Giáo án Mỹ thuật lớp 6 bài 2: Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại
Giáo án môn Mỹ thuật lớp 6
Giáo án Mỹ thuật lớp 6 bài 2: Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Mỹ thuật 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Mỹ thuật lớp 6 bài 3: Sơ lược về luật phối cảnh
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố thêm kiến thức về lịch sử Việt Nam, đặc biệt là lịch sử mĩ thuật Việt Nam thời kỳ cổ đại.
2. Kĩ năng: Học sinh hiểu được giá trị nghệ thuật của người Việt cổ thông qua các sản phẩm mĩ thuật.
3. Thái độ: Học sinh biết trân trọng và gìn giữ nền nghệ thuật đặc sắc mà cha ông ta đã tạo ra.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết liên quan đến bài.
2. Học sinh:
- Mỗi nhóm 1 bảng phụ.
- Vở viết và sách giáo khoa.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra: (5 phút)
Bài chép họa tiết trang trí dân tộc.
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
HĐ1. Tìm hiểu vài nét về bối cảnh lịch sử (5 phút): - Gọi học sinh đọc phần nội dung sách giáo khoa. + Em biết gì về thời kì đồ đá? thời kì đồ đồng? - Học sinh trả lời, giáo viên tổng hợp ý kiến và kết luận. HĐ2. Tìm hiểu đôi nét về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại (30 phút): a. Tìm hiểu về thời kì đồ đá: (15 phút) - Giáo viên giới thiệu hình vẽ mặt người trên vách hang Đồng Nội - Hoà Bình. Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu câu hỏi và yêu cầu các nhóm thảo luận. + Em biết những gì về hình vẽ mặt người trên vách hang Đồng Nội - Hoà Bình? + Qua hình vẽ em có thể phân biệt được giới tính, già trẻ không? + Em hãy kể tên các hiện vật thời kì đồ đá mà em biết? + Em hãy nhận xét hình viên đá cội có khắc hình mặt người được tìm thấy ở NaCa - Thái Nguyên? - Mời đại diện từng nhóm lên trình bày ý kiến, các cá nhân có thể bổ sung. - Giáo viên tổng hợp các ý kiến và kết luận. b. Tìm hiểu về thời kì đồ đồng: (15 phút) - Giáo viên giới thiệu tranh, phát phiếu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận. + Em biết những gì về thời kì đồ đồng? + Thời kì đồ đồng có gì đặc sắc? + Hoạ tiết thời kì đồ đồng thường là hình gì? + Em thử miêu tả cách sắp xếp các hình vẽ trên mặt trống đồng Đông Sơn? - Đại diện một nhóm trình bày ý kiến, các nhóm còn lại có thể bổ sung. - Giáo viên tổng hợp các ý kiến và kết luận. | I. Sơ lược về bối cảnh lịch sử: - Thời kì đồ Đá (Nguyên thuỷ) cách nay hàng vạn năm và có sự phát triển liên tục qua nhiều thế kỉ. - Thời kì đồ đồng cách nay khoảng 4000 đến 5000 năm, tiêu biểu là nền văn hoá Đông Sơn. II. Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại: 1. Thời kì đồ đá: - Hình vẽ mặt người trên vách hang đồng nội Hoà Bình. + Vị trí: Ngay cửa hang, được khắc vào vách đá, cao khoảng 1,5m đến 1,7m ngay tầm mắt người nhìn. Ngoài ra còn kể đến nhữnh viên đá cội khắc hình mặt người được tìm thấy ở NaCa- Thái Nguyên; chày, rìu đá được tìm thấy ở Phú Thọ, Hoà Bình, ... 2. Mĩ thuật Việt Nam thời kì đồ đồng: - Sự xuất hiện của kim loại đã cơ bản biến đổi Việt Nam từ hình thái nguyên thuỷ sang xã hội văn minh. VD: Mũi giáo, rìu, dao găm, ... được tạo dáng và trang trí đẹp. Đặc biệt là nghệ thuật trang trí trên trống đồng Đông Sơn được coi là đẹp nhất trong các trống đồng được tìm thấy ở Việt Nam. * Thời kì đồ đồng đã chứng tỏ nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam liên tục phát triển và đỉnh cao là nghệ thuật Đông Sơn. |
3. Củng cố (4 phút):
- Thời kì đồ đá Việt Nam đã để lại những dấu ấn đặc sắc gì?
- Kể tên các hiện vật thời kì đồ đá? thời kì đồ đồng mà em biết?
- Học sinh trả lời, giáo viên tóm tắt bổ sung thêm.
4. Hướng dẫn học ở nhà: (1 phút)
- Ôn lại bài học theo hướng dẫn sách giáo khoa.
- Sưu tầm tranh, ảnh về luật xa gần.