Giáo án Mỹ thuật lớp 6 bài 17: Tranh dân gian Việt Nam
Giáo án môn Mỹ thuật lớp 6
Giáo án Mỹ thuật lớp 6 bài 17: Tranh dân gian Việt Nam được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Mỹ thuật 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Mỹ thuật lớp 6 bài 15: Vẽ theo mẫu - Mẫu có dạng hình trụ và hình cầu
Giáo án Mỹ thuật lớp 6 bài 16: Vẽ theo mẫu - Mẫu có dạng hình trụ và hình cầu
Giáo án Mỹ thuật lớp 6 bài 19: Giới thiệu một số tranh dân gian Việt Nam
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh nắm được nguần gốc, đặc điểm nghệ thuật trong sáng tác tranh dân gian (tiêu biểu là tranh Đông Hồ và Hàng Trống), cách thức làm tranh và chất liệu sử dụng.
2. Kĩ năng: Học sinh hiểu được giá trị nghệ thuật và tính sáng tạo thông qua nội dung và hình thức thể hiện của tranh dân gian Việt Nam. Biết cách thể hiện nét và màu của tranh dân gian.
3. Thái độ: Học sinh yêu thích và quý trọng các tác phẩm mĩ thuật Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài.
- Nghiên cứu tài liệu (sách giáo khoa, sách giáo viên).
2. Học sinh: Sách giáo khoa và vở viết.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra:
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
HĐ1. Tìm hiểu vài nét về tranh dân gian.(12 phút) - Gọi một học sinh đọc nội dung sách giáo khoa. Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận. + Em biết những dòng tranh nào thuộc dòng tranh dân gian? + Tranh dân gian thường được dùng trong những dịp nào? + Đề tài trong trong tranh dân gian thường phản ánh điều gì? - Mời đại diện 1 nhóm lên trình bày ý kiến, các nhóm cò lại có thể bổ sung thêm. - Giáo viên kết luận lại. HĐ2. Tìm hiểu về hai dòng tranh dân gian chính: (25 phút) a. Tìm hiểu về dòng tranh Đông Hồ: - Gọi một học sinh đọc nội dung sách giáo khoa, giới thiệu tranh. Phát phiếu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận. + Vì sao gọi là tranh Đông Hồ? + Tranh Đông Hồ được sản xuất như thế nào? + Tranh Đông Hồ chủ yếu phục vụ tầng lớp nào? - Mời đại diện 1 nhóm lên trình bày ý kiến, các nhóm còn lại có thể bổ sung thêm. - Giáo viên kết luận lại. b. Tìm hiểu về dòng tranh Hàng Trống: - Gọi một học sinh đọc nội dung sách giáo khoa. Phát phiếu câu hỏi, yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận. + Vì sao gọi là tranh Hàng Trống? + Tranh Hàng Trống được sản xuất như thế nào? + Tranh Hàng Trống chủ yếu phục vụ tầng lớp nào? - Mời đại diện 1 nhóm lên trình bày ý kiến, các nhóm cò lại có thể bổ sung thêm. - Giáo viên kết luận lại. HĐ3. Tìm hiểu đặc điểm của hai dòng tranh: (3 phút) - Gọi học sinh đọc phần nội dung sách giáo khoa. + Hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống có những giá trị nghệ thuật nào? - Học sinh trả lời, giáo viên kết luận lại. | I. Vài nét về tranh dân gian: - Là thể loại tranh nằm trong dòng tranh nghệ thuật cổ, được sản xuất ở một số địa phương như: Đông Hồ, Hàng Trống, .... Tranh thường dùng trong dịp tết còn được gọi là tranh tết, tranh phục vụ cho tín ngưỡng còn được gọi là tranh thờ. II. Hai dòng tranh Đông Hồ, Hàng Trống: 1. Tranh Đông Hồ. - Được sản xuất tại làng Đông Hồ -Thuận Thành - Bắc Ninh. Được các nghệ nhân khắc lên ván gỗ và in lên giấy gió quét màu điệp. Mỗi bức tranh được in trên nhiều bản khắc khác nhau. Nguyên liệu chủ yếu được lấy từ tự nhiên. VD: Màu đỏ lấy từ sỏi đỏ tán mịn, màu vàng lấy từ cây gỗ vang hay hoa hoè, ... . Tranh chủ yếu phục vụ cho tầng lớp nhân dân lao động. 2. Tranh Hàng Trống. - Dòng tranh này xưa kia được bày bán ở phố Hàng Trống (nay thuộc Hoàng Kiếm - Hà Nội) nghệ nhân chỉ sử dụng một bản khắc in nét đen còn lại màu tự tô bằng tay. Đường nét mảnh mai, tinh tế và chau chuốt. Tranh chủ yếu phục vụ cho các đối tượng ở tầng lớp trung lưu và thị dân. III. Giá trị nghệ thuật của tranh dân gian: - Hai dòng tranh rất chú trọng đến bố cục, đường nét và màu sắc. - Tranh có vẻ đẹp hài hoà, có tính khái quát cao, có cảm giác gần gũi với người xem. - Đông Hồ và Hàng Trống là hai dòng tranh tiêu biểu cho dòng tranh cổ Việt Nam. |