+ trắng xóa: Trắng đều khắp trên một diện rất rộng.

+ phập phồng: phồng lên, xệp xuống một cách liên tiếp.

NGHỈ GIỮA TIẾT (3 phút)

Cho HS hát kết hợp vận động

e) Tổ chức cho HS đọc cả bài

- GV hỏi: Bài này được chia làm mấy đoạn?

- GV nhận xét, chốt: Bài này được chia thành 4 đoạn, mỗi khổ thơ là 1 đoạn.

- GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.

- GV cho HS năng khiếu đọc toàn bài trước lớp.

f) Mở rộng vốn từ:

- Y/C HS đọc thầm lại bài thơ, dùng bút chì gạch chân tiếng trong bài có chứa vần oa, ach

- Gọi HS nêu tiếng chứa vần oa, ach

- Trò chơi “Ai nhanh hơn”

- GV nhận xét, tuyên dương

- Đặt câu chứa từ có vần oa/ ach:

+ Chia lớp thành 2 đội, thi đua nói câu chứa từ có vần oa/ ach. Đội nào nói được nhiều câu hơn sẽ chiến thắng

- 2 đội tham gia trò chơi.

+ GV nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia trò chơi theo sự hướng dẫn của GV

- HS tự liên hệ bản thân và trả lời

- HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài

- HS đọc trơn bài thơ

TIẾT 2

4/ Hoạt động 4: Tìm hiểu bài

(12 phút)

Mục tiêu: Nhận diện được nội dung chính của bài thơ, kết nối hình ảnh với ngôn ngữ biểu thị hình ảnh

5/ Hoạt động 5: Luyện nói sáng tạo (8 phút)

Mục tiêu:Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên

6/Hoạt động mở rộng: Trò chơi về mưa (8 phút)

Mục tiêu: luyện phản xạ nhanh cho HS

7/ Củng cố - Dặn dò: (4 phút)

Cách thực hiện:

- Gọi 1 HS đọc lại bài thơ

- 1 HS đọc, lớp lắng nghe

- GV hỏi: Bài thơ tả cảnh gì?

- Bài thơ tả cảnh trời mưa. HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, chốt.

- Y/C HS đọc câu 2

- Đọc lại bài thơ và tìm câu thơ có chứa hình ảnh được nhắc đến trong từng bức tranh.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm: gắn câu thơ phù hơp với tranh

+ Tổ chức cho các nhóm trình bày

+ GV nhận xét, chốt nội dung bài học, GDHS tình yêu thiên nhiên.

- Em hãy học thuộc lòng một khổ thơ mà em yêu thích nhất? (5 phút)

- Thi đọc thuộc lòng

- Tổ chức bầu chọn, tuyên dương bạn đọc thuộc nhất, hay nhất.

Cách tiến hành:

- Nêu Y/C của bài tập

- Tổ chức thảo luận theo nhóm đôi hoạt động nói theo yêu cầu.

+ GV gợi ý: Bạn biết điều gì về mưa? Mình biết/ thấy ....... Còn bạn thì sao?

+ GV theo dõi, giúp đỡ HS.

+ Gọi 1 số nhóm lên trình bày trước lớp

+ GV nhận xét, tuyên dương.

NGHỈ GIỮA TIẾT (3 phút)

Cho HS hát kết hợp vận động

Cách tiến hành:

- GV lựa chọn hoặc cho HS lựa chọn trò chơi về mưa và phổ biến luật chơi.

VD: Trò chơi “Mưa to, mưa nhỏ”

+ GV phổ biến luật chơi: HS đứng trong phòng. Khi nghe thấy cô gõ xắc xô to, dồn, dập, kèm theo lời nói: Mưa to. HS phải chạy nhanh lấy tay che đầu. Khi cô gõ xắc xô nhỏ, thong thả và nói: Mưa tạnh. HS chạy chậm, bỏ tay xuống. Khi cô dừng tiếng gõ thì tất cả đúng im tại chỗ. (cô gõ lúc nhanh, lúc chậm để HS phản ứng nhanh theo nhịp)

- Gv nhận xét

- Nhắc lại nội dung vừa được học (tên bài, tên tác giả, hình ảnh em thích, ....)

- HS đọc thuộc lòng ở nhà

- Chuẩn bị cho bài sau: “Mặt trời và hạt đậu”

- HS biết nêu nội dung chính của bài thơ và trả lời đúng câu hỏi

- HS hào hứng tham gia trò chơi

Còn tiếp

Giáo án sách Chân trời sáng tạo

Ngoài Giáo án lớp 1 Tuần 22 sách Chân trời sáng tạo trên, các bạn có thể tham khảo các tài liệu khác của tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 để củng cố và nắm chắc kiến thức, đào sâu các dạng bài, giúp các em tự tin bước vào các kỳ thi quan trọng. Các em học sinh lớp 1 còn có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 1 hay đề thi học kì 2 lớp 1 mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Tin Học lớp 1, Tiếng Việt lớp 1, Tiếng Anh lớp 1, Toán lớp 1 hơn.

Đánh giá bài viết
1 2.880
Sắp xếp theo

    Giáo án sách Chân trời sáng tạo

    Xem thêm