Giáo án mầm non đề tài: Những chiếc lá đổi màu

Giáo án mầm non lớp chồi

Giáo án mầm non đề tài: Những chiếc lá đổi màu với nội dung chi tiết được sắp xếp và trình bày khoa học nhằm giúp trẻ nhanh chóng nhận biết hình dạng, màu sắc và các trạng thái của lá cây theo chu kỳ phát triển của cây.

Giáo án mầm non đề tài: Bé yêu cây xanh

Giáo án mầm non đề tài: Cây bàng

Đề tài: NHỮNG CHIẾC LÁ ĐỔI MÀU

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

  • Nhận biết hình dạng, màu sắc và các trạng thái của lá cây theo chu kỳ phát triển của cây.
  • Tạo hình cây xanh với tán lá rộng và nhiều lá trên cây, lá rụng dưới đất.
  • Củng cố kỹ năng vẽ, xé dán theo tưởng tượng và sáng tạo của trẻ.
  • Phát triển khiếu thẩm mỹ, tư duy quan sát, trí nhớ có chủ định, tưởng tượng, sáng tạo.
  • Giáo dục trẻ về khiếu thẩm mỹ trong nghệ thuật.

II. CHUẨN BỊ:

  • Cho trẻ làm quen với hình dạng, đặc điểm và trạng thái của lá cây: non, già, tươi, héo, khô...
  • Một số lá cây đủ loại...
  • Tranh mẫu gợi ý của cô, tập TH vui, giấy màu và bút màu cho trẻ.

III. HƯỚNG DẪN:

* Hoạt động 1:

  • Cho trẻ cùng hát bài "Lý cây xanh" ...
  • TC "Gió thổi":
    • Gió thổi! Gió thổi!... Những chiếc lá rung rinh trên cây... Đố các bạn ở trên cây lá có màu gì?
    • Gió thổi! Gió thổi!... Gió thổi mạnh quá!... Có những chiếc lá đang rơi xuống đất... Đố các bạn những chiếc lá nào rơi xuống đất?
    • Muốn biết rõ, chúng ta hãy cùng đến xem nha!
  • Cho mỗi trẻ nhặt một chiếc lá rụng dưới đất.
  • Cô gợi ý cho trẻ quan sát những chiếc lá mà trẻ cầm trên tay:
    • Chiếc lá của bạn có hình dạng thế nào? (lá dạng tròn, dài, răng cưa...)
    • Cứng hay mềm?... Dày hay mỏng?
    • Màu sắc của chiếc lá ra sao?
  • Khai thác kinh nghiệm của trẻ và cung cấp thêm kiến thức về các trạng thái của lá:
    • Những chiếc lá nào còn ở trên cây? Những chiếc lá non có gì khác? (lá non màu xanh nhạt, mềm hơn...)
    • Những chiếc lá nào rụng dưới đất? (già, vàng, bị sâu...)
    • Lá xanh có bị rụng không? (khi mưa bão lớn...)
    • Bạn nghĩ gì về những chiếc lá có màu nâu?
    • Những chiếc lá khô héo rụng này sẽ thế nào? (mục nát dưới đất làm phân bón cho cây...)

* Hoạt động 2:

  • Cho trẻ kết nhóm lá giống nhau, tự đặt tên cho nhóm của mình (nhóm lá tròn, nhóm lá dài, nhómlá răng cưa, nhóm lá vàng, nhóm lá khô, nhóm lá sâu ...)
  • Sau đó cho các nhóm để lá dưới đất và đếm số lượng lá của nhóm mình.
  • Cô hỏi số lượng lá của nhóm, nhóm trẻ ấy sẽ đáp lại bằng tên của nhóm mình. (VD: Nhóm nào có 2 lá? Nhóm lá răng cưa ... Nhóm nào có 5 lá, nhóm lá vàng...)

* Hoạt động 3:

  • Gợi ý cho trẻ tạo hình cây xanh và những chiếc lá.
  • Giới thiệu tranh mẫu cho trẻ quan sát.
    • Các bạn nhìn thấy những hình ảnh gì trong tranh?
    • Theo các bạn đây là cây gì?
    • Thân cây thế nào? Tán lá ra sao?
    • Những chiếc lá ở đâu? Lá nào ở trên cây? Lá nào ở dưới đất?
    • Theo các bạn, cây xanh này đang ở mùa nào nhỉ?
  • Hướng dẫn trẻ thực hiện với các NVL tạo hình: vẽ thân cây, xé dán lá,...
  • Cho trẻ thực hành trong tập TH vui

IV. KẾT THÚC

Đánh giá bài viết
1 3.376
Sắp xếp theo

    Giáo án lớp chồi

    Xem thêm