Giáo án mầm non đề tài: Làm quen nhóm chữ m, n
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
Giáo án mầm non đề tài: Làm quen nhóm chữ m, n được biên soạn bởi các cô giáo giàu kinh nghiệm nhằm hỗ trợ các cô trong quá trình lựa chọn đề tài cũng như biên soạn giáo án giảng dạy nhằm giúp các con nhận biết phát âm chữ m, n qua từ trong câu chuyện.
Giáo án mầm non đề tài: Bé tập vẽ đàn gà
HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN NHÓM CHỮ M, N.
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Phát triển nhận thức và ngôn ngữ:
- Hiểu được nội dung câu chuyện.
- Nhận biết phát âm chữ m, n qua từ trong câu chuyện...
- Nhận ra những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa hai chữ m, n qua nét chữ, cách phát âm.
- Ôn luyện kĩ năng đo chiều cao.
2. Phát triển thẩm mỹ:
Khuyến khích sáng tạo chữ m, n qua các hình thức làm truyện tranh, cắt dán chữ, vận động tạo dáng.....
3. Tình cảm xã hội:
Chăm sóc vật nuôi trong gia đình.
II. PHƯƠNG PHÁP - BIỆN PHÁP.
- Chủ đạo: Kể chuyện, đàm thoại.
- Kết hợp: Trò chơi, luyện tập theo nhóm.
- Hình thức: Nhóm.
III. CHUẨN BỊ.
1. Đối với Cô
- Tạo môi trường chữ phù hợp với chủ đề Động vật (viết bài thơ "mèo đi câu cá", viết câu đố, câu chuyện có nhóm chữ m, n).
- Bảng chữ m, n ở các dạng chữ in thường, viết thường, in hoa.
- Thẻ từ: Con mèo, con cá, cái ghế, cái bàn, cái thang.
- Bảng nỉ, đàn, cassette, đĩa nhạc.
- Câu chuyện, bài thơ được cô kể và đọc ở mọi lúc mọi nơi.
- Trẻ làm quen với nhóm chữ m, n qua các hình thức cắt dán, viết theo mẫu, đọc truyện tranh.
2. Đối với trẻ:
- Rổ thẻ chữ m, n, hình cái thang, ghế, tủ, bàn cho mỗi trẻ
- Bài tập cho mỗi nhóm trẻ.
- Nhóm 1: cát, vỏ sò
- Nhóm 2: sách báo, kéo, hồ dán
- Nhóm 3: bảng in hình đi kèm với từ để trẻ nối chữ cái với từ
IV. NỘI DUNG LỒNG GHÉP.
- Truyện: "Chú mèo thông minh", tranh minh hoạ.
- Làm quen với tốn: Luyên tập cách đo chiều cao của các vật.
- Âm nhạc: nhạc không lời
V. TIẾN HÀNH.
Hoạt động 1: Dẫn dắt
Cô kể câu truyện, sử dụng đồ dùng minh hoạ: Một hôm mèo đi học về, mèo rất đói bụng. Đến cổng nhà, mèo ngửi thấy mùi thức ăn thơm lừng ở trong nhà bay ra. Mèo chưa phát hiện được mùi thức ăn bay ra từ đâu thì thấy một chú chó đang ngó lên tủ. Hóa ra trên đó có đĩa cá rán, vàng, ngon ơi là ngon. Xung quanh đó chỉ có 1 cái thang, 1 cái ghế, 1 cái bàn.
Hoạt động 2: Khám phá.
- Cô đàm thoại: Theo con, trong hai con mèo và con cho,ù con nào sẽ lấy được đĩa cá rán? Tại sao con biết là con...?
- Cô cho trẻ tìm thẻ từ "Con mèo".
- Cô đặt câu hỏi: Trong từ "Con mèo "có chữ nào mà các con vừa được học? Chữ m phát âm như thế nào?
- Cô phát âm thật chuẩn lại để trẻ nghe, quan sát miệng cô (cô đọc to, nhỏ, thầm)
- Cô đàm thoại: Theo con bạn mèo sẽ làm cách nào để bắt được con cá?
- Tại sao nó không trèo lên ghế, bàn?
- Tại sao nó chọn cái thang?
- Làm sao con biết cái thang cao nhất?
- Có cách nào để biết chính xác cái thang cao bằng cái tủ? Con đo như thế nào?
- Chiều cao của cái bàn, (cái ghế) như thế nào so với cái thang? Con nhận thấy điều gì?
- Vậy trong 3 thứ: cái bàn, cái ghế, cái thang cái nào cao nhất?
- Các con hãy tìm từ cái thang.
- Tương tự trình tự cô cho trẻ tìm chữ n như chữ m phần trên Cô phát âm mẫu.
- Cho trẻ so sánh hai chữ m, n để tìm sự giống và khác nhau.
- Giới thiệu chữ viết thường, in của m,n
Hoạt động 3: Củng cố.
- Phát triển thính giác.
- Phát triển thị giác.
- Phát triển xúc giác. Cô phát thẻ chữ nổi
- Thông qua trò chơi "Chiếc túi kỳ diệu"
- Cô bật nhạc không lời để trẻ vận động sáng tạo
- Kết thúc câu chuyện: Theo con câu chuyện được kết thúc như thế nào? Bạn mèo sẽ cư xử như thế nào với bạn chó để ai cũng khen mèo là người bạn lịch sự, tốt bụng?
- Con đặt tên câu chuyện tên gì?
- Cô khuyến khích trẻ đóng kịch ở góc chơi, làm truyện tranh (sau khi kết thúc hoạt động chung).
- Hoạt động nhóm: (có thể tién hành ở HĐG)
- Nhóm 1: Viết theo mẫu chữ do cô viết trên cát, hoặc xếp vỏ sò trên cát theo mẫu.
- Nhóm 2: Cắt dán chữ m, n trong báo.
- Nhóm 3: Nối chữ cái m, n với từ có chứa chữ cái (có hình kèm theo).