Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Âm nhạc lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tiết 18

Giáo án lớp 6 môn Âm nhạc sách KNTTVCS

Giáo án môn Âm nhạc lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tiết 18 là giáo án giảng dạy môn Âm nhạc lớp 6 bộ sách "Kết nối tri thức và cuộc sống", soạn theo mẫu giáo án 5512. Mời quý thầy cô tải về để soạn bài chuẩn bị cho chương trình sách mới.

Lưu ý : Đây chỉ là một phần của Tài liệu. Các thầy cô không thấy nút tải, vui lòng kéo xuống xuống dưới để tải về chi tiết trọn bộ tài liệu.

Nhằm chuẩn bị cho chương trình sách mới lớp 6, các thầy cô tham khảo các bài soạn chi tiết các nhóm sách mới đây. Các em học sinh theo dõi các tài liệu này chuẩn bị cho việc soạn bài, giải bài tập sách Kết nối tri thức lớp 6 cho năm học sắp tới.

Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Giáo án môn Âm nhạc 6 

Tiết 18 - ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS hệ thống lại được các nội dung đã học và các hình thức tổ chức hoạt động của chủ đề 3 và 4 (bám theo nội dung viết trong SGK tiết ôn tập cuối kì I (trang 36).

2. Năng lực:

- Hát: Biết trình diễn các bài hát bằng các hình thức đã học.

- Nghe nhạc: Nhận biết, hiểu nội dung và cảm nhận được tính chất của các bài đã nghe.

- Âm nhạc thường thức. Nhận biết được các hình thức hát bè và vận dụng vào bài

Thầy cô là tất cả.

- Đọc nhạc: Chuẩn xác các bài đọc nhạc kết hợp gõ theo phách, nhịp và đánh nhịp,

- Lý thuyết âm nhạc: Nhận biết được các thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc.

- Nhớ được các kí hiệu nốt nhạc bằng chữ cái Latin, nhớ được khái niệm và cách đánh nhịp 2/4.

- Nhạc cụ: Biết thực hành chơi nhạc cụ gai điệu recorder hoặc kèn phím qua các bài luyện tập, Bài đọc nhạc số 1.

3. Phẩm chất:

- Giáo dục học sinh tính chăm chỉ, ý thức trách nhiệm và nhân ái với bạn bè trong các hoạt động của bài học

- Giáo dục HS ý thức trách nhiệm, chăm chỉ thông qua nội dung và các hoạt động học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.

2. Học sinh: SGK Âm nhạc 6, nhạc cụ gõ. Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới

b. Nội dung: HS xem video

c. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV

d. Tổ chức thực hiện:

Giáo viên cho học sinh nghe hoặc xem 1-2 đoạn nhạc/ clip ngắn về hát bè (bè quãng 3, hợp xướng acapella,..). Sau đó dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Không có kiến thức mới

3. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập – vận dụng

a. Mục tiêu: HS hệ thống lại được các nội dung đã học và các hình thức tổ chức hoạt động của chủ đề 3 và 4 (bám theo nội dung viết trong SGK tiết ôn tập cuối kì I (trang 36).

b. Nội dung: HS nghe những lời hướng dẫn của giáo viên và vận dụng hát theo các hình thức mà GV yêu cầu.

c. Sản phẩm: HS trình bày tốt.

d. Tổ chức thực hiện: (Chủ động lên kế hoạch dạy học một trong hai hình thức).

1. Hình thức kiểm tra thực hành.

(Các nhóm, cá nhân được bốc thăm, đăng kí lựa chọn nội dung thể hiện tùy theo năng lực cá nhân).

- Mỗi nhóm có 4-6 HS cử đại diện bốc thăm 1 lá phiếu. Trong mỗi lá phiếu có tên một bài hát, một bài đọc nhạc và phần thực hành nhạc cụ giai điệu.

- Phiếu số 1:

+ Trình bày bài hát Con đường học trò bằng hình thức hát có lĩnh xướng, đối đáp, hòa giọng.

+ Trình bày Bài đọc nhạc số 2 kết hợp gõ đệm theo phách.

+ Nhạc cụ giai điệu (đã chọn).

- Phiếu số 2:

+ Trình bày bài hát Đời sống không già vì có chúng em bằng hình thức kết hợp vận động cụ thể.

+ Trình bày Bài đọc nhạc số 3 kết hợp đánh nhịp ¾.

+ Nhạc cụ giai điệu (đã chọn).

- Phiếu số 3:

+ Trình bày bài hát Thầy cô là tất cả bằng hình thức hát đối đáp, hòa giọng.

+ Trình bày Bài đọc nhạc số 3 kết hợp gõ đệm theo phách.

+ Nhạc cụ giai điệu (đã chọn).

- Phiếu số 4:

+ Trình bày bài hát Những ước mơ cả bằng hình thức kết hợp nhạc cụ tiết tấu.

+ Trình bày Bài đọc nhạc số 2 kết hợp đánh nhịp 4/4.

+ Nhạc cụ giai điệu (đã chọn).

- Phiếu số 5:

+ Trình bày bài hát Con đường học trò bằng hình thức kết hợp vận động cơ thể.

+ Trình bày Bài đọc nhạc số 1 kết hợp đánh nhịp 4/4.

+ Nhạc cụ giai điệu (đã chọn).

2. Hình thức kiểm tra viết. (dự kiến 30 phút)

GV xây dựng đề cầu trúc 2 phần: I. Phần 1- Trắc nghiệm, II. Phần 2: Tự luận (nội dung xoay quanh kiến thức của chủ đề 1, 2, 3, 4)

A. Trắc nghiệm

Chọn đáp án đúng các câu hỏi đưới đây:

Câu 1. Câu hát Bàn tay măng non bên người ... có trong bài hát nào?

A. Cơn đường học trò                                 C. Những ước mơ

B. Đời sống không già vì có chúng em       D. Thầy cô là tất cả

=> Đáp án D

Câu 2. Cao độ là gì?

A. Độ trầm bổng, cao thấp của âm thanh.   C. Độ mạnh, nhẹ của âm thanh

B. Độ ngân dài, ngắn của ảm thanh             D. Màu âm khác nhau của âm thanh.

=> Đáp án A

Câu 3. Âm sắc là gi?

A. Độ trầm bổng, cao thấp của âm thanh

B. Độ ngân dài., ngắn của âm thanh

C. Màu âm khác nhau của âm thanh

D. Độ mạnh, nhẹ của âm thanh

=> Đáp án: C.

Cân 4. Nhịp 4/4 cho biết điều gì?

A. Mỗi nhịp có 4 phách, mỗi phách bằng một nốt móc đơn Phách 1 là phách mạnh, phách 2 là nhẹ, phách 3 mạnh vừa, phách 4 nhẹ.

B. Mỗi nhịp có 4 phách, mỗi phách bằng một nốt móc kép.

C. Mỗi nhịp có 4 phách, mỗi phách bằng một nốt đen. Phách 1 lá phách mạnh, phách 2 mạnh vừa, phách 3 và 4 nhẹ

D. Mỗi nhịp có 4 phách, mỗi phách bằng mỏt nót đen Phách 1 là phách mạnh, phách 2 nhẹ, phách 3 mạnh vừa, phách 4 nhẹ.

=> Đáp án: D.

Câu 5: Sắp xếp lại kí hiệu của chữ cái Latin tương ứng với tên nốt nhạc:

Đô

Mi

Pha

Son

La

Si

G

A

F

H

C

E

D

Câu 6: Nghe giai điện 4 đoạn nhạc sau đây, điền tên bái hát và tác phẩm được nghe vào đáp án. (GV mở trích đoạn các bài hát tác phẩm theo thứ tự từng bài cho HS nghe).

A

C.

B.

D.

A. Giao hưởng số 9                    C. The Blue Danube

B. Nhớ ơn thầy cô                      D. Bài ca hy vọng

B. Tự luận

Câu 7: Hãy viết cảm nghĩ của em về bài hát “Tháng năm học trò” (bài viết trong khoảng 3 đến 5 câu)

Câu 8: Chia sẻ những hiểu biết cảu em về bản giao hưởng số 9 của L.V. Beethoven

*Tổng kết tiết học

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV yêu cầu các nội dung kiến thức cần ghi nhớ.

*Chuẩn bị bài mới:

- Các nhóm HS ôn luyện các nội dung đã học, trình bày vào tiết Vận dụng – Sáng tạo

- Luyện tập và chọn các cách để thể hiện bài đọc nhạc số 2 cùng cặp đôi/ nhóm

Kết thúc bài học

...................

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo Giáo án môn Toán 6, giáo án môn Văn 6, Giáo án môn Sinh lớp 6,....và các đề thi học kì 1 lớp 6 đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 6

    Xem thêm