Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án mầm non 5 tuổi trọn bộ

VnDoc.com xin gửi đến quý thầy cô giáo bộ giáo án điện tử giáo án mầm non 5 tuổi trọn bộ các bài giảng hay nhất dành cho các giáo viên mầm non để sử dụng trong việc giảng dạy chương trình kiến thức mầm non dành cho trẻ ở độ tuổi từ 5 - 6 tuổi. Nội dung giáo án được xây dựng rất khoa học, kiến thức chuẩn xác, hỗ trợ các giáo viên có những tiết học hiệu quả và thuận lợi nhất.

CHỦ ĐỀ: Ở LỚP BÉ HỌC GÌ?

Đề tài: Bé học a, ă, â
Nhóm lớp: MG 5-6 tuổi

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Trẻ thuộc bài thơ: bé học với chữ a. Thuộc mặt chữ: a, ă, â. Biết sao chép chữ a, ă, â trong một số từ.

- Tích cực tham gia vào các hoạt động

- Sáng tạo trong hoạt động đọc thơ.

II. CHUẨN BỊ

- Bài giảng tương tác trên phần mềm Power Point.

- Các mảnh giấy có các từ có chứa chữ a, ă, â (in mờ) cho trẻ đố chữ, bút chì.

- Các thẻ hình có từ chứa chữ a, ă, â.

- Một số mô hình: chữ a (bìa), mặt trăng, mũ chữ â.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Thơ: Bé học a, ă, â

Trẻ và cô cùng đọc thơ và diễn tả nội dùng bài thơ bằng các hoạt động. Chọn chữ và ráp cùng mô hình:

Ví dụ:

Lần 1: Đọc bài thơ.

Lần 2: Khi đọc câu: Bé mới học chữ a các bé nào cầm trong tay chữ a, sẽ bước vào trong vòng tròn hoặc bước lên trên phía trước.

Trăng khuyết ở trên đầu.

A hóa thân thành ă.

Trẻ có dấu (ă) và chữ a đứng cạnh nhau để ráp thành chữ ă.

Tiếp tục các hoạt động mô phỏng cho đến hết bài.

Hoạt động 2: Chữ a, ă, â

Cô và trẻ cùng quan sát máy tính và trò chuyện về:

- Cấu tạo chữ a, ă, â.

- Các từ có chữ a, ă, â.

- Tìm các thẻ tranh có chữ a, ă, â.

Hoạt động 3: Bé tập viết chữ

Trẻ dùng bút chì để đồ lại các chữ a, ă, â có trong các từ giấy của trẻ.

Kết thúc

CHỦ ĐỀ: NGÔI TRƯỜNG CỦA BÉ

Đề tài: Lớp của bé và những người bạn.
Nhóm lớp: MG 5-6 tuổi

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Trẻ nhớ tên những người bạn trong lớp, nhớ tên các bạn trẻ chơi thân.

- Thuộc tên các cô và nhân viên phục vụ lớp Lá.

- Hình thành tình cảm yêu quý và giữ gìn lớp học luôn sạch sẽ, gọn gàng.

- Giáo dục trẻ biết chia sẻ cùng bạn và nhường nhịn bạn.

- Tìm hiểu và nhận ra một số đặc điểm, đặc trưng của những người bạn trong lớp, trong nhóm trẻ.

II. CHUẨN BỊ

- Một số tranh ảnh về lễ hội đến trường của bé.

- Giấy A4 cho trẻ vẽ, giấy màu, kim sa, màu sáp và một số nguyên liệu cho trẻ trang trí.

- Album cũ hoặc giấy bìa để làm sách.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Lớp của bé

Trò chuyện về lớp lá của bé:

Lớp lá của bé là lớp mấy?

Lớp của bé có bao nhiêu bạn?

Cô nào dạy nhóm nào?

Nhóm của con có bao nhiêu bạn?

Tổ của con là tổ mấy?

Đếm xem trong tổ có bao nhiêu bạn?

Trong lớp con thường chơi với bạn nào nhiều nhất?

Con có yêu quý lớp lá của mình không? Tại sao?

Trò chơi: Đoán xem bạn mình là ai?

Cô nói đặc điểm của một bạn trong lớp, nhưng không nói tên: Ví dụ: Đó là bạn nữ, tóc dài, mặc áo đầm màu hồng, bạn này hát rất hay. Cả lớp sẽ quan sát và tìm xem bạn đó là ai?

Sau khi các bé đoán được tên người bạn đó, thì bạn đó sẽ ra ngồi riêng một chỗ và tiếp tục đoán tên người kế tiếp. Cứ như vậy cho tới khi hết nhóm.

Hoạt động 2: Chia nhóm như thế nào?

Trò chơi: Gió thổi.

Luật chơi: Khi cô hô gió thổi và đưa ra yêu cầu, các trẻ sẽ nhanh chóng kết thành các nhóm theo số lượng người và tính chất nhóm theo yêu cầu của cô.

Bạn nào không tìm được nhóm sẽ đứng vào giữa vòng tròn.

Cách chơi:

Cô cho các bạn nắm tay thành vòng tròn, sau đó chơi

Cô hô: Gió thổi, gió thổi.

Trẻ: Thổi gì, thổi gì?

Cô nói yêu cầu: Chú ý, số bạn chỉ trong phạm vi 6

Ví dụ: Gió thổi 6 bạn về một nhóm.

Gió thổi 3 bạn nam, 3 bạn nữ về một nhóm.

Gió thổi 2 nam 4 nữ về một nhóm.

Cô có thể yêu cầu nhiều hình thức chia nhóm ở trẻ (chia theo số lượng, theo bạn nam, bạn nữ, theo quần áo. v.v…).

Sau mỗi lần hô gió thổi, cô cho trẻ cùng đếm lại số trẻ trong một nhóm.

Có thể hỏi trẻ:

Có bao nhiêu bạn nam? Bao nhiêu bạn nữ? Nhóm con có tất cả bao nhiêu bạn?

Trò chơi: Cho trẻ ngồi thành vòng tròn, những trẻ lúc nãy không kết được nhóm bị loại đứng giữa vòng giờ sẽ bị bịt mắt.

Cô cử một số bạn ra, mỗi người bị bịt mắt sẽ sờ và đoán xem bạn nào đứng trước mặt mình. (Trẻ bịt mắt có thể hỏi 1 - 3 câu hỏi, và người đối diện phải trả lời không được hỏi tên, chỉ hỏi tính cách: cao, thấp, ở tổ mấy v.v…).

Khi trẻ đã hỏi ba câu hỏi mà vẫn không đoán được thì sẽ thay trẻ khác vào vị trí đó để trẻ hỏi và đoán tiếp.

Hoạt động 3: Người bạn thân của bé

Cô trò chuyện với bé về người bạn mà bé thích chơi trong lớp, người bạn hoặc nhóm bạn mà trẻ thân và gần gũi, thường chơi chung.

Cho trẻ vẽ người bạn thân của trẻ.

Sau khi trẻ vẽ xong, cô giúp trẻ ghi tên người bạn thân bên dưới bức tranh.

Khi trẻ chơi góc thì sẽ đóng các tranh này thành một quyển sách hoặc album về lớp học của bé.

Kết thúc: Nhận xét giờ học.

CHỦ ĐỀ: NGÔI TRƯỜNG CỦA BÉ

Đề tài: Cô giáo của em
Nhóm lớp: MG 5-6 tuổi

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Củng cố và cung cấp cho trẻ thêm kiến thức về hình ảnh, công việc và tên gọi của các nhân viên trong trường. Hiểu biết công việc và vị trí của từng người.

- Phát triển thẩm mĩ thông qua hoạt động trang trí tranh và các nhân vật.

- Nhận biết được sự khác nhau giữa trang phục của các nhân viên phù hợp với vị trí công việc.

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc.

- Giáo dục trẻ lòng tự tin khi giao tiếp và biết kiên nhẫn lắng nghe.

II. CHUẨN BỊ

- Hình ảnh về các công việc của cô giáo, cô bảo mẫu, bác cấp dưỡng trong trường mầm non.

- Hình ảnh về tranh phục của từng người, từng công việc.

- Giấy A3 màu, keo dán, kéo, bút màu, trang phục được vẽ sẵn hoặc in sẵn cho trẻ tô màu, xé dán.

- Tranh truyện về một nhân vật nào đó trong trường.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Cô giáo của em

Trò chuyện:

Trong lớp có mấy cô giáo?

Tên của cô giáo con là gì?

Hàng ngày cô giáo làm những công việc gì?

Ngoài cô giáo dạy con hàng ngày, trong lớp mình con còn biết ai nữa?

Những người con biết làm những công việc gì?

Con có nhận xét gì về trang phục của cô giáo, cô bảo mẫu và các bác cấp dưỡng?

Tại sao trang phục lại khác nhau? (Dạy trẻ hiểu tùy theo tính chất công việc mà có những bộ trang phục khác nhau).

Cô gợi ý giúp trẻ trả lời và cung cấp thêm những điều mà trẻ chưa nói được.

Hoạt động 2: Chọn trang phục đúng

Cô chia lớp thành 3 - 4 nhóm, mỗi nhóm nhận một rổ: giấy màu, kéo, keo dán, bút màu và các hình ảnh trang phục được vẽ sẵn.

Một tờ giấy A3 trong đó có hình vẽ cô giáo, bác cấp dưỡng và cô bảo mẫu.

Mỗi nhóm thảo luận về các nhân vật để nhận ra nhân vật nào trong tranh là ai và chọn trang phục cho phù hợp. Cắt trang phục đó từ các tờ giấy và dán lên tranh mẫu. Sau đó trẻ có thể tô màu hoặc trang trí thêm cho các bộ trang phục đẹp hơn bằng các nguyên vật liệu trẻ có.

Gợi ý cho mỗi nhóm kể về bức tranh của mình:

Ví dụ: Trong tranh có những ai? Đang làm gì? v.v…

Hoạt động 3: Kể chuyện về trường lớp của bé

Sau khi các bé hoàn thành tác phẩm của nhóm mình. Cô kể cho bé nghe về một câu chuyện ở trường (Có thể là kể câu chuyện về cô giáo, về cô bảo mẫu, bác cấp dưỡng hoặc chính ngôi trường bé đang học).

Kết thúc

CHỦ ĐỀ: NGÔI TRƯỜNG CỦA BÉ

Đề tài: Chữ cái o, ô, ơ
Nhóm lớp: MG 5-6 tuổi

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Trẻ nhớ mặt chữ, tên gọi của chữ.

- Nhận biết chữ o, ô, ơ có trong từ.

- Phát triển ngôn ngữ: trẻ nhớ và lặp lại tên chữ. Đọc từ có chứa chữ (đọc theo cô).

- Củng cố kĩ năng quan sát tranh và kể lại nội dung bức tranh theo ý muốn của trẻ.

- Tự tin, tích cực tham gia các hoạt động.

- Rèn luyện trẻ ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng khi đồ chữ.

II. CHUẨN BỊ

- Thiết kế chuyện kể trên phần mềm Power Point

- Tranh có chữ cho trẻ nhận chữ trong từ.

- Giấy có chữ nét đứt cho trẻ đồ chữ.

- Trang trí chữ: o, ô, ơ thành các hình đẹp mắt để trang trí lớp.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Bé làm quen với chữ o, ô

Cho trẻ quan sát tranh trên máy tính và trò chuyện với trẻ về nội dung bức tranh. Khuyến khích mỗi trẻ nói lên suy nghĩ của trẻ về bức tranh mà trẻ được quan sát.

Hướng trẻ về nhân vật trọng tâm của bức tranh là cô giáo.

Đố trẻ: Cô giáo được viết chữ như thế nào?

Cho trẻ quan sát từ: Cô giáo.

Giới thiệu với trẻ về chữ o, ô có trong từ cô giáo.

Trẻ làm quen với chữ o, ô.

So sánh chữ o và chữ ô.

Mỗi trẻ đều được gọi tên chữ o và chữ ô.

Cô phát cho mỗi trẻ một bức tranh trong tranh có các từ có chứa chữ o, trẻ gạch dưới chữ o hoặc chữ ô và đọc tên chữ theo yêu cầu của cô.

Hoạt động 2. Bé đọc chữ ơ

Cho trẻ quan sát tranh trên máy tính và trò chuyện với trẻ về nội dung bức tranh. Khuyến khích mỗi trẻ đều nói lên suy nghĩ của trẻ về bức tranh mà trẻ được quan sát.

Đố trẻ: Từ vui chơi được viết như thế nào?

Cho trẻ quan sát từ: vui chơi.

Giới thiệu với trẻ về chữ ơ.

Trẻ quan sát chữ ơ, đọc tên chữ ơ.

So sánh chữ o và chữ ơ

So sánh ba chữ: o, ô, ơ

Nhận diện chữ o, ô, ơ trong từ.

Hoạt động 3. Trò chơi: Hãy đoán đúng tên tôi

Cho trẻ xem chữ trên máy tính. Khi trên máy tính hiện chữ nào, các nhóm sẽ thảo luận để tìm tranh có chữ đó. Đọc tên chữ.

Đồ các chữ nét đứt trong từ.

Kết luận: Nhận xét giờ học.

CHỦ ĐỀ: NGÔI TRƯỜNG CỦA BÉ

Đề tài: Trường mầm non của bé
Nhóm lớp: MG 5-6 tuổi

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Trẻ nghe, nhớ giai điệu lời bát hát.

- Có thể thể hiện lại bài hát và biết phối hợp cùng các bạn trong việc thể hiện lại bài hát.

- Biết lắng nghe và cảm nhận giai điệu bài hát thông qua các hoạt động vận động.

- Lắng nghe và phân biệt âm thanh của các nhạc cụ hoặc cảm nhận âm thanh để có vận động tương ứng.

- Giáo dục trẻ văn hóa trong biểu diễn và xem biểu diễn: Biết giới thiệu, biết vỗ tay v.v…

II. CHUẨN BỊ

- Băng casset, đĩa CD hoặc đàn các bài hát chuẩn bị dạy trẻ hát và cho trẻ nghe. Âm thanh của một số nhạc cụ.

- Một số dụng cụ âm nhạc.

- Băng nỉ có hình các dụng cụ âm nhạc (số lượng tranh tùy thuộc vào số lượng nhóm giáo viên dự định chia).

- Các thẻ hình dụng cụ âm nhạc, tương ứng với tranh có trên bảng.

- Một số đồ dùng hỗ trợ biểu diễn âm nhạc: Dải lụa, hoa, v.v…

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Hát: Hoa trường em

Cô hát một lần diễn cảm bài Hoa trường em.

Cô hát từng câu hoặc từng đoạn cho trẻ hát theo (1 đến 2 lần).

Cho cả lớp hát theo cô.

Chia từng nhóm nhỏ thể hiện lại bài hát (yêu cầu đúng nhạc và đúng lời).

Cho một số bạn thuộc và hát đúng lên biểu diễn bài hát, các bạn ở dưới làm giám khảo.

Hoạt động 2: Xem ai đoán giỏi

Trò chơi: Gió thổi: Thổi các bé về 3 - 4 nhóm.

Cô có một bảng nỉ, trên đó có dán các bức tranh về nhạc cụ bị che bởi các tờ giấy A4 có đánh số thứ tự của từng nhóm.

Ở xung quanh lớp có các rổ đựng thẻ hình các loại nhạc cụ.

Mỗi trẻ sẽ bốc thăm xem nhóm của mình là số mấy?

Cô cho trẻ nghe âm thanh tương ứng với số của mỗi nhóm.

Sau khi trẻ nghe xong, thảo luận xem đó là nhạc cụ gì và chạy về góc lớp lấy nhạc cụ đó về nhóm mình.

Sau khi các nhóm đã nghe và chọn nhạc cụ xong, cô cho trẻ nghe lại lần lượt âm thanh của từng loại nhạc cụ và mở giấy che nhạc cụ trên bảng để đối chiếu với kết quả lựa chọn của nhóm mình.

Hoạt động 3: Cùng múa vui ngày hội trường

Mỗi nhóm chọn cho mình một loại nhạc cụ của nhóm hoặc trang phục hay các đồ dùng hỗ trợ biểu diễn đặc trưng cho nhóm mình.

Các nhóm lắng nghe và vận động cùng cô theo giai điệu bài hát: Ngày đầu tiên đi học.

Cho từng nhóm với nhạc cụ và đồ dùng đã chọn lên biểu diễn diễn cảm theo giai điệu bài hát, các nhóm khác sẽ làm khán giả.

Gợi ý cho trẻ biết giới thiệu về nhóm của mình cũng như giới thiệu về tiết mục mình sẽ biểu diễn: Múa, hát, hoặc vận động v.v…

Gợi ý cho trẻ biết giới thiệu về nhóm của mình cũng như giới thiệu về tiết mục mình sẽ biểu diễn: Múa, hát, hoặc vận động v.v…

Kết thúc

II. NHÓM CHỦ ĐỀ BẢN THÂN

CHỦ ĐỀ: TÔI VÀ CHÚNG TA

Đề tài: Khuôn mặt đáng yêu
Nhóm lớp: MG 5-6 tuổi

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Rèn luyện khả năng nghe và phân biệt các giai điệu, độ to nhỏ của âm thanh.

- Thuộc giai điệu của bài hát.

- Biết lắng nghe, cảm nhận giai điệu bài hát và tham gia vào các hoạt động âm nhạc một cách hào hứng.

- Phát huy khả năng sáng tạo trong hoạt động. Biết thể hiện cảm xúc của mình qua các hoạt động biểu diễn.

- Biết phối hợp cùng bạn trong các hoạt động. Tự tin khi biểu diễn.

II. CHUẨN BỊ

- Đàn hoặc máy đĩa, nhạc bài hát: Khuôn mặt cười, Em đi trong tươi xanh.

- Cốc thủy tinh, cốc nhựa, cốc sứ, giấy.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Khuôn mặt cười

Cô chia trẻ làm ba nhóm, mỗi nhóm bốc thăm một hình, trẻ xem hình của mình và thảo luận xem hình của mình thể hiện trạng thái tình cảm nào?

Trong ba khuôn mặt, khuôn mặt nào đáng yêu nhất?

Trò chuyện về bài hát: Khuôn mặt cười.

Cô hát lần một cho trẻ nghe.

Cho trẻ hát từng câu hoặc từng đoạn.

Cho trẻ hát từng đoạn, sau đó hát theo cô.

Các nhóm thi đua biểu diễn bài hát vừa được học.

Hoạt động 2: Trò chơi: Ai thính tai

Cô để một số dụng cụ sau một tấm màn.

Trẻ ngồi theo ba nhóm ở trước màn. Mỗi nhóm có một rổ đựng các thẻ hình: Li thủy tinh, li sứ, li nhựa, tờ giấy v.v…

Cô lần lượt gõ vào từng vật dụng, trẻ lắng nghe và có 20 giây để đoán xem đó là âm thanh phát ra từ đồ vật gì?

Sau 20 giây, nhóm sẽ giơ thẻ hình của nhóm mình lên. Cô kiểm tra, nếu trẻ đoán sai, cô có thể cho trẻ nghe lại. Sau đó cô cho nhóm nói lên cảm nhận về âm thanh trẻ nghe, tại sao trẻ đoán đó là âm thanh của đồ vật đó?

Cô lấy đồ lên cho trẻ quan sát và cho trẻ nghe lại xem có đúng âm thanh đó không?

Hoạt động 3: Hát múa: Em đi trong tươi xanh

Trẻ lắng nghe và xem cô biểu diễn bài hát: Em đi trong tươi xanh.

Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát.

Cô mời từng nhóm trẻ tham gia biểu diễn.

Cả lớp cùng biểu diễn với cô.

Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời

Trò chơi vận động: Kết nhóm.

Chia nhóm thi: Bịt mắt vẽ tranh

Hoạt động 5: Hoạt động vui chơi trong lớp

Góc tạo hình: Vẽ, cắt dán những đôi dép theo mẫu của cô.

Tô màu các hình vuông, hình chữ nhật.

Góc âm nhạc: Hát múa bài: Năm ngón tay ngoan, Khuôn mặt cười, Em đi trong tươi xanh.

Góc xây dựng: Xây dựng khu vui chơi từ các khối vuông, khối cầu, khối tam giác.

Góc bán hàng: Phân vai: Gian hàng thời trang.

Góc học tập: Sao chép chữ o, đồ chữ o, điền chữ o vào chỗ trống trong từ.

Sử dụng các hình hình học để ghép thành những bức tranh.

Hoạt động 6: Hoạt động chiều

Kết thúc

CHỦ ĐỀ: TÔI VÀ CHÚNG TA

Đề tài: Bé tập đi theo hàng
Nhóm lớp: MG 5-6 tuổi

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Hiểu biết về lợi ích của việc luyện tập thể dục đối với sự phát triển của cơ thể và bảo vệ sức khỏe.

- Lắng nghe, chú ý và thực hiện các hành động một cách chính xác.

- Khả năng thực hiện các vận động một cách tự tin và khéo léo.

- Tập vận động các nhóm cơ hô hấp, thực hiện bài tập phát triển chung và vận động cơ bản.

- Biết nhường nhịn bạn, kiên nhẫn đợi tới lượt của mình.

- Tích cực tham gia các hoạt động và cùng phối hợp với bạn trong thực hiện hoạt động.

II. CHUẨN BỊ

- Băng keo điện: Dán hai đường hẹp dài 2m, mỗi bên được cách nhau 1,5m.

- Vòng, gậy để tập thể dục

- Các hình hình học bằng bìa.

- Các tranh tổ kiến có dạng hình học tương ứng để trẻ bỏ hình.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Bài tập phát triển chung

Khởi động:

Mỗi trẻ cầm một vòng, gậy đi theo tiếng vỗ tay của cô, hoặc tiếng nhạc: Đi chậm theo vòng tròn, đi nhón gót, đi bằng mũi chân, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm và dàn theo đội hình hàng ngang (Trẻ hàng dưới đứng so le so với trẻ hàng trên).

Bài tập phát triển chung

Động tác 1: Động tác tay

1 và 5: 2 tay cầm vòng, gậy giơ ngang trước mặt, chân bước ngang bằng vai.

2 và 6: 2 tay cầm vòng, gậy đưa sang ngang, bên trái vặn người một góc 45 độ.

3 và 7: Đưa tay về vị trí 1 (riêng nhịp sáu thì đưa sang bên phải).

4 và 8: Đưa tay xuôi theo thân mình, một tay cầm vòng. Hai chân khép lại.

Hai lần 8 nhịp.

Động tác 2: Động tác chân.

1 và 5: 2 tay cầm vòng, gậy: giơ ngang trước ngực, chân trái đá cao đụng vòng, gậy.

2 và 6: 2 tay cầm vòng, gậy: giơ ngang trước ngực, chân trái hạ xuống khép với chân phải.

3 và 7: 2 tay cầm vòng gậy: Ngang trước ngực, chân phải đá cao đụng vòng.

4 và 8: Chân trái đưa về khép với chân phải, tay cầm vòng, gậy hạ xuống.

Hai lần 8 nhịp.

Động tác 3: Động tác bụng.

1 và 5: 2 tay cầm vòng, gậy giơ cao qua đầu, thẳng với cơ thể. Chân bước rộng bằng vai.

2 và 6: 2 tay cầm vòng, gậy cúi gập người, vòng, gậy, đụng chân, tay thẳng, chân thẳng.

3 và 7: trở về vị trí ban đầu: Hai chân khép, tay xuôi theo thân mình, một tay cầm vòng, gậy.

Hai lần 8 nhịp.

Động tác bật: Cô dùng lắc tay cho trẻ bật tại chỗ theo hiệu lệnh từ chậm đến nhanh rồi trở về chậm.

Vươn thở: Hướng dẫn trẻ hít thở nhịp nhàng.

Hoạt động 2: Đàn kiến tha mồi

Trò chuyện về sự di chuyển của kiến: Kiến luôn đi theo đường thẳng. Các bé cũng hãy tập giống chú kiến đi theo hàng thẳng nhé!

Mỗi bé sẽ là một chú kiến, các chú kiến nối đuôi nhau đi theo hàng tha mồi về tổ của mình.

Cô chia lớp thành 4 - 5 nhóm.

Lấy một nhóm làm mẫu, các nhóm khác quan sát.

Cô cho nhóm mẫu xếp thành hàng dọc trước vạch ngang xuất phát. Mỗi bạn cách nhau bằng khoảng cách một cánh tay (tay bạn đứng sau chạm vai bạn đứng trước để so hàng).

Trẻ từ vạch xuất phát đi vào trong đường thẳng vẽ sẵn, bước chân đều và giữ khoảng cách giữa các bạn trong hàng. Khi đi đến chỗ rổ, mỗi chú kiến nhặt cho mình một hình hình học, sau đó tiếp tục đi về phía tổ của mình. Kiến sẽ bỏ mồi đúng vào ô đựng mồi theo phân loại hình hình học. Sau khi bỏ mồi xong, tất cả đi theo hàng thẳng về lại chỗ xuất phát.

Cho lần lượt tất cả các nhóm thực hiện. Cô và các bạn cùng quan sát và giúp các nhóm chỉnh lại để đi sao cho đều bước, thẳng hàng và xếp đúng mồi vào tổ.

Trò chơi: Kiến tha mồi.

Cô cho hai nhóm một đứng vào vạch xuất phát, khi cô hô hiệu lệnh, trẻ bước vào vạch xuất phát và bắt đầu đi đều hết đường thẳng, khi đến cuối đường thẳng có một rổ, mỗi chú kiến nhặt một bức tranh và quay qua đường bên cạnh đi ngược về vạch xuất phát. Sau khi cả hàng đã về qua vạch xuất phát, cả nhóm tập trung lại, xem tranh, thảo luận về ghép các bức tranh của mỗi bạn thành một bức tranh lớn.

Cô và các bạn cùng quan sát và nhận xét về bức tranh.

Hoạt động 3: Bạn của bé

Cô và trẻ cùng hít thở đi vòng quanh lớp, sau đó quay về vị trí các bức tranh trẻ vừa ráp để cùng trò chuyện về bức tranh người bạn của bé.

Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời

Dạo chơi thăm vườn trường của bé.

Trò chơi: Gió thổi

Trò chơi: Nặn tượng người

Hoạt động 5: Hoạt động vui chơi

- Góc học tập: trò chơi: Đi tìm kho báu, Ôn các số và hình dạng đã học.

- Góc âm nhạc: Hát múa về trường, lớp, về bạn bè.

- Góc xây dựng: Xây dựng vườn trường.

- Góc tạo hình: Vẽ tranh những người bạn của bé.

- Thư viện: Đọc truyện về sự lớn lên của cơ thể bé.

- Góc văn học: Xem diễn kịch, múa rối.

Kết thúc

CHỦ ĐỀ: TÔI VÀ CHÚNG TA

Đề tài: Giữ đôi mắt sáng
Nhóm lớp: MG 5-6 tuổi

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Nhận biết chức năng và tầm quan trọng của đôi mắt đối với cơ thể bé.

- Biết cách bảo vệ đôi mắt trước các mối nguy hiểm xung quanh: Ánh nắng chói, vật nhọn, va đập v.v…

- Biết cách giữ vệ sinh đôi mắt và phát hiện, phòng ngừa một số bệnh về mắt.

- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ.

- Phát triển khả năng tự tin thuyết trình trước lớp.

- Biết sử dụng các đồ dùng bảo vệ mắt.

II. CHUẨN BỊ

- Một số hình ảnh các tật về mắt.

- Một số hình ảnh đồ dùng bảo vệ mắt: Kính, mũ che nắng.

- Các hình vẽ các hành động đúng và hành động sai trong việc bảo vệ đôi mắt.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Đôi mắt nằm ở đâu?

Trò chơi: Vẽ thêm bộ phận còn thiếu

Cô có một tờ giấy lớn, trên tờ giấy có vẽ khuôn mặt của trẻ còn thiếu một số bộ phận: Tóc, tai, mắt, miệng (Hình nào cũng thiếu mắt và một bộ phận khác).

Cho một số trẻ lên vẽ thêm các hình còn thiếu. Trong khi các bạn vẽ, các bạn ở dưới đọc bài thơ: Đôi mắt để làm gì? Trong thời gian đọc một bài thơ, các bạn ở trên phải hoàn thành khuôn mặt mà trẻ vẽ thêm.

Trò chuyện: Các con vừa vẽ thêm bộ phận nào?

Trò chuyện về đôi mắt: Vị trí, chức năng, tầm quan trọng và cách giữ vệ sinh, bảo vệ đôi mắt.

Hoạt động 2: Ai đúng, ai sai

Trò chuyện và giới thiệu với trẻ về một số biện pháp nhằm bảo vệ đôi mắt trước: nắng, gió, ánh sáng.

Khi ra nắng phải làm gì?

Khi đi ngoài gió phải làm gì để bảo vệ mắt?

Khi thiếu ánh sáng có nên đọc sách và làm những công việc tỉ mỉ đòi hỏi phải có ánh sáng không? Nếu đọc sách thiếu ánh sáng có tốt cho mắt không?

Khi xem ti vi, phải ngồi cách xa bao nhiêu để bảo vệ đôi mắt?

Trò chơi: Ai đúng, ai sai

Chia trẻ làm hai nhóm, mỗi nhóm đứng trước vạch xuất phát.

Trẻ đầu tiên của mỗi hàng sẽ chọn một bức tranh, sau đó vượt qua chướng ngại vật, đi trên băng ghế thể dục, đi hết băng ghế, chạy tới bảng, trên bảng có chia hai phần cho hai đội, mỗi phần có một mặt cười và một mặt khóc. Hình chỉ hành động đúng để bên mặt cười, hình chỉ hành động sai để bên mặt khóc. Sau đó chạy về phía đứng cuối hàng và trẻ tiếp theo thực hiện cho đến hết.

Cô nhận xét và công bố kết quả mỗi đội.

Hoạt động 3: Ai có kính đẹp

Trẻ lấy tấm bìa mẫu, in hình các chiếc kính, mũ, nón trên giấy bìa để vẽ, cắt, dán tạo thành kính đeo mắt, mũ, nón, che nắng. Sau đó trang trí bằng các nguyên vật liệu cho đẹp mắt.

Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời: Thăm quan siêu thị nón, kính

Cô tổ chức khoảng 5 gian hàng, có trưng bày các mẫu nón, mũ, kính mắt v.v… được làm bằng nguyên liệu mở, cô phát giấy cho các bạn và quy định giá trị tiền trên giấy với giá trị của từng thứ. Trẻ trả tiền để mua đồ dùng mà trẻ thích.

Hoạt động 5: Hoạt động vui chơi trong lớp

Góc tạo hình: Làm tiếp thiết kế mũ, nón, kính mát mà trong giờ học làm chưa xong.

Tạo ra một số đồ dùng từ nguyên vật liệu mở.

Góc âm nhạc: Hát múa bài: Năm ngón tay ngoan, Khuôn mặt cười.

Góc xây dựng: Xây dựng khu vui chơi cho trẻ em.

Góc bán hàng: Phân vai: Gian hàng thời trang

Góc học tập: Sao chép chữ o, đồ chữ o, điền chữ o vào chỗ trống trong từ.

Hoạt động 6: Hoạt động chiều

Kết thúc

CHỦ ĐỀ: ƯỚC MƠ CỦA BÉ

Đề tài: Hạt gạo làng ta
Nhóm lớp: MG 5-6 tuổi

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Trẻ thuộc nội dung bài hát. Vận động nhịp nhàng và múa đúng theo giai điệu bài hát. Phối hợp với các bạn trong việc biểu diễn.

- Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động nghệ thuật, sáng tạo.

- Phát triển các vận động khéo léo và khả năng vận động theo định hướng không gian.

- Lắng nghe và vận động theo giai điệu, tiết tấu và độ nhanh, chậm của bài hát.

II. CHUẨN BỊ

- Nhạc, máy hát hoặc đàn bài: Hạt gạo làng ta.

- Tranh lớn, vẽ theo bố cục nội dung bài thơ: Hạt gạo làng ta.

- Các đồ dùng, nhạc cụ phục vụ biểu diễn.

- Quang gánh (nếu có), các bó lúa vẽ và tô màu bằng bìa (chuẩn bị sẵn trong hoạt động góc của ngày hôm trước).

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Hạt gạo làng ta

Trò chuyện với trẻ về bức tranh vẽ theo nội dung bài thơ được phổ nhạc: Hạt gạo làng ta.

Trò chuyện và giới thiệu về nội dung bài hát.

Cùng trẻ lắng nghe và thưởng thức giai điệu bài hát: Hạt gạo làng ta.

Cô hát từng đoạn và cho các bạn hát theo.

Từng nhóm nhỏ hát lại cùng cô bài hát.

Cả lớp hát lại với cô bài hát này.

Hoạt động 2: Xem ai múa giỏi

Trẻ cùng cô nghe và hát lại một lần bài hát: Hạt gạo làng ta.

Chia trẻ thành các nhóm, mỗi nhóm 4 - 5 trẻ.

Các trẻ cùng chọn các đồ trang trí và dụng cụ cho hoạt động múa.

Mỗi nhóm sẽ cùng bàn bạc xem nhóm mình sẽ biểu diễn bài hát như thế nào? Sử dụng các nhạc cụ và trang phục, đồ dùng nào?

Lần lượt từng nhóm biểu diễn (hát, múa, vận động theo nhạc) bài hát: Hạt gạo làng ta.

Hoạt động 3: Trò chơi: Gánh lúa về kho

Mỗi trẻ mang một gánh lúa (hoặc một bó lúa) và đứng trước vạch, khi nào có nhạc nhanh, trẻ đi theo từng ô một theo hướng mũi tên để về nhà kho, khi nào nhạc chậm trẻ phải đứng lại, chờ nhạc nhanh lại đi tiếp.

Khi về được tới kho, trẻ có thể quay lại để tiếp tục mang bó lúa khác. Trò chơi tiếp tục đến khi bài hát ngừng hẳn.

Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời: Trò chuyện về công việc của nhà nông.

Trò chơi: Gánh lúa

Hoạt động 5: Hoạt động vui chơi trong lớp

Góc tạo hình: Trang trí các đồ dùng sử dụng cho tiết học sau.

Góc âm nhạc: Hát múa bài: Hạt gạo làng ta.

Góc xây dựng: Xây dựng khu nông trại.

Góc bán hàng: Phân vai: Mùa thu hoạch.

Góc học tập: Tách, chia số lượng 6 thành nhiều nhóm theo các cách khác nhau.

Hoạt động 6: Hoạt động chiều

Kết thúc

III. NHÓM CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH

CHỦ ĐỀ: NGÀY CUỐI TUẦN CỦA GIA ĐÌNH TÔI

Đề tài: Bé giúp mẹ
Nhóm lớp: MG 5-6 tuổi

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Hình thành ở trẻ biết giúp đỡ mọi người xung quanh, đặc biệt là những người thân trong gia đình.

- Rèn luyện khả năng ghi nhớ nội dung câu chuyện, các lời thoại của nhân vật, hiểu được ý nghĩa của câu chuyện.

- Biết thể hiện tình cảm của mình qua giọng kể.

- Nhận biết hình dáng chữ a, tên chữ và nhận biết chữ a trong từ: nhà, bàn

- Giáo dục trẻ biết chia sẻ cùng bạn và nhường nhịn bạn.

- Ý thức biết yêu quý lao động, giữ gìn vệ sinh.

II. CHUẨN BỊ

- Truyện tranh: Thỏ dọn nhà.

- Giấy A4, có in hình nhà, bàn, các từ có chữ a cho trẻ nhận biết và sao chép lại chữ a.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Truyện: Thỏ dọn nhà

Kể chuyện: Thỏ dọn nhà.

Trò chuyện:

Cuối tuần, nhà bạn Thỏ làm gì?

Nhà Thỏ có mấy anh em?

Anh Thỏ Khoang phân chia công việc cho các em như thế nào?

Điều gì xảy ra khi anh Thỏ đang giúp ba mẹ dọng nhà?

Thỏ Trắng đã đưa ra ý kiến gì hay?

Anh em Thỏ đã thực hiện ý kiến của Thỏ Trắng như thế nào?

Hoạt động 2: Góc sân nhà bé

Cô chia bé thành các nhóm, mỗi nhóm 4 - 5 bạn.

Mỗi nhóm nhận một khu vực là khoảng sân nhà bé. Ở đó cô để dép, lá cây, cành cây (mô hình) và một số vật dụng.

Công việc của mỗi gia đình (nhóm) là thảo luận và phân chia công việc để dọn khoảng sân của mình sạch sẽ, trang trí đẹp mắt.

Hoạt động 3: Chữ a có ở đâu?

Sau khi các bé trang trí khoảng sân của nhà mình sạch sẽ, đẹp. Cô và các bé cùng đi tham quan từng nhà một.

Ở mỗi nhà cô sẽ tặng một phiếu nhận quà (trong đó có chữ viết tên món quà), yêu cầu cả nhóm sau khi nhận được phiếu sẽ về khoảng sân của nhà mình, cùng tìm các chữ cái trong rổ, ghép lại thành đúng chữ trong phiếu quà tặng.

Ví dụ: Bàn, nhà, hoa.

Mỗi trẻ đồ lại chữ a có trong tờ giấy của mình (trong tờ giấy cô có thể để: a, ă, â và yêu cầu trẻ đồ đúng chữ a).

Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời: Dạo chơi và nghe kể lại câu chuyện: Thỏ dọn nhà. Yêu cầu mỗi nhóm nhặt 6 chiếc lá và chia thành 3 nhóm bằng nhau.

Trò chơi: Gió thổi.

Hoạt động 5: Hoạt động vui chơi trong lớp

Góc tạo hình: Trang trí một số vật dụng trong gia đình để sử dụng cho tiết học sau.

Góc âm nhạc: Hát múa bài: Ba ngọn nến lung linh, Bố là tất cả.

Góc xây dựng: Xây dựng khu vườn nhà bé.

Góc bán hàng: Phân vai: Gian hàng thời trang

Góc học tập: Sao chép chữ a.

Hoạt động 6: Hoạt động chiều

Kết thúc

CHỦ ĐỀ: NGÀY CUỐI TUẦN CỦA GIA ĐÌNH TÔI

Đề tài: Kể chuyện Ba cô gái
Nhóm lớp: MG 5-6 tuổi

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện, kể lại câu chuyện. Biết tính cách của từng nhân vật.

- Phát triển kỹ năng nghe, kể chuyện, đóng kịch.

- Phát âm đúng một số từ khó, nói rõ ràng mạch lạc.

- Trẻ biết yêu thương, chăm sóc ba mẹ và những người thân trong gia đình.

II. CHUẨN BỊ

- Sân khấu rối, rối các nhân vật.

- Bài giảng soạn trên Power Point.

- Trang phục các nhân vật cho trẻ đóng kịch.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Gia đình của bé

Hát và vận động theo nhạc: Ba mẹ là quê hương.

Xem tranh gia đình và trò chuyện về các thành viên trong gia đình bé.

Giới thiệu câu chuyện: Ba cô gái.

Hoạt động 2: Truyện kể: Ba cô gái

Kể chuyện trên màn chiếu.

Trò chuyện với trẻ về một số chi tiết, nhân vật trong câu chuyện.

Hoạt động: Đến thăm nhà ba cô gái

Kể chuyện bằng mô hình và rối.

Trò chuyện với trẻ về nội dung, tính cách từng nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện (khuyến khích trẻ nói lên suy nghĩ của mình về tính cách từng nhân vật).

Hoạt động 3: Mình cùng kể chuyện

Chia trẻ thành các nhóm, mỗi nhóm đóng vai một nhân vật: Bà mẹ, sóc, chị cả, chị hai, cô út.

Cô là người dẫn chuyện để dẫn dắt các nhóm kể chuyện nối tiếp câu chuyện ba cô gái.

Trò chuyện về cảm nhận của trẻ về vai mà nhóm trẻ đóng trong câu chuyện.

Liên hệ với thực tế trò chuyện với trẻ về tình cảm gia đình.

Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời: Tổ chức siêu thị

Chia các nhóm đi siêu thị mua hàng cho gia đình vào cuối tuần.

Dạy trẻ cách sử dụng giá trị của tiền (giấy), tương ứng với giá trị hàng hóa.

Chuẩn bị bàn tiệc gia đình.

Hoạt động 5: Hoạt động vui chơi trong lớp

Góc tạo hình: Trang trí các vật dụng trong gia đình và chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho giờ học sau.

Tạo ra một số đồ dùng từ nguyên liệu mở.

Góc âm nhạc: Hát múa bài: Ba ngọn nến lung linh, Bố là tất cả

Góc xây dựng: Xây dựng khu vui chơi cho trẻ em.

Góc bán hàng: Phân vai: Siêu thị bán đồ dùng gia đình.

Góc học tập: Sao chép chữ a, đồ chữ a, điền chữ a vào chỗ trống trong từ.

Góc gia đình: Bày bàn tiệc cuối tuần.

Hoạt động 6: Hoạt động chiều

Kết thúc

CHỦ ĐỀ: ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH

Đề tài: Sắp xếp đồ dùng
Nhóm lớp: MG 5-6 tuổi

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Ôn lại nhận biết số lượng 6, chữ số 6.

- Hình thành kỹ năng chia nhóm trong phạm vi 6.

- Nhận biết một số đồ dùng trong gia đình.

- Tích cực tham gia vào các hoạt động.

II. CHUẨN BỊ

- Bài giảng tương tác trên phần mềm Power Point.

- Các thẻ được chia làm hai phần, phần bên trái dán số chấm tròn có số lượng nhỏ hơn 6, phần bên phải để trống để dán thêm số chấm tròn để cả hai bên có số lượng 6.

- Các loại thẻ hình đồ vật và giấy cắt sẵn làm tiền.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Nào mình cùng đếm

Hát và vận động theo nhạc bài hát: Bé tập đếm.

Cùng quan sát màn hình và đếm, ôn số lượng trong phạm vi 6.

Trò chuyện về một số đồ dùng trong gia đình và số lượng của đồ dùng.

Quan sát và thực hiện bài tập thêm số lượng cho bằng 6.

Hoạt động 2: Thêm bao nhiêu nữa?

Trẻ quan sát trên máy tính và thêm vào tờ giấy của mình số chấm tròn để có được số lượng 6.

Trò chuyện với trẻ về các cách thêm, bớt, tách gộp trong phạm vi 6.

Hoạt động 3: Tạo ngôi nhà chữ số

Chia trẻ thành các nhóm về các góc. Ở các góc trẻ có sẵn một số thẻ đồ dùng, việc của trẻ là xem đồ dùng trong nhà mình là mấy?

Sau khi xem, trẻ tính xem còn thiếu mấy đồ vật là đủ số 6. Trẻ lấy số tờ giấy tương ứng với đồ vật còn thiếu để đổi đồ với cô.

Một tờ giấy (tiền) đổi được một thẻ đồ vật.

Kết thúc

IV. NHÓM CHỦ ĐỀ VỀ THỰC VẬT

CHỦ ĐỀ: TÌM HIỂU THỰC VẬT

Đề tài: Em yêu cây xanh
Nhóm lớp: MG 5-6 tuổi

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động múa hát.

- Hát đúng lời, đúng giai điệu bài hát.

- Phát triển khả năng sáng tạo trong các hoạt động múa hát.

- Tách số lượng 7 thành 2 nhóm.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh về nội dung bài hát: Em yêu cây xanh.

- Băng keo nhựa vẽ vòng tròn.

- Nhạc bài hát Lí cây bông.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Em yêu cây xanh

Trẻ nghe cô hát: Em yêu cây xanh

Trò chuyện về nội dung bài hát: Em yêu cây xanh.

Cô hát từng đoạn cho trẻ hát theo.

Cô và trẻ cùng hát lại bài hát.

Cô mời từng nhóm lên hát (có thể hát theo cô nếu trẻ chưa thuộc) và biểu diễn theo ý trẻ. Các nhóm có thể thảo luận trước để biểu diễn bài hát sinh dộng hơn.

Hoạt động 2: Xem ai múa giỏi

Cô và trẻ cùng nghe và vận động theo nhạc bài hát: Lí cây bông.

Cô chia trẻ theo nhóm, mỗi nhóm chọn một loại nhạc cụ, sau đó lần lượt từng nhóm biểu diễn theo nhạc bài hát: Lí cây bông.

Khuyến khích mỗi nhóm biểu diễn theo một loại nhạc cụ và sáng tạo vận động riêng.

Hoạt động 3: Trò chơi: Vòng tròn to và vòng tròn nhỏ

Ở ba góc, cô vẽ ba cặp vòng tròn, vòng tròn nhỏ ở trong, vòng tròn to ở ngoài, vòng tròn nhỏ đường kính 1m, vòng tròn lớn đường kính 1,5cm.

Cô bật nhạc, trẻ vận động sáng tạo theo giai điệu nhạc, nhạc nhanh vận động nhanh, nhạc chậm vận động chậm. Khi hết nhạc, các bạn sẽ chạy nhanh về vòng tròn, vòng tròn nhỏ bên trong 3 người, vòng tròn lớn bên ngoài 4 người. Người nào chậm chân sẽ phải đứng ra ngoài.

Cô và trẻ đếm lại số người ở mỗi cặp vòng tròn.

Cho trẻ chơi lại 2 - 3 lần nếu trẻ còn hứng thú. Có thể đổi: Vòng tròn trong 4 người, vòng tròn ngoài 3 người sao cho tổng 2 vòng tròn vẫn là 7 người.

Kết thúc

CHỦ ĐỀ: TÌM HIỂU VỀ THỰC VẬT

Đề tài: Cây xanh trên trái đất
Nhóm lớp: MG 5-6 tuổi

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Trẻ nhận biết được một số loại cây xanh có các đặc tính riêng ở các vùng và biết tên của chúng: Cây xương rồng, cây lá kim v.v…

- Hiểu được lợi ích của cây xanh đối với môi trường.

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc không bẻ cây xanh.

- Biết phối hợp cùng bạn trong các hoạt động.

II. CHUẨN BỊ

- Truyện tranh hoặc rối: Câu chuyện của bé mầm.

- Thẻ hình một số loại cây đặc trưng cho các vùng xứ nóng, lạnh và nhiệt đới.

- Các tranh tô màu hình các loại cây, album tự tạo.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Câu chuyện của bé mầm

Cô kể cho trẻ nghe Câu chuyện của bé mầm.

Trò chuyện cùng trẻ:

Bố của bé mầm đưa bé mầm đi đến những đâu?

Gợi ý để trẻ kể lần lượt: Đầu tiên là đi thăm bạn nào? Sau đó tới các bạn nào?

Bé mầm thấy các bạn như thế nào?

Bé mầm đi thăm tất cả bao nhiêu nơi? Gặp bao nhiêu bạn?

Gợi ý để trẻ hệ thống lại thứ tự câu chuyện.

Khuyến khích trẻ phát biểu và nói lên đặc điểm của từng loài thực vật ở mỗi nơi.

Hoạt động 2: Cây gì? Ở đâu?

Cô cho trẻ xem lại tranh các loài cây trong câu chuyện trẻ vừa kể.

Trò chuyện với trẻ về đặc điểm của từng loại cây.

Chia trẻ thành 3 - 4 nhóm. Mỗi nhóm có phát một tờ giấy có biểu tượng của một loài cây mà trẻ vừa nghe trong câu chuyện.

Trẻ chọn đúng thẻ hình của nhóm mình trong rổ và gắn lên.

Sau hai phút trẻ hoàn thành, yêu càu các nhóm cử đại diện lên, hai bạn cầm tranh cho các nhóm khác quan sát, một bạn thuyết trình về loài cây của nhóm mình: đặc điểm, cây sống ở đâu v.v…

Hoạt động 3: Quyển sách khoa học

Trẻ về lại các nhóm. Mỗi nhóm tô màu loài cây của nhóm mình. Sau đó cắt theo hình tô màu và bỏ vào quyển album.

Kết thúc

CHỦ ĐỀ: BÉ VÀ HOA

Đề tài: Hoa xung quanh bé
Nhóm lớp: MG 5-6 tuổi

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Trẻ nhớ tên gọi các loại hoa, nhận biết đặc điểm bên ngoài: Màu sắc, hình dáng của từng loại bông hoa.

- Nhận biết đặc điểm các bộ phận của hoa: Cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhụy hoa.

- Phân loại hoa theo đặc điểm.

- Phát triển ngôn ngữ: Biết nêu cảm nhận của trẻ về cảnh đẹp mà trẻ quan sát được.

- Hình thành cho trẻ tình cảm yêu thiên nhiên, biết cảm nhận cái đẹp trong thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên: Không bứt hoa nơi công cộng. Chăn sóc cây hoa làm đẹp nhà, trường lớp.

- Yêu thích, tham gia vào các hoạt động nghệ thuật.

- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ.

II. CHUẨN BỊ

- Thẻ hình những bông hoa để trẻ chia nhóm.

- Thiết kế bài giảng trên phần mềm Power Point.

- Tranh, giấy cho trẻ tô màu, xé dán, vẽ.

- Rổ để kéo, kéo dán, giấy màu và các nguyên vật liệu trang trí.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Bé đi thăm vườn hoa

Cho trẻ quan sát các tranh vườn hoa trên máy tính. Sau mỗi bức tranh trẻ quan sát và kể về bức tranh mà trẻ vừa được xem.

Trẻ quan sát và nêu cảm nhận của trẻ về vẻ đẹp của bức tranh trẻ vừa được xem.

Gợi ý cho trẻ chia nhóm và thảo luận về nội dung bức tranh mà trẻ quan sát.

Hoạt động 2: Hoa cánh dài và hoa cánh tròn

Cho trẻ quan sát và nhận xét về hình dạng cánh hoa.

Đàm thoại với trẻ về tên gọi của hoa, màu sắc và đặc điểm cánh hoa.

Cho trẻ so sánh về đặc điểm hoa giữa các loại hoa mà trẻ vừa được quan sát.

Phân nhóm hoa theo đặc điểm cánh.

Hoạt động 3: Duyên dáng hoa

Trẻ giải câu đó về các loài hoa.

Trò chơi: Tìm hoa cho bình.

Trang trí hoa trên trang phục và trên các tấm bìa để tạo album hoa.

Kết thúc

CHỦ ĐỀ: CÂY TRÁI BỐN MÙA

Đề tài: Bé biết gì về cây dừa
Nhóm lớp: MG 5-6 tuổi

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Trẻ đọc thuộc bài thơ Cây dừa, biết sử dụng một số hình ảnh để thay thế một số từ quen thuộc.

- Hiểu được lợi ích của cây dừa và nhận biết một số sản phẩm từ dừa.

- Biết phối hợp cùng bạn trong các hoạt động.

- Phát triển khả năng quan sát.

II. CHUẨN BỊ

- Bài giảng soạn trên Power Point.

- Hình ảnh về các vật dụng, sản phẩm được chế tạo từ cây dừa.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Thơ: Cây dừa

Cô đọc một lần bài thơ cây dừa.

Đọc lại từng đoạn cho trẻ dọc theo.

Có thể đọc một lần, rồi cho từng nhóm đọc lại.

Nhắc lại nếu các nhóm chưa nhớ.

Đọc lại một lần bài thơ và cho trẻ đọc theo.

Chia nhóm trẻ khi đọc thơ cùng cô, vừa đọc biểu diễn vận động theo bài thơ.

Cô đọc theo hoặc nhắc trẻ những đoạn trẻ quên.

Thi đọc thơ nối tiếp.

Nhóm 1 đọc khổ 1, nhóm 2 đọc tiếp khổ 2, nhóm 3 đọc tiếp khổ 3, sau đó đổi lại lần lượt: Nhóm 2 đọc khổ 1, nhóm 3 đọc khổ 2, nhóm 1 đọc khổ 3 sau đó lại thay đổi lần thứ 3.

Hoạt động 2: Bé tìm hiểu về cây dừa

Cho bé xem tranh một số hình ảnh về cây dừa: cấu tạo bên ngoài.

Một số hình ảnh các sản phẩm được chế tạo từ dừa và tác dụng của chúng.

Trò chơi: Trạm Phân loại

Chia trẻ thành các nhóm, mỗi nhóm tìm trong lớp các hình ảnh về dừa.

Hoạt động 3: Đọc thơ: Ghép hình

Mỗi nhóm có một bài thơ được viết trên khổ giấy lớn có để trống một số chỗ, cô cho trẻ quan sát bài thơ cô đọc và ráp một số hình ảnh vào chỗ trống. Các nhóm quan sát và về nhóm thảo luận để chọn hình dán vào chỗ trống cho phù hợp.

Cô kiểm tra và sửa sai kết quả từng nhóm.

Kết thúc

CHỦ ĐỀ: HOA VÀ BÉ

Đề tài: Hoa hồng và hoa sen
Nhóm lớp: MG 5-6 tuổi

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Trẻ nhận biết được đặc điểm của hoa hồng, hoa sen, một số điểm giống nhau và khác nhau của hai loại hoa trên.

- Phát triển khả năng sáng tạo, khéo léo và hình thành tình cảm yêu quý, thể hiện cảm xúc trước cái đẹp trong thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.

- Rèn luyện khả năng khéo léo và biết sử dụng an toàn các vật dụng trong tạo hình: Kéo, kềm, kẽm.

- Biết phối hợp nhiều nguyên vật liệu khác nhau để tạo ra những bông hoa đẹp.

- Giáo dục trẻ biết chia sẻ cùng bạn và nhường nhịn bạn.

- Ý thức biết yêu quý lao động, giữ gìn vệ sinh.

II. CHUẨN BỊ

- Bài giảng trình chiếu trên phần mềm Power Point

- Giấy màu hồng, đỏ: Cắt hình các cánh hoa có quấn kẽm sẵn cho trẻ làm hoa sen và hoa hồng (những vật liệu này được cô và trẻ cùng làm trong các hoạt động góc từ trước), giấy màu để cắt lá.

- Băng keo màu, kéo, các vật liệu trang trí.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Hoa hồng và hoa sen

Trẻ cùng quan sát hoa hồng và hoa sen trên máy tính với cô.

Đàm thoại về đặc tính của hoa hồng và hoa sen.

Một số đặc điểm giống và khác nhau của hoa hồng và hoa sen.

Hoạt động 2: Xem ai khéo tay?

Chia trẻ về các nhóm, mỗi nhóm sẽ cùng phân chia công việc, tạo ra những bông hoa hồng và hoa sen, sau đó cắm hoặc bó thành bó đẹp mắt để trang trí lớp.

Hoạt động 3: Bài hát về hoa sen

Các nhóm trưng bày sản phẩm của mình.

Cô cùng trẻ nghe hát và vận động theo nhạc bài hát: Bông hồng tặng cô và Lí cây sen.

Kết thúc

CHỦ ĐỀ: TÌM HIỂU VỀ THỰC VẬT

Đề tài: Cây xanh trên Trái đất
Nhóm lớp: MG 5-6 tuổi

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Trẻ nhận biết được một số loại cây xanh có đặc tính riêng ở các vùng và biết tên của chúng: Cây xương rồng, cây lá kim, v.v…

- Hiểu được lợi ích của cây xanh đối với môi trường.

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc không bẻ cây xanh.

- Biết phối hợp cùng bạn trong các hoạt động.

II. CHUẨN BỊ

- Truyện tranh hoặc rối: Câu chuyện của bé mầm.

- Thẻ hình một số loại cây đặc trưng cho các vùng xứ nóng, lạnh và nhiệt đới.

- Các tranh tô màu hình các loại cây, album tự tạo.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Câu chuyện của bé mầm

Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện của bé mầm

Trò chuyện cùng trẻ:

Bố của bé mầm đưa bé mầm đi đến những đâu?

Gợi ý để trẻ kể lần lượt: Đầu tiên là đi thăm bạn nào? Sau đó tới các bạn nào?

Bé mầm thấy các bạn như thế nào?

Bé mầm đi thăm tất cả bao nhiêu nơi? Gặp bao nhiêu bạn?

Gợi ý để trẻ hệ thống lại thứ tự câu chuyện.

Khuyến khích trẻ phát biểu và nói lên đặc điểm của từng loài thực vật ở mỗi nơi.

Hoạt động 2: Cây gì? Ở đâu?

Cô cho trẻ xem lại tranh các loài cây trong câu chuyện trẻ vừa kể.

Trò chuyện với trẻ về đặc điểm của từng loại cây.

Chia trẻ thành 3 - 4 nhóm. Mỗi nhóm cô phát một tờ giấy lớn có biểu tượng của một loài cây mà trẻ vừa nghe trong câu chuyện.

Trẻ chọn đúng thẻ hình của nhóm mình trong rổ và gắn lên.

Sau hai phút trẻ hoàn thành, yêu cầu các nhóm cử đại diện lên, hai bạn cầm tranh cho các nhóm khác quan sát, một bạn thuyết trình về loài cây của nhóm mình: đặc điểm, cây sống ở đâu v.v….

Hoạt động 3: Quyển sách khoa học

Trẻ về lại các nhóm. Mỗi nhóm tô màu loài cây của nhóm mình. Sau đó cắt theo hình tô màu và bỏ vào quyển album.

Kết thúc

V. NHÓM CHỦ ĐỀ ĐỘNG VẬT

CHỦ ĐỀ: CON VẬT XUNG QUANH BÉ

Đề tài: Nòng nọc tìm mẹ
Nhóm lớp: MG 5-6 tuổi

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Trẻ nghe và hiểu nội dung câu chuyện.

- Trẻ có một số kiến thức cơ bản về dòng đời của ếch.

- Củng cố kỹ năng vận động: Bật xa.

- Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên.

II. CHUẨN BỊ

- Thẻ hình mẹ cho một số con vật gần gũi với trẻ (gà mẹ, gà con, vịt mẹ, vịt con, mèo mẹ, mèo con).

- Truyện tranh (rối) Nòng nọc tìm mẹ.

- Nhạc: Chú ếch con (không lời).

- Nhiều lá sen làm bằng bìa.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Về đúng nhà

Cô cho trẻ tự chọn thẻ con vật mà mình thích.

Xung quanh lớp cô để một số hình ngôi nhà có các con vật mẹ (không có ếch).

Trò chơi: Về đúng nhà

Cô mở nhạc dạo: Trẻ đi dạo vòng quanh lớp. Hết nhạc, trẻ phải nhanh chóng về đúng nhà mẹ của mình.

Sau khi các trẻ về đúng nhà, cô kiểm tra và trò chuyện với trẻ xem có con vật nào chưa có mẹ?

Dẫn vào câu chuyện: Nòng nọc tìm mẹ.

Hoạt động 2: Nòng nọc tìm mẹ

Cô kể chuyện nòng nọc tìm mẹ bằng truyện tranh hoặc rối.

Đàm thoại: Nòng nọc do ai sinh ra?

Đàm thoại về hành trình đi tìm mẹ của nòng nọc.

Giới thiệu về vòng đời của ếch và gợi ý để trẻ kể lại.

Hoạt động 3: Ai là nhà vô địch?

Trẻ đóng vai những chú ếch thi nhau nhảy xem ai về đích trước.

Trẻ nhảy tự do trên nền nhạc. Khi nghe trời tối phải nhanh chóng nhảy vào những lá sen.

Bạn nào không tìm thấy lá sen cho mình sẽ phải đứng ra ngoài và giả tiếng ếch kêu: ộp ộp.

Xem phim Vòng đời của ếch.

Kết thúc

CHỦ ĐỀ: CON TẮC KÈ

Đề tài: Ngôi nhà của tắc kè
Nhóm lớp: MG 5-6 tuổi

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Trẻ biết phối hợp các cơ tay cơ chân và thị giác để bò qua cổng thể dục.

- Tham gia tích cực các trò chơi và các bài tập.

- Biết phối hợp với nhau và nhường nhịn nhau trong khi chơi.

II. CHUẨN BỊ

- Xắc xô, phấn, nhạc tập thể dục.

- Cổng thể dục, ngôi nhà hoa, ngôi nhà lá, hoa, lá cho trẻ trang trí.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Khởi động: Cô cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp luyện các kiểu đi, chạy.

Hoạt động 2: Hoạt động phát triển chung

- Tay: Hai tay ra trước lên cao (4 lần x 8 nhịp).

- Chân: Chân đưa ra trước lên cao (2 lần x 8 nhịp).

- Bụng: Cúi gập người về phía trước hai tay chạm ngón chân (2 lần x 8 nhịp).

- Bật: Bật luân phiên chân trước chân sau (2 lần x 8 nhịp)

Hoạt động 3: Vận động cơ bản

Bò liên tiếp qua 3 cổng thể dục

- Cô làm mẫu:

+ Lần 1: Làm mẫu toàn phần không dùng lời.

+ Lần 2: Làm mẫu và cô giải thích rõ.

Tư thế chuẩn bị: Cô đứng chân trước chân sau, tay cầm túi cát cùng phía với chân sau và để ngang tầm vai. Khi có hiệu lệnh tay cầm túi cát mắt nhìn thẳng về phía có đích, đồng thời cô ném mạnh sao cho túi cát rơi trúng vào đích.

- Trẻ thực hiện: Cô mời một trẻ lên làm thử sau đó lần lượt trẻ thực hiện đến hết lớp. Cô chú ý sửa sai.

- Cô tổ chức cho hai đội thi đua (một lần). Nhận xét sau mỗi lần trẻ thi đua.

Trò chơi: Tắc kè về nhà

Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi: Nhóm bạn nam chọn lá, nhóm bạn nữ chọn hoa để trang trí cho mình, sau đó mỗi nhóm bò qua cổng thể dục để về nhà mình, thi xem nhóm nào về nhà nhanh hơn.

Hoạt động 4: Hồi tĩnh: Một nhóm hoa kết bạn với một nhóm lá khiêu vũ theo nhạc nhẹ.

CHỦ ĐỀ: CON CÔN TRÙNG

Đề tài: Bé biết con côn trùng nào?
Nhóm lớp: MG 5-6 tuổi

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Trẻ nhận biết đặc điểm và tên gọi một số con côn trùng.

- Trẻ nhận biết một số con côn trùng có lợi và một số con côn trùng gây hại.

- Kích thích khả năng sáng tạo qua các hoạt động tạo hình.

II. CHUẨN BỊ

- Bài giảng soạn trên phần mềm Power Point.

- Giấy ni lông, lá cây, cành cây khô v.v…

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Múa cùng bạn bướm vàng

Cô và trẻ cùng hát múa theo nhạc bài hát: Kìa con bướm vàng

Múa tập thể và múa theo nhóm.

Trò chuyện về bài hát mà trẻ vừa hát múa.

Hát nối tiếp:

Chia trẻ thành các nhóm và hát nối tiếp bài hát theo sự điều khiển của giáo viên.

Hoạt động 2: Bé tìm hiểu về côn trùng

Trẻ quan sát các con côn trùng, gọi tên và một số đặc điểm của các con côn trùng.

Nhận biết con côn trùng có hại và con côn trùng có lợi.

Trò chơi: Phân nhóm côn trùng.

Chia trẻ thành 3 - 4 nhóm, mỗi nhóm nhận một rổ có đựng thẻ các con côn trùng.

Khi cô bật một đoạn nhạc, trẻ bắt đầu lựa chọn con côn trùng có lợi và có hại. Sau khi nhạc tắt cô kiểm tra các nhóm.

Hoạt động 3: Những con côn trùng xinh xắn

Các nhóm trẻ về nhóm của mình, chọn các nguyên vật liệu: giấy ni lông, cây khô, lá khô v.v…. để tạo ra các con: bướm bướm, chuồn chuồn, ong, để trang trí quanh lớp học.

Kết thúc

CHỦ ĐỀ: CON VẬT QUANH BÉ

Đề tài: Chú voi con ở Bản Đôn
Nhóm lớp: MG 5-6 tuổi

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Trẻ lắng nghe và thuộc lời, hát đúng giai điệu bài hát.

- Vận động sáng tạo theo sự cảm nhận về giai điệu của bài hát.

- Hát đúng một số bài hát về con vật kết hợp vận động sáng tạo.

- Phát triển khả năng làm việc theo nhóm của trẻ.

II. CHUẨN BỊ

- Bài giảng soạn trên Power Point.

- Nhạc cụ và dụng cụ biểu diễn.

- Nhạc một số bài hát về các con vật.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Chú voi con ở Bản Đôn

Cho trẻ nghe Chú voi con ở Bản Đôn

Trẻ nghe từng đoạn và hát lại.

Chú ý trẻ hát đúng lời, đúng nhạc bài hát.

Hát và vận động theo nhạc toàn bài hát.

Hoạt động 2: Hoa thơm bướm lượn

Hát một lần bài hát Hoa thơm bướm lượn

Lần 2: Trẻ chọn các trang phục và nhạc cụ, đồ dùng để cùng múa với cô bài hát: Hoa thơm bướm lượn

Khuyến khích các nhóm biểu diễn sáng tạo theo giai điệu bài hát.

Hoạt động 3: Xem tranh đoán bài hát

Mỗi nhóm xem tranh và đoán tên bài hát có con vật trong tranh.

Nhóm nào có dự đoán đúng sẽ biểu diễn bài hát đó cho các bạn trong nhóm cùng xem.

Kết thúc: Nhận xét giờ học.

CHỦ ĐỀ: NHỮNG CON VẬT KỲ LẠ

Đề tài: Hãy bảo vệ tôi
Nhóm lớp: MG 5-6 tuổi

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Trẻ hiểu được tắc kè là một loài động vật quý hiếm cần phải bảo về chúng.

- Phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình.

- Biết phối hợp với các bạn và chia sẻ với nhóm bạn.

- Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường.

II. CHUẨN BỊ

- Bốn tờ giấy khổ lớn đã được vẽ nét chì trước với nội dung bảo vệ thiên nhiên và một số con vật quý hiếm.

- Nguyên vật liệu trang trí, giấy, bút.

- Thẻ hình các con vật quý hiếm.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Hãy bảo vệ tôi

Trẻ xem tranh về hình của các con tắc kè, các hình ảnh con tắc kè bị bắt.

Trò chuyện với trẻ về lợi ích của con tắc kè trong tự nhiên.

Trò chuyện về tại sao phải bảo vệ các con tắc kè?

Trẻ em sẽ bảo vệ các con tắc kè như thế nào?

Hoạt động 2: Những bức tranh của bé!

Chia trẻ thành bốn nhóm, mỗi nhóm được phát một bức tranh lớn (đã có nét vẽ chì trước) trẻ sử dụng các nguyên vật liệu trang trí: màu nước, màu sáp, lá cây, cành cây, vỏ cây khô, hoa, kim sa v.v… để trang trí bức tranh cho đẹp.

Sau khi trẻ hoàn thành, trò chuyện với trẻ về ý nghĩa bức tranh mà trẻ vừa tạo ra.

Hoạt động 3: Bảo vệ môi trường

Các nhóm trưng bày bức tranh lớn với các thông điệp về bảo vệ môi trường ở ngoài hành lang và cửa lớp, mỗi nhóm là một chủ đề khác nhau về bảo vệ thiên nhiên, môi trường nhằm truyền tải thông tin đến với mọi người.

Kết thúc

Hoạt động 4: Xem ai múa giỏi?

Cô và trẻ cùng nghe và vận động theo nhạc bài hát: Lí cây bông

Cô chia trẻ theo nhóm, mỗi nhóm chọn một loại nhạc cụ, sau đó lần lượt từng nhóm biểu diễn theo nhạc bài hát: Lí cây bông

Khuyến khích mỗi nhóm biểu diễn theo một loại nhạc cụ và sáng tạo vận động riêng.

Hoạt động 5: Trò chơi: Vòng tròn to và vòng tròn nhỏ

Ở ba góc, cô vẽ ba cặp vòng tròn, vòng tròn nhỏ ở trong, vòng tròn to ở ngoài, vòng tròn nhỏ đường kính 1m, vòng tròn lớn đường kính 1,5cm.

Cô bật nhạc, trẻ vận động sáng tạo theo giai điệu nhạc, nhạc nhanh vận động nhanh, nhạc chậm vận động chậm. Khi hết nhạc, các bạn sẽ chạy nhanh về vòng tròn, vòng tròn nhỏ bên trong ba người, vòng tròn lớn bên ngoài bốn người. Người nào chậm chân sẽ phải đứng ra ngoài.

Cô và trẻ đếm lại số người ở mỗi cặp vòng tròn.

Cho trẻ chơi lại 2 - 3 lần nếu trẻ còn hứng thú. Có thể nói: Vòng tròn trong bốn người, vòng tròn ngoài ba người sao cho tổng hai vòng tròn vẫn là bảy người.

Kết thúc

CHỦ ĐỀ: NHỮNG CON VẬT KỲ LẠ

Đề tài: Con tắc kè
Nhóm lớp: MG 5-6 tuổi

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Trẻ biết được con tắc kè (màu sắc, hình dáng, tiếng kêu).

- Biết được đặc điểm đặc biệt của con tắc kè (đổi màu, ẩn trốn giỏi).

- Rèn cho trẻ phản ứng nhanh, nhạy bén.

- Trẻ phát triển ngôn ngữ và khả năng viết, sao chép từ các hoạt động văn nghệ.

- Trẻ phát triển kỹ năng khéo léo, sáng tạo qua hoạt động hóa trang.

- Thể hiện được tình cảm, cảm xúc qua hoạt động múa và vận động theo nhạc.

II. CHUẨN BỊ

- Máy tính, hình ảnh con tắc kè, tiếng kêu.

- Nguyên vật liệu trang trí, giấy, bút.

- Hoa lá cho trẻ hóa trang, nhạc.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Trò chơi: Trốn tìm

Cô và trẻ chơi trò chơi trốn tìm

Nhận xét: Cô dễ dàng tìm ra trẻ vì lớp không có chỗ để trốn, nếu muốn trốn phải đi xa và phải kiếm vật gì để che chắn, ẩn nấp.

Hoạt động 2: Sự ẩn náu của các con vật, con tắc kè

Cho trẻ xem hình ảnh ẩn náu của một số con vật và của con tắc kè.

Nghe tiếng kêu.

Quan sát sự đổi màu của tắc kè.

Nhận xét và trò chuyện với trẻ về tắc kè.

Hoạt động 3: Làm theo hiệu lệnh

Cô vỗ tay một cái, trẻ kêu một tiếng: tắc kè.

Cô vỗ tay và trẻ kêu theo số lần vỗ tay.

Mỗi bạn cầm một bảng tên: Sao chép lại các từ, tìm về đúng vật bảng tên đã ghi.

Hoạt động 4: Tập làm tắc kè

Trò chơi hóa trang

Cô cho hai lựa chọn: Khu vườn hoa và khu rừng lá khô.

Chia nhóm tập làm tắc kè (Nếu muốn trốn vào khu vườn hoa thì phải biến đổi mình thành những bông hoa, nếu muốn trốn vào khu rừng lá khô thì biến đổi thành những chiếc lá).

Múa hát, khiêu vũ theo nhạc.

Kết thúc

CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT

Đề tài: Một số động vật sống trong rừng
Nhóm lớp: MG 5-6 tuổi

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Củng cố sự hiểu biết của trẻ về một số tên gọi, đặc điểm của một số con vật Hổ, Voi, Gấu trúc, Khỉ, Báo, Sư tử.

- Phân nhóm động vật trong rừng theo đặc điểm:

+ Thú hung dữ - hiền.

+ Thú ăn thịt, ăn cỏ, hoa quả.

+ Thú leo trèo - thú không leo trèo

- Phát triển ngôn ngữ, phán đoán, khả năng ghi nhớ có chủ định.

II. CHUẨN BỊ

- Trình chiếu Power Point gồm:

+ Nhạc

+ Một đoạn phim về động vật sống trong rừng.

+ Các hoạt động: Đoán hình, nhận biết vài bộ phận, phân nhóm, ráp hình.

- Nhạc cụ cho trẻ:

+ Một số hình ảnh về các con vật: Sư tử, Voi, Khỉ, Hổ, Gấu trúc, Báo, Hươu cao cổ, Gà, Vịt, Thỏ.

+ Thẻ từ, thẻ chữ cái, thẻ số (1 à 10).

+ Hình ảnh các con vật được cắt nhiều mảnh.

+ Nguyên vật liệu mở: Lá cây, hạt, giấy báo, sỏi.

- Kết hợp môn: Toán, Làm quen, Âm nhạc, Tạo hình.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Tôi là chú voi con

- Trẻ cùng tham gia bài hát: Chú voi con ở Bản Đôn.

- Trò chuyện:

+ Bài hát vừa rồi nói gì vậy các bạn?

+ Các động vật trong bài hát sống ở đâu?

+ Trong bài hát này cũng có nói về động vật trong rừng nữa, các bạn có biết gì về chú voi nào?

* Chú Voi có nét đặc trưng gì?

Chúng ta cùng xem đoạn phim để thấy con vật nào sống trong rừng nữa nhé!

Hoạt động 2: Hãy cùng xem những điều lí thú là gì?

- Chúng ta thấy con vật đầu tiên gọi là con gì?

- Đặc điểm màu lông con Hổ là gì? Mọi người gọi nó là con gì nữa?

- Con Voi dùng gì để hái lá?

- Con Báo thích làm gì như Khỉ nào?

- Con Khỉ có thói quen như thế nào mà mọi người không thích?

- Còn Gấu trúc thường ăn thịt, cá như các loại gấu khác hay chỉ thích ăn cây cỏ thôi?

Các bạn đừng nên chọc phá thú sẽ rất nguy hiểm và nên bảo vệ chúng vì chúng cũng là động vật giúp phần làm đẹp thiên nhiên, có nhiều con vật giúp ích cho con người như: Voi giúp người chuyên chở, Khi làm trò giúp mọi người vui…

Hoạt động 3: Thử xem tôi là ai thế?

- Trẻ sẽ đoán con vật qua một số đặc điểm (cô minh họa thêm câu đố) khi trẻ đoán xong, cô sẽ cho trẻ xem kết quả con vật được đoán đúng hay sai.

- Các bạn thử nghĩ xem những con thú rừng này cũng rất thông minh, chúng ta là loài người so sánh với các loài vật thì chúng ta thông minh đấy, các bạn có muốn thử không? Hãy cùng cô đoán các bộ phận sau đây là của con vật gì?

+ Đoán con Voi.

+ Đoán con Hổ.

+ Đoán con Khỉ.

+ Đoán con Sư tử.

+ Đoán con Gấu trúc

+ Đoán con Báo

à Cô đưa ra kết quả đúng trên trình chiếu.

Hoạt động 4: Bộ phận của tôi đâu?

- Trẻ biết một số bộ phận của con vật qua đặc trưng của chúng và nói đúng bộ phận của con vật.

- Đặt chữ cái vào thẻ từ còn thiếu trong thẻ từ.

à Bắt đầu từ trái qua phải và từ trên xuống dưới.

à Cô đưa ra kết quả đúng trên trình chiếu.

Hoạt động 5: Ai chọn tôi nhanh?

- Phân biệt động vật trong rừng theo đúng nhóm (trẻ xem hướng dẫn của cô rồi thực hiện dưới học cụ của bé).

+ Thú hung dữ - thú hiền.

+ Thú ăn thịt - Thú ăn cây cỏ, hoa quả.

+ Thú leo trèo - thú không leo trèo.

à Cô đưa ra kết quả đúng trên trình chiếu.

à Cô và trẻ xếp hình ảnh con vật yêu thích bằng vật liệu mở.

Hoạt động 6: Ai mà tài thế?

- Trẻ ráp các hình rời của từng con vật cho đúng.

- Tìm thẻ từ có tên đúng con vật đã ráp xong.

- Tìm chữ số tương ứng với hình rời.

Nhìn kìa các con vật hình ảnh của chúng ta bị rơi ra nhiều từng mảnh, chúng ta hãy góp sức giúp các con vật trở về hình ảnh nguyên vẹn. Cô muốn các bạn ráp các mảnh hình rời vào xem đó là con vật? Sau đó tìm thẻ từ đúng tên của chúng, cuối cùng tìm thẻ số tương ứng với các mảnh hình rời và đặt bên cạnh chúng.

+ Con Khỉ.

+ Con Hổ

+ Con Sư tử.

+ Con Gấu trúc

+ Con Báo

+ Con Voi

à Cô đưa ra kết quả đúng trên trình chiếu.

Kết thúc

CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT

Đề tài: Làm quen với chữ viết i, t, c
Nhóm lớp: MG 5-6 tuổi

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Phát triển thể chất: Có khả năng quan sát và tìm tòi qua tranh ảnh.

- Phát triển ngôn ngữ: Có khả năng nghe hiểu và diễn đạt chữ, phát âm chuẩn.

- Phát triển nhận thức: Nhận biết và phát âm đúng chữ i - t - c qua các trò chơi.

- Phát triển thẩm mĩ: yêu thích cảnh, tranh và từ về màu sắc

II. CHUẨN BỊ

- Chữ i, t, c in thường và viết thường (chữ to) của cô.

- Tranh con voi, sư tử, con cáo và từ: con voi, sư tử, con cáo.

- Bảng quay chữ, các thẻ chữ rời.

- Bài soạn trên Power Point.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Hát và trò chuyện

Cô và cháu hát bài: Ta đi vào rừng xanh

Sau cuộc trò chuyện về các con vật, cô cho trẻ kể tên các con vật.

Chúng ta vừa đi vào rừng xanh.

Thế các con có biết trong rừng xanh có những con vật gì không?

Cô cùng trẻ trò chuyện về những con vật sống trong rừng (Kết hợp trò chuyện và quan sát trên máy tính).

Hoạt động 2: Trẻ làm quen với chữ i, t, c thông qua các giác quan và ngôn ngữ

- Chữ i:

+ Câu đố:

Bốn chân trông tựa cột đình

Vòi dài tay lớn dáng hình oai phong.

Lúc ra trận khi xiếc rong.

Thồ hàng kéo gỗ đều không quản gì?

(Đố là con gì?)

+ Cháu xem tranh (trên máy tính) con voi và từ con voi.

+ Cháu tìm chữ đã học.

+ Giới thiệu chữ i ( đọc mẫu).

- Phân tích: Chữ i gồm 1 nét thẳng và 1 chấm phía trên.

+ Lớp đọc cá nhân chữ i

+ Cô giới thiệu i in thường, i in hoa và i viết thường.

- Chữ t

+ Cô giới thiệu tranh sư tử và từ sư tử. (Tranh trên máy tính).

+ Cháu tìm chữ giống nhau.

+ Giới thiệu chữ t (đọc mẫu)

- Phân tích: Chữ t gồm 1 nét sổ thẳng và 1 nét gạch ngang nằm gần phía trên ta được chữ t.

+ Lớp, cá nhân đọc (t)

+ Cô giới thiệu t in thường, T in hoa và t viết thường.

- Chữ c:

+ Cô giới thiệu tranh con cáo và từ con cáo (Tranh trên máy tính).

+ Cháu tìm chữ chưa học giống nhau.

+ Giới thiệu chữ c (đọc mẫu).

- Phân tích: Chữ c gồm 1 nét cong hở bên phải.

+ Lớp, cá nhân đọc chữ (c).

+ Cô giáo giới thiệu chữ c in thường, c viết thường, C in hoa.

* So sánh chữ i, t, c.

Hoạt động 3. Trò chơi

- Cháu tìm chữ i qua các thẻ rời.

- Tìm các con vật có mang tên chữ cái i, t, c.

Kết hợp giáo dục bảo vệ môi trường, bảo vệ con vật.

Kết thúc: Nhận xét giờ học.

VI. NHÓM CHỦ ĐỀ VỀ GIAO THÔNG

CHỦ ĐỀ: BÉ THAM GIA GIAO THÔNG

Đề tài: Bánh xe tròn tròn
Nhóm lớp: MG 5-6 tuổi

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Trẻ nhớ và kể diễn cảm nội dung câu chuyện.

- Hiểu tại sao bánh xe lại làm hình tròn,

- Rèn kĩ năng nặn hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật.

- Phát triển khả năng sáng tạo trong các hoạt động nghệ thuật.

II. CHUẨN BỊ

- Truyện tranh nhân vật rời: Bánh xe tròn tròn

- Đất nặn, khăn lau, các vật liệu trang trí.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1: Bánh xe tròn tròn

Hát và vận động: Em tập lái ô tô

Kể chuyện: Bánh xe tròn tròn

Đàm thoại về nội dung câu chuyện.

Gợi ý trẻ giải thích về hình dạng bánh xe.

Hoạt động 2: Mình cùng kể chuyện nhé!

Cô là người dẫn truyện, các bé chia nhóm đóng các nhân vật và cùng kể lại câu chuyện trên.

Cũng có thể cho từng nhóm kể chuyện, khi nhóm này kể thì nhóm khác làm khán giả.

Trò chuyện về đặc điểm một số loại xe và ích lợi.

Hoạt động 3: Tôi là kỹ sư cơ khí

Mỗi nhóm trẻ về nhóm và nhận vật liệu để nặn và trang trí các xe theo ý thích (Hướng dẫn trẻ sử dụng các loại hình hình học để nặn xe).

Sau thời gian nhất định, giáo viên sẽ đi kiểm tra sản phẩm.

Mỗi nhóm giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình.

Thiết kế các góc để trẻ trưng bày sản phẩm nhóm mình.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo án mầm non trong mục giáo án bài giảng nhé.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án

    Xem thêm