Giáo án Mỹ thuật lớp 6 bài 26: Sơ lược về mĩ thuật thế giới thời kì cổ đại
Giáo án môn Mỹ thuật lớp 6
Giáo án Mỹ thuật lớp 6 bài 26: Sơ lược về mĩ thuật thế giới thời kì cổ đại được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Mỹ thuật 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Mỹ thuật lớp 6 bài 24: Vẽ trang trí - Kẻ chữ in hoa nét đều
Giáo án Mỹ thuật lớp 6 bài 25: Vẽ trang trí - Kẻ chữ in hoa nét thanh, nét đậm
Giáo án Mỹ thuật lớp 6 bài 27: Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời kì cổ đại
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh hiểu sơ lược về mĩ thuật thế giái thời kì cổ đại. Biết một số địa danh có nền mĩ thuật cổ đại (Ai Cập, Hi Lạp, La Mã).
2. Kĩ năng: Học sinh nêu được vài nét khái quát về đặc điểm của nền mĩ thuật cổ đại.
3. Thái độ: Thích thú với việc tìm hiểu các nền mĩ thuật Ai Cập, Hi Lạp, La Mã thời kì cổ đại.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tài liệu tham khảo (Lịch sử mĩ thuật - Phạm Thị Chỉnh).
- Sưu tầm tranh ảnh bài viết liên quan đến bài.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
2. Học sinh: Sách giáo khoa và vở viết.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra: (05 phút)
Bài vẽ theo mẫu có hai đồ vật.
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
HĐ1. Tìm hiểu khái quát về mĩ thuật Ai Cập thời kì cổ đại: (12 phút) - Gọi một học sinh đọc nội dung sách giáo khoa. Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận. + Em biết gì về đất nước Ai Cập? + Kiến trúc Ai Cập có gì nổi bật? Cho ví dụ cụ thể? + Em biết gì về điêu khắc Ai Cập? + Em biết gì về hội hoạ Ai Cập? - Mời đại diện 1 nhóm lên trình bày ý kiến, các nhóm cò lại có thể bổ sung thêm. - Giáo viên tổng hợp các ý kiến và kết luận. HĐ2. Tìm hiểu khái quát về mĩ thuật Hi Lạp thời kì cổ đại: (12 phút) - Gọi một học sinh đọc nội dung sách giáo khoa. Phát phiếu câu hỏi, yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận. + Em biết gì về đất nước Hi Lạp thế kỉ XV trước Công Nguyên? + Đặc điểm kiến trúc Hi Lạp là gì? + Tượng và phù điêu Hi Lạp cổ đai phát triển như thế nào? Cho ví dụ? + Em biết gì về hội hoạ Hi Lạp? + Đồ gốm Hi Lạp có gì đặc sắc? - Mời đại diện 1 nhóm lên trình bày ý kiến, các nhóm cò lại có thể bổ sung thêm. - Giáo viên tổng hợp các ý kiến và kết luận. HĐ3. Tìm hiểu khái quát về mĩ thuật La Mã thời kì cổ đại: (11 phút) - Gọi một học sinh đọc nội dung sách giáo khoa. Phát phiếu câu hỏi, yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận. + Em biết gì về đất nước La Mã thờ kì cổ đại? + Đặc điểm kiến trúc La Mã là gì? + Đặc điểm điêu khắc La Mã là gì? Cho ví dụ? + Em biết gì về hội hoạ La Mã? - Mời đại diện 1 nhóm lên trình bày ý kiến, các nhóm cò lại có thể bổ sung thêm. - Giáo viên tổng hợp các ý kiến và kết luận. | I. Sơ lược về mĩ thuật Ai Cập thời kì cổ đại: - Ai Cập nằm bên lưu vực sông Nin, vùng Đông Bắc - Châu Phi đã sớm có nền văn hoá bền vững và huy hoàng. 1. Kiến trúc: - Tiêu biểu là những ngôi đền lộng lẫy, những Kim tự tháp đồ sộ (VD: Kim tự tháp của vua Kê-ốp cao 138m, đáy vuông, cạnh 225m, ...). 2. điêu khắc: - Nôi bật là những pho tượng khổng lồ tượng trưng cho quyền năng của thần linh (VD: Tượng Nhân sư cao 20m, dài 60m, ...). 3. Hội hoạ: - Tranh tường có mặt hầu hết ở các công trình kiến trúc lớn nhỏ của Ai Cập cổ đại. II. Sơ lược về mĩ thuật Hi Lạp thời kì cổ đại: - Từ thế kỉ XV trước Công Nguyên, Hi Lạp đã trở thành nơi hội tụ của nhiều cộng đồng dân tộc. Sự hội nhập này đã hình thành nền văn minh Hi Lạp cổ đại. 1. Kiến trúc: - Các công trình tuy không lớn nhưng đặc sắc và đẹp mắt. VD: Đền Pác-Tê-Nông được xây bằng đá cẩm thạch rất tráng lệ . 2. Điêu khắc: - Tượng và phù điêu Hi Lạp phát triển tới đỉnh cao của sự cân đối hài hoà với dáng sinh động không thần bí. VD: Người ném đĩa của Mi rông, ... 3. Hội hoạ: - Các tác phẩm còn lại rất hiếm, chỉ còn lại những bản sao chép trên đồ gốm. 4. Đồ gốm: - Gốm Hi Lạp độc đáo, hình dáng, nước men và hình vẽ hài hoà trang trọng. III. Sơ lược về mĩ thuật La Mã thời kì cổ đại: - Bị ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Hi Lạp. Tuy vậy La Mã vẫn có được giá trị sáng tạo nghệ thuật chưa từng thấy. 1. Kiến trúc: - Gồm những kiến trúc đô thị kiểu mái vòm và cầu dẫn nước vào thành phố dài hàng chục cây số. 2. Điêu khắc: - Khai sinh ra kiểu tượng đài kị sĩ. VD: Tượng hoàng đế Mác Ô-ren trên lưng ngựa. 3. Hội hoạ: - Nhiều tranh tường lớn rất sinh động được tìm thấy ở hai thành phố Pom-pê-i và Ec-quy-la-num bị tro núi lửa vùi lấp, mới được phát hiện cho thấy các hoạ sĩ La Mã cũng là những người khởi sướng lối vẽ hiện thực. |