Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án mầm non đề tài: Xuân đến rồi, các bạn ơi

Giáo án mầm non chủ đề Tết đến rồi

Giáo án mầm non đề tài: Xuân đến rồi, các bạn ơi là tài liệu tham khảo hữu ích thuộc chủ đề Tết đến rồi dành cho các cô trong quá trình biên soạn giáo án chương trình mới cũng như giảng dạy thông qua các hát và trò chơi vận động.

Đề tài: Xuân đến rồi, các bạn ơi!

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Hiểu nội dung bài thơ và thể hiện được cảm xúc khi đọc thơ.

- Biểu lộ tâm trạng vui tươi, phấn khởi đón chào mùa xuân đến.

- Luyện kỹ năng vẽ cảnh, tạo bố cụ đơn giản, hài hòa, hợp lý.

- Phát triển tư duy ngôn ngữ, trí nhớ có chủ định, khả năng thẩm mỹ trong tạo hình.

- Giáo dục trẻ tình cảm yêu thiên nhiên tươi đẹp.

II. CHUẨN BỊ:

- Vài tranh vẽ hay ảnh chụp cảnh mùa xuân ( bầu trời nắng đẹp, cây cỏ xanh tươi, nhiều hoa nở trong vườn, chim hót trên cành cây … )

- Cho trẻ quan sát cảnh vật mùa xuân, quan sát tranh ảnh treo trong lớp …

- Cô đọc cho trẻ nghe qua bài thơ 1, 2 lần …

- Máy, băng nhạc các bài hát chủ đề xuân …

- Vật liệu tạo hình: giấy vẽ, bút màu, giấy thủ công, kéo, hồ dán …

III. TIẾN HÀNH:

* Hoạt động 1:

- Cô mở nhạc và hát cho trẻ nghe bài “Mùa xuân đến rồi”.

- Trò chuyện cùng trẻ:

  • Các bạn có thích mùa xuân đến không?
  • Mùa xuân đem đến cho chúng ta điều gì?
  • Các bạn cảm thấy thế nào khi mùa xuân đang đến?
  • Mùa xuân có gì đặc biệt hơn các mùa khác nhỉ?

- Cô giới thiệu bài thơ “Xuân” của Thu Hằng (thơ sưu tầm )

* Hoạt động 2:

- Cô đọc cho trẻ nghe, minh họa bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt …

- Bài thơ Xuân

Mưa xuân lất phất Cây bàng trước cửa

Như bầy trẻ con Múa xoè búp xanh

Nối nhau chạy đuổi Rặng tre cuối ngõ

Lon ta lon ton Vặn mình hát ru

Nụ hoa chúm chím Thoảng thơm rơm mới

Như ổ chim non Hương bay dặt dìu

Đợi nhau cùng nở Ríu ran trẻ nhỏ

Khi mùa đông qua Dắt mùa xuân sang

- Cô hỏi trẻ: Những dấu hiệu nào cho biết mùa xuân đến?

- Cô đọc cho trẻ nghe: trích đoạn và đàm thoại gợi mở:

  • Cô đọc 4 câu thơ đầu… Theo các bạn, cảnh vật mùa xuân thế nào?
  • Cô đọc 10 câu tiếp theo… Cảnh vật như vậy còn người thì sao nhỉ?
  • Cô đọc 2 câu thơ còn lại.

- Đàm thoại cùng trẻ:

  • Những dấu hiệu nào báo hiệu mùa xuân đến? (mưa xuân, nụ nở thành hoa … )
  • Vì sao gọi là “múa xoè búp xanh ”? (cây đâm chồi non … )
  • Bạn nghĩ gì về hình ảnh bụi tre “Vặn mình hát ru”? (gió xuân thổi nhẹ … )
  • Và “hương thơm dặt dìu” tỏa ra từ đâu vậy?

- Cô cho trẻ đọc thơ cùng cô vài lần, sau đó cho trẻ kết nhóm ( tùy ý ) và luyện đọc thơ theo nhóm …

* Hoạt động 3:

- Cô cho trẻ di chuyển theo đội hình vòng tròn …

- Gợi cho trẻ nhớ bài hát “Cùng múa hát mừng xuân”, cho trẻ cùng nắm tay hát múa với cô …

- Sau 2, 3 lần múa hát chung, cô cho từng cặp quay mặt đối nhau cùng múa hát theo cảm xúc của trẻ …

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án - Bài giảng

    Xem thêm